K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2018

a) Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số lệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.

20 tháng 2 2018

Đây là toán mà.

1. Thực hiện phép tínha. 7/15 – 3/2 : -5/4 + -1/5b. 2. √(25/64) + (-2018)0 – |-1/4|c. Một hình vuông có cạnh bằng a (cm). Nếu tăng cạnh của hình vuông đó lên gấp 3 lần thì diện tích của hình vuông đó tăng lên bao nhiêu lần?2. Tìm x và sau đó làm tròn kết quả của x đến số thập phân thứ hai. Biết:a. -3/5 x + 7/3 = 2/15       b. |x + 4/15| – 1/3 = 2 + √(16/25)3. Số học sinh giỏi, khá của khối 7 ở học kì...
Đọc tiếp

1. 

Thực hiện phép tính

a. 7/15 – 3/2 : -5/4 + -1/5

b. 2. √(25/64) + (-2018)0 – |-1/4|

c. Một hình vuông có cạnh bằng a (cm). Nếu tăng cạnh của hình vuông đó lên gấp 3 lần thì diện tích của hình vuông đó tăng lên bao nhiêu lần?

2. 

Tìm x và sau đó làm tròn kết quả của x đến số thập phân thứ hai. Biết:

a. -3/5 x + 7/3 = 2/15       b. |x + 4/15| – 1/3 = 2 + √(16/25)

3. 

Số học sinh giỏi, khá của khối 7 ở học kì 1 có tỉ lệ là 2 : 3. Tính số học sinh giỏi, khá đó. Biết tổng số học sinh giỏi và học sinh khá là 250 em.

4. 

Bạn An mang một số tiền đến nhà sách để mua tập và bút. Số tiền bạn An mang theo vừa đủ để mua 3 cuốn tập hoặc 6 cây bút đỏ hoặc 10 cây bút xanh. Biết rằng giá của một cây bút đỏ cao hơn so với giá một cây bút xanh là 2000 đồng. Hỏi giá của mỗi cuốn tập, mỗi cây bút đỏ, mỗi cây bút xanh là bao nhiêu tiền?

5. 

Cho ∆ABC vuông tại A (AB < AC). Vẽ tia BD là phân giác của góc ABC (D ∈ AC). Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BA = BE.

a. Chứng minh: ∆BAD = ∆BED

b. Từ A kẻ AH ⊥ BC tại H. Chứng minh: AH // DE

c. Trên tia đối của tia ED lấy điểm K sao cho ED = EK. Chứng minh: Góc EKC = góc ABC.

1
29 tháng 12 2018

Bài 3:

Gọi số hs khá giỏi của lớp 7 lần lượt là a,b(a,b thuộc N*)

Theo đề bài ra , ta có:

\(\frac{a}{2}\)=\(\frac{b}{3}\)và a+b= 250

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta  có:

\(\frac{a}{2}\)=\(\frac{b}{3}\)=\(\frac{a+b}{2+3}\)=\(\frac{250}{5}\)=50

Khi đó: a = 50 x 2 = 100

          b = 50 x 3 = 150

          

30 tháng 10 2017

điệp ngữ chưa ngủ là 1 bản lề mở ra 2 phái tâm trạng trong cùng 1 con người vì

điệp ngữ chưa ngủ dc xuất hiện ở cuối câu 3,đầu câu 4 nhấn mạnh, khẳng định Bác dag thức,trằn trọc,lo lắng,suy tư.Người chưa ngủ phải chăng vì tâm hồn người thi sĩ dag say mê vẻ đẹp cảnh khuya như vẽ?câu thơ thứ 4 mang đến 1 bất ngờ:nguyên nhân chủ yếu Bác chưa ngủ dc là "lo nỗi nước nhà",tức là lo cho sự nghiệp cách mạng,sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.lúc này là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,dân tộc ta gặp rất nhiều khó khăn,gian khổ,Bác lại là người chèo lái con thuyền cách mạng nên lo nỗi nước nhà đã trở thành lẽ thường tình ở con người HCM-1 chiến sĩ cách mạng hết lòng vì dân,vì nước

