K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi :Chiều ngoại ôChiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải...
Đọc tiếp

I. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi :

Chiều ngoại ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

                                                                                          Theo NGUYỄN THỤY KHA

câu 9 : Viết 1 câu trong bài có ít nhất 2 danh từ :

............................................................................................................................................................................................................................................................................

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu 9

0
NG
19 tháng 10 2023

Bài thơ nhắc đến những sự vật:

- Quả mít: múi mật vàng ong.

- Mặt trời: đỏ chót.

- Dưa hấu: đàn, bên sông.

- Cây phượng: đèn hoa đỏ.

- Mặt ruộng.

- Bông lúa: dậy hương chiêm.

- Bầy chim: luyện thanh.

- Tiếng ve: ẩn hiện.

- Lũ trẻ: nối dây diều.

- Diều: lên cao.

- Tiếng sáo: xôn xao.

Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta...
Đọc tiếp

Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:

…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!

Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì cậu cho rằng toàn những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi. Và trong một lúc phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng giải.

… Cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông đã phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói: “Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ.

Trích Những tấm lòng cao cả

0
3 tháng 12 2021

“Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng. Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rô bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.”

Trong bài văn có những kiểu câu kể nào?  Ai là gì?; Ai thế nào?Ai làm gì?; Ai thế nào?Ai thế nào? SÔNG TRÀ YÊU DẤU      Nhắc đến làng Sung Tích là nhắc đến hạ lưu sông Trà - quê hương yêu dấu của tôi. Tôi không biết dòng sông này bắt nguồn từ ngọn núi nào, nhưng tôi chỉ biết nó đã có từ rất lâu. Sông dài và rộng lắm. Sông mênh mông như tấm lòng người mẹ. Bên bờ, những rặng cây xanh mát soi bóng xuống dòng sông.     ...
Đọc tiếp

Trong bài văn có những kiểu câu kể nào?

 

 

Ai là gì?; Ai thế nào?

Ai làm gì?; Ai thế nào?

Ai thế nào?

 SÔNG TRÀ YÊU DẤU
      Nhắc đến làng Sung Tích là nhắc đến hạ lưu sông Trà - quê hương yêu dấu của tôi. Tôi không biết dòng sông này bắt nguồn từ ngọn núi nào, nhưng tôi chỉ biết nó đã có từ rất lâu. Sông dài và rộng lắm. Sông mênh mông như tấm lòng người mẹ. Bên bờ, những rặng cây xanh mát soi bóng xuống dòng sông.
      Buổi sáng khi những tia nắng sớm chiếu xuống dòng sông, tôi thấy nó ấm áp, hiền hòa làm sao. Khi những chiếc thuyền rời bến đi đánh lưới hay chở khách đi, những làn sóng đập nhẹ vào mạn thuyền như bàn tay người mẹ vỗ về con trước lúc đi xa.
      Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng vàng còn sót lại rọi lên mặt sông tạo nên một bức tranh lung linh tuyệt đẹp. Lúc này, trên dòng sông vẫn còn lại vài chiếc thuyền cập bến sau một ngày đi đánh lưới mệt mỏi. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh cắt ngang đầu ngọn tre, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt sông gợn sóng lung linh, phủ đầy một màu vàng óng ánh. Vào mùa xuân và mùa hạ, nước sông xanh thẳm, hiền hòa, yên ả. Vào cuối thu và đầu mùa đông, sau những trận mưa lớn thì nước sông đầy ăm ắp, đục ngầu, tạo nên những trận lụt dữ dội. Nhưng khi sự “giận dữ” qua đi thì vẫn còn lại một lượng phù sa màu mỡ cho những cánh đồng, hứa hẹn một mùa bội thu. Sông còn là nguồn lợi lớn của quê tôi vì sông cho ngư dân nhiều cá tôm. Dòng sông đã gắn bó biết bao kỉ niệm tuổi thơ với tôi. Bởi thế nó như một người bạn thân thiết của tôi.
      Sau này dù có đi đâu thì tôi vẫn thiết tha yêu dòng sông Trà quê mình bằng một tình yêu muôn thuở - tình quê hương.
                                                                                                                Theo Cao Thị Thanh Mai

5
17 tháng 3 2022
Ai làm gì?; Ai thế nào?
17 tháng 3 2022

Ai làm gì?; Ai thế nào?

18 tháng 9 2023

a. Bài văn trên có 3 phần.

Đó là:

- Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Thân bài: Trước giờ sinh hoạt .... tủ sách của lớp. 

- Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình. 

b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tỏ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.

c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:

- Đoạn 1: Các bạn trong  lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến. 

- Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phog trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.

- Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp. 

d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:

- Trước giờ sinh hoạt lớp: 

+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" , chú dế mèn từ cuốn truyện "Dế Mền phiêu lưu kí". 

+ Việc các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.

-  Trong giờ sinh hoạt lớp:

+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,.. 

+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.

e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.

g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động. 

16 tháng 2 2022

 Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành, mát dượi.

 Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành, mát dượi.

dượi=>rượi

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.a. Tá lá Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Tá lá 

Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.

(Đoàn Giỏi)


– Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?

– Lá bàng được tả theo trình tự nào?

– Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?

b. Tả hoa

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

(Mai Văn Tạo)


– Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?

– Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?

c. Tả quả

Mùa hè đã đến. Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

(Theo Vũ Tú Nam)

– Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để tả quả nhãn. 

– Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

d. Tả thân cây

Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em? 

1
NG
29 tháng 9 2023

a.

- Câu mở đầu đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp.

- Lá bàng được tả theo trình tự thời gian từ mùa xuân đến mùa đông

- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất. Vì mùa đông lá bàng đỏ như đồng, có thể nhìn cả ngày không chán.

b.

- Đoạn văn tả những đặc điểm: thời gian trổ hoa, hương thơm, màu sắc và hình dáng của hoa sầu riêng.

- Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm hương thơm và hình dáng cánh hoa của hoa.

c.

- Câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để tả quả nhãn là: 

+ Câu văn sử dụng biện pháp so sánh: Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn, hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. 

+ Câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa: Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

- Tác dụng của những biện pháp đó là:

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, gần gũi với con người.

+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

d.

- Những từ ngữ tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em là: sừng sững, nứt nẻ đầy vết sẹo, to xù xì không cân đối, quều quào xòe rộng, con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh, ....