K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

làm người thì phải lo xa 

không xa sao mà vững đến bây giờ !

^v^

        làm người thì phải lo xa

không lo xa sao mà vững đến bây giờ

           HỌC TỐT

10 tháng 8 2018

Những đợt mưa trong trẻo rơi lướt thướt giữa bầu trời mùa hè oi ả. Các chiếu lá vàng, đỏ, xanh lá rơi giữa bầu trời mùa thu se lạnh. Mùa đông, có những đợt rét lạnh đến thấu xương.Nhưng mùa xuân thì khác.Đây là mùa khởi đầu một năm và là mùa cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.Có lẽ, chính vì thế mà mùa xuân là mùa mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt, khiến em yêu mến vô cùng. Em được cùng cả nhà đi về quê ăn Tết. Được xem bố và ông gói bánh chưng. Em được ông dạy cách gói bánh chưng và được ông giải thích vì sao bánh chưng lại hình vuông. Sau đó, bố dẫn em đi mua đào.Vườn đào đỏ thắm nở rộ trông tuyệt đẹp.Em cảm giác như bố và em đang đi trong rừng đào rực rỡ. Cuối cùng, bố đã chọn được một cành đào vừa ý. Buổi tối, em cùng đại gia đình ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ bánh chưng chín. Lúc bánh chưng chín, cũng đúng là lúc thời khắc giao thừa. Năm cũ đã qua, đã đến lúc đón năm mới. Cả đại gia đình rộn ràng đón năm mới, ăn bánh kẹo, hoa quả. Lòng em vui hẳn lên khi được xem pháo hoa. Buổi sáng đã đến, em cùng bố mẹ và em trai đi chúc tết. Chúc những câu chúc dân gian từ xa xưa.Vì đó là phong tục của người Việt.Em không sao tả nổi cảm xúc vui sướng khi được về quê thăm ông bà và đón Tết. Mùa xuân đã cho em nhiều hiểu biết hơn về Tết và phong tục đón tết của người Việt Nam.

 

10 tháng 8 2018

Những đợt mưa trong trẻo rơi lướt thướt giữa bầu trời mùa hè oi ả. Các chiếu lá vàng, đỏ, xanh lá rơi giữa bầu trời mùa thu se lạnh. Mùa đông, có những đợt rét lạnh đến thấu xương.Nhưng mùa xuân thì khác.Đây là mùa khởi đầu một năm và là mùa cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.Có lẽ, chính vì thế mà mùa xuân là mùa mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt, khiến em yêu mến vô cùng. Em được cùng cả nhà đi về quê ăn Tết. Được xem bố và ông gói bánh chưng. Em được ông dạy cách gói bánh chưng và được ông giải thích vì sao bánh chưng lại hình vuông. Sau đó, bố dẫn em đi mua đào.Vườn đào đỏ thắm nở rộ trông tuyệt đẹp.Em cảm giác như bố và em đang đi trong rừng đào rực rỡ. Cuối cùng, bố đã chọn được một cành đào vừa ý. Buổi tối, em cùng đại gia đình ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ bánh chưng chín. Lúc bánh chưng chín, cũng đúng là lúc thời khắc giao thừa. Năm cũ đã qua, đã đến lúc đón năm mới. Cả đại gia đình rộn ràng đón năm mới, ăn bánh kẹo, hoa quả. Lòng em vui hẳn lên khi được xem pháo hoa. Buổi sáng đã đến, em cùng bố mẹ và em trai đi chúc tết. Chúc những câu chúc dân gian từ xa xưa.Vì đó là phong tục của người Việt.Em không sao tả nổi cảm xúc vui sướng khi được về quê thăm ông bà và đón Tết. Mùa xuân đã cho em nhiều hiểu biết hơn về Tết và phong tục đón tết của người Việt Nam.

9 tháng 9 2018

 Ý tưởng về lá cờ Tổ quốc, lá cờ của một quốc gia độc lập có lẽ đã có từ rất sớm với những nhà hoạt động cách mạng đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.

