K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2016

Cây Ngũ Gia Bì hay còn được gọi với tên cây Ngũ Gia Bì Chân Chim, Sâm Non, Sâm Nam, là một loại cây quý, thường được trồng trang trí nội thất, đại sảnh, phòng khách,hành lang, sân vườn...

Cây Ngũ Gia Bì thuộc loài thân gỗ nhỏ, có nhiều cành nhánh, lá kép xòe  hình chân vịt. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm tán. Cây Ngũ Gia Bì có 2 loại phổ biến là: Ngũ Gia Bì xanh và Ngũ Gia Bì vàng

Cây ngũ gia bì

Cây cảnh ngũ gia bì

Cây Ngũ Gia Bì  là loại thường xanh quanh năm, có tác dụng chữa  nhiều bệnh, Ngũ Gia Bì mang ý nghĩa động viên tinh thần

Cây mọc hoang dại ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và dãy Nam Trường Sơn. Gần đây, ngũ gia bì chân chim rất được ưa thích, được xếp vào loại là cây cảnh đẹp, cao cấp, đắt tiền.

Cây Ngũ Gia Bì giúp không gian trở nên tươi tắn, tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho chủ nhân. Ngoài tác dụng làm cảnh, làm thuốc cây còn có tác dụng  giúp đuổi muỗi trong không gian sống.

Cây cảnh ngũ gia bì

Cây văn phòng ngũ gia bì

Kĩ thuật chăm sóc và trông cây Ngũ Gia Bì:

Cây ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng tốt, dễ trồng,dễ chăm sóc, chịu lạnh khá tốt, nhu cầu nước trung bình, nên tưới cây 2 lần 1 tuần

Phòng ngừa sâu bệnh

Rầy nâu:  Xuất hiện và phá hoại khi cây bắt đầu ra lá non, chúng tập trung vào đỉnh sinh trưởng của cây, làm cho lá non bị hư hại nghiêm trọng, mất thẩm mỹ, khiến cây sinh trưởng chậm lại. 

Biện pháp phòng rầy:

Trước khi cây Ngũ Gia Bì bắt đầu ra lá non, cần tiến hành vệ sinh khu vực trưng bày chậu cây thật kỹ càng,  sạch sẽ, nên để cây chỗ cao ráo và thoáng mát, làm vậy sẽ hạn chế sự xuất hiện của Rầy.  Cần thường xuyên theo dõi, phát hiện mầm bệnh,để tiêu diệt kịp thời, tránh để lây lan với diện rộn. Vào giai đoạn ra lá non không nên bón phân vô cơ cho cây.  Có thể kích thích sinh trưởng cho cây bằng Chitosan kết hợp phân bón lá đầu trâu

Trừ bệnh:

Khi cây xuất hiện Rầy cần tiến hành phun thuốc Diazan trừ rầy, theo nồng độ ghi trên bao với chu kỳ 3 ngày một lần. Nếu cây bị Rầy làm hư hạinhiều cần tiến hành cắt bỏ các lá bị hỏng mang đi thiêu hủy và xịt lại bằng  thuốc nêu trên.

18 tháng 12 2016

Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.

Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.

* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.

 



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/bai-1-2-trang-47-sgk-sinh-6-c65a17542.html#ixzz4TCVcOwYc

18 tháng 12 2016

Xin lỗi bạn nhưng bạn hiểu sai rồi.

14 tháng 8 2021

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.
VD: cây lúa, súp lơ, bắp cải

15 tháng 8 2021

Điểm khác nhau:cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất và loài khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.
Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống,… Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân,tỉa,tưới,…) cho cây trồng phát triển

Ví Dụ:lúa,súp lơ,bắp cải,hành lá,.....

TICK GIÚP MIK NHA CẢM ƠN Ạ^^

3 tháng 2 2021

85 % mình nghĩ là có 

3 tháng 2 2021

nếu muốn làm thí nghiệm này thì bạn dùng khăn ướt cho nhanh.

Có thể là cây tía tô bạn ạ

 

2 tháng 4 2016

tía tô

6 tháng 4 2017

- Sau một thời gian đoạn cành sẽ ra rễ và mầm non mới và phát triển thành một cây mới.

- Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- VD: Rau ngót, sắn, khoai lang, … cành giâm phải là cành không non, không già, có đủ mắt chồi.

16 tháng 5 2021

- Sau một thời gian đoạn cành sẽ ra rễ và mầm non mới và phát triển thành một cây mới.

- Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- VD: Rau ngót, sắn, khoai lang, … cành giâm phải là cành không non, không già, có đủ mắt chồi.

 

Chào bạn Nguyễn Dung nhé yeu

 Câu 1 :Có mấy nhóm quả chín nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?

- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia thành 2 nhóm là quả khô và quả thịt.

Quả khô

- Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.

- Phân loại: quả khô gồm 2 loại là quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ.

* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra giúp phát tán hạt.

+ Lưu ý: khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài ta không thu hoạch được.

+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải, …

* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra.

+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò, …

Quả thịt

- Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đầy thịt quả bên trong.

- Phân loại: quả thịt gồm 2 loại là quả mọng và quả hạch.

* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng.

+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, quả chanh, quả dưa hấu, quả đu đủ, …

* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt.

+ Ví dụ: quả đào, quả quả táo ta, quả mơ, quả mận, …

Câu 2 : tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?

Cây có hoa là một thể thống nhất vì:

+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.

+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.

→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây

Câu 3 : Tại sao xương rồng có thể sống ở Sa Mạc ? 

Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. -Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. -Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). -Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.

Câu 4 : nêu đặc điểm của tảo ? 

 - Tảo là nhóm thực vật bậc thấp,sống chủ yếu ở nước

- Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành thân lá rễ và cũng chưa có mô điển hình 

Câu 5 : so sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ ?

Giống nhau : Đều có rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng

Khác nhau :

+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng dương xỉ đã có rễ thật

+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển

Vậy cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng của rêu

Câu 6 : nêu vai trò của rêu 

- Hình thành chất mùn để làm than đá.- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.
8 tháng 3 2021

Cái này lên mạng có nha e

 

29 tháng 3 2021

Nguồn gốc của cây trồng

- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Từ thời xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do thời tiết khắc nghiệt hơn, con người đông hơn nên lượng thức ăn trong tự nhiên giảm dần. Con người ngày càng cần nhiều thức ăn hơn, cần chủ động hơn để tránh bị đói nên người ta phải giữ lại giống của những cây để gieo trồng cho mùa sau, do đó nên có cây trồng.

Ngày nay lại có nhiều loại cây trồng vì:

- Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo được ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn nhiều tổ tiên hoang dại của chúng -> xuất hiện nhiều loại cây trồng

 

29 tháng 3 2021

tham khảo

từ thời xa xưa, con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu sống, người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng.Cây trồng bắt nguồn từ cây dại. Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo được ra nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn nhiều tổ tiên hoang dại của chúng.​

9 tháng 1 2022

c1:

Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở. Trung bình cứ một cây xanh có thể cung cấp đủ lượng oxy cho 04 người. Đồng thời chúng cũng hấp thụ C02, amoniac, S02, Nox, bụi bẩn,... từ đó làm giảm các khí độc hại bị thải ra môi trường, giúp không khí trở nên trong lành hơn

 

c2:

Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì: 

- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn, lở đất.
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người

 

23 tháng 2 2021

Các cây sống ở hoang mạc đều có thân mọng nước để trữ nước, lá biến thành gai để hạn chế mất nước, rễ ăn nông và lan rộng để lấy được nhiều nước mưa và nước sương, thân thường xẻ rãnh dọc từ đỉnh thân tới gốc để tạo thành dòng chảy hướng nước mưa xuống gốc.dưới nhiệt độ nắng nóng , giữ cho cây có thể sinh trưởng và tôn tại trong môi trường khắc nghiệt .