K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21.A

22.B

23.D

24.A

25.A

26.C

27.B

28.C

29.D

30.C

25 tháng 12 2016

-Tháng 10/1929 Mĩ bước vào khủng hoảng ,làm kinh tế,tài chính Mĩ bị chấn động

-Ru-đơ-ven đề ra chính sách kinh tế mới với những đạo luật nhằm phục hưng công nông nghiệp,phục hồi tài chính

-Chính sách mới đưa Mĩ đi vào ổn định

23 tháng 4 2023

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX:

- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.

- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

=> Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Cụ thể:

+ Chính trị: bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa phương.

+ Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.

+ Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

=> Tình hình trên làm cho các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

=> CÁC TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN RA ĐỜI.

23 tháng 4 2023

thankshehe

6 tháng 5 2019

vua hàm nghi là 1 vị cua yêu nước !eoeo

6 tháng 5 2019

Chuẩn r yeu

10 tháng 10 2018

Phân biệt chủng tộc thường được định nghĩa là một niềm tin hoặc giáo lý rằng sự khác biệt cố hữu về sinh học giữa các chủng tộc khác nhau của loài người quyết định thành tựu phát triển cá nhân, với hệ quả rằng chủng tộc của mình siêu việt hơn và có quyền cai trị các chủng tộc khác

Phân biệt chủng tộc đôi khi được dùng để chỉ quan niệm cho rằng dân tộc của chính mình là hơn hết (chủ nghĩa vị chủng - ethnocentrism), sự bài ngoại (xenophobia), các quan niệm hoặc xu hướng chống lại hôn nhân khác chủng tộc, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bất kể niềm tin cụ thể nào về sự siêu việt hay tính chất thấp kém hơn được gắn trong trong các quan điểm hoặc sự thiên vị đó. Người ta đã từng sử dụng sự phân biệt chủng tộc để biện minh cho các phân biệt đối xử và bạo lực trong xã hội, trong đó có cả tội ác diệt chủng.

10 tháng 10 2018

Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập)

26 tháng 11 2017

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người, cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, có phương pháp cách mạng đúng đắn.

16 tháng 4 2022
 Phong trào Cần VươngKhởi nghĩa Yên Thế
Về mục tiêuĐánh đổ đế quốc,giành lại độc lập dân tộc,khôi phục lại chế độ phong kiến Bảo vệ cuộc sống 
Về tầng lớp lãnh đạoVăn thân sĩ phu yêu nướcNông dân 

 

16 tháng 4 2022

hihihi thank you bnyeu

19 tháng 3 2021

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

19 tháng 3 2021

Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

18 tháng 12 2021
Đại khủng hoảng bắt đầu ở Hoa Kỳ sau khi giá cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng bắt đầu vào khoảng ngày 4 tháng 9 năm 1929, và trở thành tin tức trên toàn thế giới với sự sụp đổ thị trường chứng khoán vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, (được gọi là Thứ Ba Đen).  
20 tháng 3 2017

2. khởi nghĩa Bãi Sậy :

Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Trong những năm 1883-885, tại đây có phong trào kháng Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.

Dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy. Từ đây, nghĩa quân tỏa ra hoạt động ở vùng đồng bằng, khống chế các tuyến đường giao thông đường bộ Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Nam Định, Hà Nội-Bắc Ninh và đường thủy trên sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống…

Ngoài căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn (Hải Dương) do Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu) phụ trách.

Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà phiên chế thành những đội quân nhỏ khoảng từ 20 đến 25 người, trang bị vũ khí và trà trộn vào dân để hoạt động.

Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đấy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả ba vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên. Có trận, quân ta tiêu diệt tới 40 tên địch, bắt sống chỉ huy.

Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Thực dân Pháp tăng cường binh lực, cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc và thực hiện chính sách “ dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân ở căn cứ Bãi Sậy. Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bao vây, cô lập. Cuối cùng, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc (7-1889) và mất tại đó vào năm 1926.

Cuối tháng 7-1889, căn cứ Hai Sông cũng bị Pháp bao vây. Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng bị đánh bật khỏi đại bản doanh Trại Sơn. Trong thế cùng, ông phải ra hàng giặc (12-8-1889), sau bị chúng đày sang An-giê-ri.

Những tướng lĩnh còn lại cố duy trì cuộc khởi nghĩa thêm một thời gian. Đến năm 1892, họ về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.