      Nhưng ý tưởng về lá cờ đỏ sao vàng có lẽ phải sau Cách mạng Tháng 10 Nga, khi bác Tôn kéo cờ đỏ phản chiến chống chiến tranh đế quốc ủng hộ chính quyền Xô Viết trẻ tuổi ở biển Bắc Hải năm 1919.

      Và đến khi thành lập Đảng, ý tưởng về cờ đỏ sao vàng 5 cánh mới rõ nét dần.

      Nhưng cụ thể như thế nào, ngôi sao đặt ở đâu, màu đỏ, màu vàng, 5 cánh sao biểu tượng cho cái gì? Phải đợi đến khi có “Đề cương chuẩn bị bạo động” mới thực sự được tổ chức thực hiện và đến tháng 7 năm 1940 với Hội nghị Tân Hương, Hội nghị Xứ uỷ Nam kỳ mới được thông qua hình mẫu và phổ biến.

      Sự ra đời của cờ đỏ sao vàng bắt nguồn từ Nghị quyết Trung ương lần thứ 6.

2 tháng 5 2020

  Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.

  Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:

“Khi con tu hú gọi bầy…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

  Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

  Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

  Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:

“Trời xanh càng rộng càng cao…

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

  Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.

  Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

17 tháng 10 2018

1)

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Mai Hà Chi17 tháng 8 2017 lúc 14:15

2) Diễn biến tâm trạng của Giôn xi 
- Được mưu tả qua hai lần kéo mành. Kéo mành lần thứ nhất, thấy chỉ còn một chiếc lá , người đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá cả một ngày, một đêm hôm ấy.Và sang hôm sau, kéo mành lần thứ 2, người đọc không biết chiếc lá có còn không và số phận của Giôn xi sẽ ra sao? 
- Riêng với Giôn xi, cả hai lần kéo mành cô đều lạnh lung, thản nhiên chờ đón cái chết.Cô đã chuẩn bị sẵn sang cho chuyến d9i xa đầy bí ẩn của mình.Cô nghĩ rằng “ Hôm nay nó sẽ rụng thôi, và cùng lúc đó em sẽ chết”.Cô cảm nhận được sợi dây rang buộc cô với tình bạn, với thế giới xung quanh như đang lơi lỏng dần… 
- Lần kéo mành thứ 2 , cô “ không ngờ chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. “Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”.Và trong khoảng thời gian ấy đã diễn ra sự hồi sinh kì diệu trong tâm hồn của Giôn xi.Cô nhận ra sự gan góc của chiếc lá bé nhỏ ngoài kia.Dù phải đương đầu với gió mưa, bão táp, dù nó chỉ còn lại một mình trên cây thường xuân, Dù một phần rìa lá đã ngả sang màu vàng úa… nhưng chiếc lá vẫn kiên cường, chống chọi lại số phận, vẫn bám trụ trên cành, thì tại sao? Tại sao con người lại không thể kiên cường và bám trụ?Tại sao con người lại yếu đuối, lại buông xuôi đầu hàng cho số phận, đánh mất đi ý chí và nghị lực sống của chính bản thân mình?

-----------------------------------------------CHÚC BẠN HỌC GIỎI-----------------------------------------

P/s: "Help me" không phải "Held me" bạn nhé!

17 tháng 10 2018

“Held” me?

29 tháng 9 2020

lớp 1,lớp 2,lp3,lp4,lp4,lp5,lp6,lp7,lp8,lp8,lp9,lp10,lp11,lp12

đại học,du học.

29 tháng 9 2020

Tấu hài vl !

30 tháng 5 2019

Chọn đáp án: B

20 tháng 4 2021

Chắc là B từ đừng !

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                   Bài làm

 Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau – túi ni-lông; Mua sách, vở – túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men – túi ni-lông… Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông. 

Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài. 

Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:

1 – Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.

 

2 – Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước. 

3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.

4 – Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.

5 – Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.

 

Đề xuất hướng giải quyết: 

1 – Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.

2 – Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;

3 – Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.

4 – Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;

 

5 – Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. 

Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                           Bài làm

 Túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Túi được làm từ những chất khó phân hủy nên phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm mới phân hủy hết. Một điều tra nhỏ đối với các hộ kinh doanh tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho thấy, hàng ngày bình quân mỗi hộ tiêu thụ khoảng 200-300 túi nilon các loại để gói hàng cho khách. Nếu đem con số này nhân với hàng trăm hộ kinh doanh của chợ Đồng Xuân và nhiều chợ khác ở Hà Nội thì số lượng túi nilon được tiêu thụ trong một ngày sẽ rất lớn. Đó là chưa tính ở các thành phố, các địa phương khác của Việt Nam thì lượng túi thải ra nilon sẽ là một con số khổng lồ. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho con người và môi trường. Vậy nên, nói không với túi nilon là việc cần thiết và rất cấp bách với xã hội hiện nay. Cấp bách bởi yêu cầu giữ gìn môi trường, giữ gìn sức khỏe cho chính chúng ta và con cháu mai sau.

Trở lại với tác hại của túi nilon, ngay từ khâu sản xuất, túi nilon đã gây tác hại bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt. Do đó trong quá trình sản xuất, nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Các chất phụ gia được cho thêm vào để túi nilon mềm, dẻo, dai vô cùng độc hại, có thể gây nên nhiều căn bệnh ác tính. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ô nhiễm, tác động nghiêm trọng tới đất và nguồn nước; từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan môi trường khi nằm kẹt trong cống rãnh, kênh rạch gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập úng…

Sự tiện dụng và tác hại của túi nilon không thể được đánh đổi. Trong khi chưa có biện pháp quản lý, chính sách phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, trước hết, mỗi người dân cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khỏe và môi trường sống. Cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính suy nghĩ, hành động của mình: Nói không với túi nilon. Chỉ cần thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Tại các siêu thị, cửa hàng nơi được coi là văn minh, các cấp quản lý cần quy định không cho phép siêu thị phát không túi nilon, đánh thuế thật cao đối với sản phẩm này hoặc với các nhà sản xuất túi nilon, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vứt túi nilon bừa bãi… Ngược lại, khuyến khích siêu thị, người dân sử dụng túi đựng thân thiện với môi trường. Các cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện hoặc có ưu đãi cụ thể với những cơ sở sản xuất các sản phẩm túi tự hủy, túi thân thiện với môi trường để sản phẩm này ngày càng được sử dụng rộng rãi, góp phần hạn chế và loại bỏ dần túi nilon trong đời sống. Vì chất lượng cuộc sống, vì tương lai con em chúng ta, hãy kiên quyết “đoạn tuyệt” với túi nilon.

9 tháng 12 2018

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường . Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nạm, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu . Bà viết nhiều , viết hay về tình yêu nhưng có lẽ Sóng là bài thơ đặc sắc hơn cả. Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ .

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca . Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu với tất cả sự nồng nhiệt của một trái tim tuổi trẻ . Ta bắt gặp một Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và khát khao dâng hiến cho tình yêu, một Nguyễn Bính mơ màng tìm về tình yêu đồng nội, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn thùng cái duyên con gái… nhưng chỉ đến Xuân Quỳnh, cái khát vọng rất đỗi đời thường của con người đó mới được bộc bạch , mà bộc bạch một cách chân thành như chính cuộc đời nhà thơ vậy : một thứ tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, đang khao khát yêu đương .

Sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ mang hình ảnh ẩn dụ . Nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của thi nhân . Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập để tạo nên âm vang cộng hưởng . Và có thể nói qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ một tình yêu dạt dào, mênh mông và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đôi lứa 

Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn đang khao khát yêu đương, đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn. Xuân Quỳnh diễn tả thật cụ thể cái trạng thái khác thường, vừa phong phú vừa phức tạp trong một trái tim cồn cào khao khát tình yêu. Tính khí của người con gái đang yêu, cũng như sóng vậy thôi, vốn mang trong nó nhiều trạng thái đối cực: “Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ” … Và cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao để có thể đồng cảm, đồng điệu với mình “Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể” . Có thể thấy, ngay trong khổ thơ đầu tiên này một nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu. Người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa . Nếu “Sông không hiểu nổi mình” thì sóng sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó “Tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Thật là minh bạch và cũng thật là quyết liệt !

Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim con người, trong quan niệm của Xuân Quỳnh, là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ . Nó cũng như sóng, mãi mãi trường tồn , vĩnh hằng với thời gian. Từ ngàn xưa, con người đã đến với tình yêu và mãi mãi cứ đến với tình yêu . Với con người, tình yêu bao giờ cũng là một khát vọng bồi hồi:

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày nay vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Khi tình yêu đến, như một tâm lý tự nhiên và thường tình, người ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu và phân tích . Nhưng tình yêu là một hiện tượng tâm lý khác thường, đầy bí ẩn, không thể giải quyết được bằng lý lẽ thông thường, làm sao có thể giải đáp được câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, về thời điểm bắt đầu của một tình yêu. Cái điều mà trước đó đã từng là Xuân Diêu băn khoăn “Làm sao cặt được nghĩa tình yêu? ” thì nay một lần nữa Xuân Quỳnh bộc bạch một cách hồn nhiên, thật dễ thương . Tình yêu cũng như sóng biển, như gió trời vậy thôi, làm sao có thể hiểu hết được. Nó cũng tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên , và cũng khó hiểu, nhiều bất ngờ như tự nhiên vậy :

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đàu từ đâu
Em cũng không biết nưa
Khi nào ta yêu nhau

Tình yêu thường cũng gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt . Một nỗi nhớ thường trực cả khi thức, cả khi ngủ, bao trùm lên cả không gian . Một nỗi nhớ còn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi . Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn . Nhịp thơ trong suốt bài thơ này là nhịp sóng, nhưng rõ nhất, dào dạt, hăm hở, náo nức nhất , mãnh liệt nhất là ở đoan thơ này :

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

Và, như trên đã nói, vẫn là hình tượng song hành của sóng và em bổ sung đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám ảnh hơn tình yêu và nỗi nhớ cùng với lòng thủy chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu thương . Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ “ Ngày đêm không ngủ được” vẫn chưa đủ, chưa thỏa, lại được thể hiện một lần nữa qua nỗi nhớ của nhà thơ : “ Lòng em nhớ đến anh, Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu của thi sĩ. Nỗi nhớ thường trực trong mọi không gian và thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi trong ý thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ. Những đòi hỏi, khao khát yêu đương của người con gái được bộc lộ thật mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị : sóng chỉ khao khát tới bờ cũng như em khao khát có anh ! Tình yêu của người con gái ở đây vừa thiết tha, mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, vừa thủy chung duy nhất. Qua hình tượng sóng và em . Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo , không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình, một phụ nữ, một điều hiếm thấy trong văn học Việt Nam .

Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng năm 1967, khi mà nhà thơ đã từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu. Song, người phụ nữ hồn hiên tha thiết yêu đời này vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc trong trương lai. Vừa tự động viên, an ủi mình, tác giả vừa tin vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vời cách trở”. Tương lai hạnh phúc như đang còn ở phía trước . Và vì thế, ý thức về thời gian chưa làm nhà thơ lo âu mà chỉ làm tăng thêm niềm tin tưởng:

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Xuân Quỳnh vừa thổ lộ trực tiếp, vừa mượn hình tượng sóng để nói và suy nghĩ về tình yêu. Những ý nghĩ này có vẻ tự do, tản mạn, nhưng từ trong chiều sâu của thi tứ vẫn còn sự vận động nhất quán . Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ .

Người con gái mong muốn hòa mình vào bể đời rộng lớn , bứt mình ra khỏi những lo toan tính toán , để ngập chìm trong bể lớn tình yêu . Phải có mọt tình yêu như thế nào thì mới có được một mong muốn cao cả đến chừng ấy . Khát vọng tình yêu cũng là khát vọng sống mãnh liệt đủ đầy . Cuộc đời còn tình yêu thì cuộc đời còn tươi đẹp và đáng sống và sống trong tình yêu là một điều hạnh phúc . Xuân Quỳnh mong ước được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu .

Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của nhà thơ .

hok tốt

3 tháng 11 2021

TL:

Bài làm. - "Sóng" và "em" là "em" và "sóng". ... - Tác giả mượn hình ảnh "sóng" để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

-HT-