chúc bạn hok tốtvui

30 tháng 10 2018

Điệp ngữ chưa ngủ là 1 bản lề mở ra 2 phái tâm trạng trong cùng 1 con người vì điệp ngữ chưa ngủ dc xuất hiện ở cuối câu 3,đầu câu 4 nhấn mạnh, khẳng định Bác đang thức,trằn trọc,lo lắng,suy tư.Người chưa ngủ phải chăng vì tâm hồn người thi sĩ dag say mê vẻ đẹp cảnh khuya như vẽ?câu thơ thứ 4 mang đến 1 bất ngờ:nguyên nhân chủ yếu Bác chưa ngủ dc là "lo nỗi nước nhà",tức là lo cho sự nghiệp cách mạng,sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.lúc này là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,dân tộc ta gặp rất nhiều khó khăn,gian khổ,Bác lại là người chèo lái con thuyền cách mạng nên lo nỗi nước nhà đã trở thành lẽ thường tình ở con người HCM-1 chiến sĩ cách mạng hết lòng vì dân,vì nước

8 tháng 9 2019

1. Nhìn những sợi tóc bạc bắt đầu xuất hiện trên đầu của mẹ mới thấy thương mẹ làm sao!

2. Khi đi xa, tôi lại nghĩ tới nụ cười ngây thơ biết bao của em!

3. Nhìn những chiếc lá bàng rơi rụng trong mùa thu, lòng tôi xao xuyến quá!

4. Tôi nhớ lắm câu chuyện cổ tích bà kể thời thơ ấu!

5. Bông hoa trước vườn nhà mới đẹp làm sao!

14 tháng 11 2016

1.D

2.D

3.C

14 tháng 11 2016

1. Trong truyện Treo biển, nhân vật nào bi chê cười?

A. Người láng giềng B. Khách mua cá thứ nhất

C. Khách mua cá thứ hai D. Nhà hàng bán cá

2. Nhân vật bị chê cười vì điều gì?

A. Vì sửa biển hiệu cửa hàng quá nhiều lần

B. Vì nghe lời người khác

C. Vì không nghe lời người khác

D. Vì không có chủ kiến

3. Trong truyện, chi tiết nào gây cười rõ nhất

A. Nội dung ban đầu của cái biển

B. Các ý kiến góp ý

C. Hành vi của nhà hàng bán cá sau mỗi lần nghe góp ý

D.Hành vi của nhà hàng bán cá khi cất nốt cái biển

\(\Rightarrow\)

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...

Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.

  • Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.
  • Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.

 

2 tháng 5 2020

1. Xác định ý nghĩa trạng ngữ bổ sung cho câu sau: " Vì ốm, bạn Nam không đi đá bóng." 

a.Thời gian

b. Mục đích

c. Cách thức

d. Nguyên nhân
2.Công dụng của trang ngữ là: 

a. Tăng sức gợi tả, gợi cảm

b. Tạo sự hấp dẫn cho lời nói, bài viết

c. Làm nội dung câu thêm đầy đủ và chính xác

d. Nối kết các câu/các đoạn với nhau, tăng tính mạch lạc

e. Câu c và d đều đúng
3Vị trí của trạng ngữ trong câu:

a. Bắt buộc đứng ở đầu câu

b. Bắt buộc đứng ở cuối câu

c. Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu

d. Cả a và b đúng
4.Trạng ngữ là : 

a. Thành phần chính của câu

b. Thành phần phụ

Câu 1.Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?A. Là động vật biến nhiệt.B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun,ốc, ...Câu 2.Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?A. Phát triển không qua biến thái.B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.D. Đẻ trứng và thụ...
Đọc tiếp

Câu 1.

Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?

A. Là động vật biến nhiệt.

B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.

C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.

D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun,

ốc, ...

Câu 2.

Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?

A. Phát triển không qua biến thái.

B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.

C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.

D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.

Câu 3.

Ý nào sau đây đúng khi nói về hệ tuần hoàn của ếch đồng?

A. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.

C. Tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

D. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.

Câu 4.

