K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự:

- Miêu tả yếu tố đó.

- Chỉ ra chức năng, vai trò của nó.

- Thái độ của người kể chuyện với nhân vật.

- Đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Học hỏi: Khi biết bài văn phân tích các phương diện của nghệ thuật tự sự cần phải nêu được giá trị của văn bản, chỉ ra phương diện nghệ thuật cần đánh giá. Mô tả và nêu vai trò chức năng của nó. Chỉ ra được thái độ của nhân vật và đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.

- Bài viết chưa đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nghệ thuật tự sự.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa có những phương diện đáng chú ý:

- Mạch kể truyện

- Điểm nhìn kể chuyện

- Thái độ của người kể với nhân vật

- Lời trần thuật

- …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vấn đề nghị luận của bài viết là: Giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Trê Cóc.

- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc

+ Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật tác giả muốn truyền tải thông qua truyện thơ.

- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Đời thừa là truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

- Đời thừa đặc sắc về nghệ thuật tự sự.

Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: – Vị trí của khởi ngữ trong câu. – Dấu hiệu về quãng ngắt (dấu phẩy) hoặc hư từ sau khởi ngữ. – Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng...
Đọc tiếp
Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: – Vị trí của khởi ngữ trong câu. – Dấu hiệu về quãng ngắt (dấu phẩy) hoặc hư từ sau khởi ngữ. – Tác dụng của khởi ngữ đối với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng tập thế đục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục) b) Chỗ đứng chính của vân nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn–xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. (Nguyễn Đình Thi, Tuyển tập, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1997)
1
26 tháng 4 2018

a, Khởi ngữ nằm trong câu: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập

- Khởi ngữ tự tôi.

Vị trí: đầu câu

Tác dụng: nêu lên đề tài có liên quan tới điều nói tới trong câu trước (đồng bào- tôi)

b, Câu có khởi ngữ: Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khi chính của văn nghệ

- Khởi ngữ: cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc

- Vị trí: đứng đầu câu

- Tác dụng: nêu đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu đi trước (thể hiện thông tin ở câu đã có phía trước)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

a.

1, Mở bài:

- Giới thiệu về đề tài sông Hương.

- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí.

- Dẫn vào nhận định của nhà văn về dòng sông...

2, Thân bài

* Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm

- Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981.

- Đánh giá nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở câu mở đầu đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước….một thành phố duy nhất”

⇒ Nhận xét mang đậm tính chủ quan của nhà văn. Thể hiện nét độc đáo sông Hương, uyên bác, tự hào.

* Vẻ đẹp của Sông Hương

- Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn

+ Dữ dội, cuồn cuộn

+ Phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan.

⇒ Đó là vẻ đẹp của dòng sông nguyên thủy, mang theo sự hung hãn, hoang dại của tự nhiên như một con thú chưa được thuần hóa.

- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng

+ Như một thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại

+ Sông Hương uốn lượn, quanh co mềm mại như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới tương lai.

⇒ Sông Hương đã chuyển mình từ vẻ đẹp mạnh mẽ, dữ dội của tự nhiên sang vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng của người thiếu nữ.

- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào lòng thành phố

+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên ... đông bắc” → nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm vui, tâm trạng khi tìm lại được chính mình

+ “Chiếc cầu trắng ... lời của tình yêu”. → vẻ đẹp thoát tục của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.

+ “Không giống như sông Xen ... yêu quý của mình" -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.

+ Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ như quá yêu thành phố của mình.

⇒ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông thơ mộng, mang trong mình những cảm xúc lạ thường, lưu luyến khó quên khi bước vào thành phố.

- Nghệ thuật:

+ Tác giả sử dụng trình tự kể từ xa đến gần.

+  Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhânn hóa, ẩn dụ ...

3, Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của dòng sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Khẳng định lại nhận định của tác giả về dòng sông Hương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

b. Viết đoạn văn

Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm được rút ra từ tập kí cùng tên, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thể kí của ông luôn nổi bật ở chất tài hoa, lịch lãm; ở những suy tư sâu sắc về văn hóa, lịch sử ở ngôn từ mềm mại, tinh tế, đầy những liên tưởng bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều với nhiều văn bản khác. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được tác giả lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình nơi xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương mình, từ đó bày tỏ tình yêu đất nước, con người nơi đây. Chính vì vậy, dưới con mắt của một nghệ sĩ với tâm hồn đa sầu, đa cảm, đứng trước dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đến thế, tác giả nhận thấy “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của nghệ sĩ". Có khi nó đến một cách dồn dập, hồ hởi, nhưng có khi lại nhẹ nhàng, sâu lắng, tùy vào tâm trạng của người nghệ sĩ. Đó là thứ cảm xúc tinh tế của những người nghệ sĩ chân chính khi họ đứng trước cái đẹp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vấn đề nghị luận của bài viết là: “Những cánh chim chào đón tương lai” của nhạc sĩ Văn Ký

- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Sự xuất hiện của cánh chim.

+ Luận điểm 2: Ý nghĩa và lời nhắn nhủ của đôi cánh chim.

- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.

10 tháng 10 2018

Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân:

+ Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ

- Mâu thuẫn thứ hai quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích của nhân dân chưa được tác giả giải quyết triệt để:

+ Vũ Như Tô tới lúc chết cũng không nhận ra lỗi lầm của mình

+ Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân, nhưng lại muốn lợi dụng quyền uy, tiền bạc của hắn để thực hiện ước mơ của mình

- Những câu hỏi không có đáp án:

+ Vũ Như Tô có công hay tội, ông đúng hay người giết ông đúng

- Tác giả thể hiện tâm tư qua lời đề từ, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm, điều này là cách lí giải hợp lí

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điều cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến. Hắn chìm ngập trong men rượu và gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất và tuyệt vọng, trong cơn say, Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình. Qua số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa ở nông thôn Việt Nam đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Đồng thời Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.