K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2019

Tham khảo:

Câu 1:

I. Mở bài: giới thiệu về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
Ví dụ:

“Với bố mẹ con luôn là đứa trẻ
Vẫn thơ ngây, bé bỏng chẳng biết gì
Vẫn cần bảo ban cần yêu thương bảo bọc
Dù tuổi con chẳng bé bỏng nữa rồi…”

Đây là những câu thơ nói về tình cảm gia đình, tình yêu thương mà ba mẹ dành cho con cái. Nhưng ai thực sự biết được mái ấm gia đình, tình thương gai đình đối với nhiều người nó có được hạnh phúc như thế.
II. Thân bài: nghị luận về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
- Những quan điểm về gia đình:

  • Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc
  • Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc
  • Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán
  • Là nơi mà ta về mỗi khi mệt mỏi
  • Là nơi chưa đầy tình yêu thương

- Vai trò của gai đình đối với một đứa trẻ :

  • Là nơi nuôi dạy những đứa trẻ một cách tốt nhất
  • Là nơi trẻ nhỏ được yêu thương và chăm sóc ân cần nhất
  • Những đứa trẻ cần được sống trong tình yêu thương gai đình

- Thực trạng hiện nay :

  • Những đứa trẻ mới sinh bị bỏ rơi, bơ vơ
  • Có những đứa trẻ mới tuổi nhỏ đã đi mưu sinh, kiếm sống
  • Có những đứa trẻ bị đánh đạp, chửi mắng và cho nhịn đói

- Những việc làm để mang lại mái ấm gia đình, tình thương gia đình

  • Yêu thương con cái, chăm soc chúng một cách chu đáo
  • Quan tâm đến tâm tư, tình cảm của những đứa trẻ

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về mái ấm gia đình, tình thương gia đình
Ví dụ :
mái ấm gia đình, tình thương gia đình là một tình cảm rất đặc biệt, là một điều khiến bao con người hạnh phúc. Vậy nên chúng ta nên tạo dựng một mái ấm gia đình, tình thương gia đình.

Câu 3:

I. Mở bài: giới thiệu lòng nhân ái
Trong kho tàn ca dao tục ngữ của dân tộc ta có câu “ thương người như thể thương nhân”, một câu nói đến lòng yêu thương con người. cuộc sống xã hội ngày của của chúng ta, nhịp sống hối hả đã khiến con người trở nên lạnh lung và thờ ơ với mọi người xung quanh hơn. Cuộc sống càng hối hả thì chúng ta nên càng yêu thương nhau hơn. Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu về lòng nhân ái.

II. Thân bài: nghị luận về lòng nhân ái
1. Giải thích thế nào là lòng nhân ái:

- Nhân là con người
- Ái là thương, yêu
- Nhân ái là lòng thương yêu con người
- Là sự đối xử tốt với mọi người xung quanh và là thước đo nhân cách mỗi con người.
2. Chứng minh lòng nhân ái:
- Trong cuộc sống có những người yêu thương giúp đỡ người khác
- Coi trọng và giữ gìn nhân phẩm của một người nào đó cũng là yêu thương họ
- Sự đùm bọc, bảo vệ người khac
- Ví dụ về lòng nhân ái:
+ Quyên góp ủng hộ dồng bào lũ lụt
+ Thầy cô giáo lên miền núi dạy học
+ Yêu thương giúp đỡ bạn trong lúc khó khan
+ Giusp đỡ cụ già, giúp đỡ người tàn tật,….
3. Hiện trạng lòng nhân ái hiện nay:
- Có nhiều người vẫn thờ ơ sống k quan tâm người khác
- Họ chỉ nghĩ đến bản thân họ, không quan tâm người khác ra sao

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lòng nhân ái
- Lòng nhân ái là một dạo đức tốt đẹp
- Chúng ta nên yêu thương và giúp đỡ người khác, yêu thương và giúp đỡ người khác cũng là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình.

3 tháng 3 2019

Cảm ơn bạn nha! Giúp mình nốt đề 2 được hông?????????????????

10 tháng 2 2019

CON CHÓ

12 tháng 2 2019

Bạn làm ơn nghiêm túc giùm mình đi . Nếu ko biết thì đừng  ghi lung tung chứ

28 tháng 6 2018

Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:

- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết

- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác

- Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:

   + Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”

   + Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”

   + Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”

⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.

2 tháng 5 2020

  1)MB
Giới thiệu luận điểm, dẫn dắt vẫn đề
(Có thể dẫn dắt từ đề tài gia đình)
  2)TB
*Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người
-Từ nhỏ ta đã đc sống trong tình yêu thương của bố mẹ, đc bố mẹ dạy dỗ nên người
-Nếu bố mẹ mẫu mực, làm gương cho con cái thì con cái sẽ đc hưởng 1 nền giáo dục tốt (Dẫn chứng)
-> Ngoan ngoãn, chăm chỉ
-Nếu gia đình bất hòa, ko có giáo dục thì con cái sẽ bị ảnh hưởng cái xấu của bố mẹ (Dẫn chứng)
-> Nghiện nhập, ma túy, vi phạm pháp luật
-> Vì vậy, bố mẹ hãy làm gương cho con cái (nhấn mạnh)
* Góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú
-Nếu gia đình hạnh phúc, con cái sẽ vui vẻ, sống chan hòa, thấy cuộc đời có ý nghĩa (Dẫn chứng)
-Nếu gia đình lục đục, bố mẹ ly hôn, suốt ngày cãi nhau thì chỉ khiến con cái buồn rầu, mất niềm tin vào cuộc sống (Dẫn chứng)
-> Hãy biết sống vì con (nhấn mạnh)
*Lật ngược vẫn đề
-Ko phải lúc nào bố mẹ nề nếp, gia đình gia giáo mà con cái ngoan ngoãn
Có rất nhiều TH bố mẹ mẫu mực nhưng con cái vẫn hư hỏng
-Ko phải lúc nào bố mẹ bất hòa, gia đình ko có giáo dục mà con cái hư hỏng
Có rất nhiều TH bố mẹ tù tội, vi phạm pháp luật nhưng con cái họ vẫn ngoan, vẫn học giỏi
  3)KB
*Khẳng định LĐ
*Mở rộng, liên hệ
-Là 1 h/s, em cố gắng chăm ngoan, học giỏi để làm vui lòng ông bà, cha mẹ
-Kêu gọi mn hãy sống vì gia đình, hãy biết bảo vệ tổ ấm

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểunhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôinổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đờisống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tìnhcảm, những...
Đọc tiếp

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu
nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi
nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời
sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình
cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.”
Câu 1: Câu in đậm thuộc kiểu câu gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp lập luận nào?
Câu 3: Em hiểu tại sao tác giả lại cho rằng đời sống của Bác Hồ là “đời sống thực sự văn
minh”? Theo em, ngày nay, chúng ta có cần học tập “đời sống văn minh” của Bác hay không?
Vì sao?

2
13 tháng 3 2020

:D Câu in đậm là câu nào vậy?????

13 tháng 3 2020

câu in đậm là câu : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác Hồ sống khắc khổ theo lối nhà tu hành ,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
Tìm câu rút gọn trông đoạn văn dưới đây: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trông đoạn văn dưới đây:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng,...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

30 tháng 1 2019

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất men nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

Học tốt