Ở ếch đồng, loại xương nào sau đây bị tiêu giảm?

A. Xương sườn.

B. Xương đòn.

C. Xương chậu.

D. Xương

mỏ ác.

Câu 5.

Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ

A. Sự nâng hạ ở cơ ngực và xương sống.

B. Sự nâng hạ của thềm miệng.

C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành.

D. Sự vận động của các cơ chi trước.

Câu 6.

Ở não của ếch đồng, bộ phận nào

kém phát triển nhất?

A. Não trước.

B. Thuỳ thị giác.

C. Tiểu não.

D. Thuỳ thị giác.

Câu 7.

Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?

A. Giúp chúng dễ săn mồi.

B. Giúp lẩn trốn kể thù.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qu

a da.

D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.

Câu 8.

Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống

dưới nước?

A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón.

B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía t

rước.

C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9.

Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống

trên cạn?

A. Mắt và các lỗ mũi nằm ở mặt bụng.

B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có m

àng nhĩ, mũi thông với

khoang miệng.

C. Các chi sau có mang căng giữa các ngón.

D. Bộ xương tiêu giảm một số xương như xương sườn.

Câu 10.

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?

A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.

B.

Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.

C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.

D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.

Câu

1

1.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm.

B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đê.

C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày.

D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt

động về ban đêm.

Câu

1

2.

Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?

A. Cá chuồn.

B. Cá cóc Tam Đảo.

C. Cá cóc Nhật Bản.

D. Ễnh ương.

Câu

13

.

Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc

cái phết trứng đã thụ t

inh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng

nọc?

A. Cóc mang trứng Tây Âu.

B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.

C. Nhái Nam Mĩ.

D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu

1

4.

Loài nào dưới đây sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn

đám trứng ở chi sau rồi ngâ

m mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng

nọc?

A. Cóc mang trứng Tây Âu.

B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.

C. Nhái Nam Mĩ.

D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu

1

5.

Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?

A. Bộ Lưỡng cư có đuôi.

B. Bộ Lưỡng cư không ch

ân.

C. Bộ Lưỡng cư không đuôi.

Câu

1

6.

Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người?

A. Làm thực phẩm.

B. Làm vật thí nghiệm.

C. Tiêu diệt côn trùng gây hại.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu

1

7.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài

lưỡng cư?

A. 4000

B. 5000

C. 6000

D. 7000

Câu

1

8.

Cho các đặc điểm sau: (1): Tim ba ngăn; (2): Máu đi nuôi cơ thể là máu

đỏ tươi; (3): Là động vật biến nhiệt; (4): Phát triển không qua biến thái.

Đặc điểm nào có ở cá cóc Tam Đảo?

A. (2) và (3).

B. (1) và (3).

C. (3) và (4).

D. (1); (2) và (3).

Câu

1

9.

Hiện nay, bộ nào có số lượng loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư?

A. Lưỡng cư có đuôi.

B. Lưỡng cư không chân.

C. Lưỡng cư không đuôi.

Câu

20

.

Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồn

g đối với con người?

A. Làm thực phẩm.

B. Làm vật thí nghiệm.

C. Tiêu diệt côn trùng gây hại.

D. Cả A, B, C đều đúng.

2
17 tháng 4 2020

Tất cả phát biểu đều đúng ^_^

k và kb nếu có thể

hok tốt

17 tháng 4 2020

Mục tiêu -1000 sp mong giúp đỡ

Đừng khóa nick nha olm

12 tháng 12 2018

1,

b, Tác giả: Thạch Lam

c,sáng tác năm 1943

d, bát ngát: bao la

3,

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thật khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.



12 tháng 12 2018

Câu 1

a. Hà Nội băm sáu phố phường

b. Thạch Lam

c. Tác phẩm Một thứ quà của lúa non – Cốm là một tác phẩm hay của nhà văn Thạch Lam, được in trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” xuất bản năm 1943. Tác phẩm đã cho người đọc cảm nhận được phong vị đặc sắc trong nét đẹp văn hóa Cốm.

d. Mênh mông

2. Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

3. Gợi ý:

các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ
điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác