K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2018

-Dựa trên cơ sở từ xuân là từ chỉ 1 mùa trg năm,khoảng time tương ứng với 1 tuổi,có thể coi đây là trường hợp lấy bộ pận để thay thế cho toàn thể,1 hình thức chuyển nghĩa theo phw thức hoán dụ

-Việc thay từ xuân trong câu trên có tác dụng :thể hiện tinh thần lạc quan của t/g,ngoài ra còn tránh đc việc lặp lại từ tuổi

7 tháng 7 2018

Dựa trên cơ sở hoán dụ

Từ xuân có thể thay thế cho tuổi

=> Tác dụng : Làm câu văn giàu giá trị biểu đạt , diễn đạt được dụng ý sâu sắc và cách nhìn đời rất hóm hỉnh : Dù tuổi đã già nhưng sức khỏe và tinh thần vẫn còn trẻ

theo mình thì vậy nhé

18 tháng 10 2016
Đọc câu sau và cho biết tại sao từ xuân có thể thay thế cho từtuổi? Sự thay thế này có tác dụng diễn đạt như thế nào?Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.(Hồ Chí Minh, Di chúc)Gợi ý: Phân tích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ xuân trong câu. Dựa trên cơ sở chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ, từ xuânđồng nghĩa với từtuổi. Việc sử dụng từ xuân thay thế cho từ tuổi ở đây có tác dụng tránh trùng lặp (với từ tuổi tác ở sau) và thể hiện ý vị lạc quan, hóm hỉnh.
18 tháng 10 2016

Từ xuân có thể thay thế từ tuổi ở đây vì từ xuân đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận thay cho toàn thể (lấy một mùa trong năm thay cho năm, tương ứng với một tuổi).
 

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''(Ngữ Văn 7, tập 1)a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn...
Đọc tiếp

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''
(Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn văn).
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
c. Chỉ ra các từ láy có trong câu văn trên.
d. Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
e. Câu văn trên giúp em cảm nhận được điều gì?


Mong các bạn giúp tớ ạ, tớ đang cần rất gấp để chuẩn bị cho thi học kì, tớ thật sự cảm ơn và sẽ tick cho các bạn giúp mình càng sớm càng tốt. Tớ cảm ơn các cậu nhiều <33

    1
    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    3 tháng 1 2019

    a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

    b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

    c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

    d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

    - Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

    - Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

    e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.

    Bài 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ muốn cam kết rằng, không có ưu...
    Đọc tiếp

    Bài 1: Điền các đại từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Thử diễn đạt lại ý nghĩa của các câu đó, không dùng đại từ. So sánh hai cách diễn đạt và cho biết đại từ ngoài tác dụng thay thế còn có tác dụng gì?

    a) Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, /…./ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

    b) Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và /…/ thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn /…./ thì oai ghê lắm, vì /…/ mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở dưới giếng đều phải hoảng sợ.

    Bài 2: Đọc đoạn hội thoại sau:

    A – Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

    B – Anh xin hứa. (Theo Khánh Hoài)

    - Tìm các đại từ chân thực trỏ ngôi thứ nhất (tao, tôi…), ngôi thứ hai (mày, mi…). Thử thay thế chúng vào chỗ các từ em, anh và rút ra nhận xét về khả năng biểu thị tình cảm kèm theo của từng cách diễn đạt.

    Bài 3: Đọc câu sau:

    Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.

    a) Hãy cho biết em tôi chỉ ngôi thứ mấy?

    b) Đại từ nào có thể thay thế cho em tôi? Em nhận xét gì nếu thay em tôi bằng đại từ đó?

    Bài 4: Tìm đại từ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào

    a.                                              Mình về ta chẳng cho về.

                                               Ta nắm vạt áo ,ta đề câu thơ.

    b.             Hỡi cô tát nước bên đàng

                  Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

    c.                                                      Cháu đi liên lạc

    Vui lắm Chú à?

    Ở đồn Mang Cá ,

    Thích hơn ở nhà.

     

    d.                                       Có gì đẹp trên đời hơn thế

    Người yêu người ,sống để yêu nhau?

     

    e.                                 Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên

                                   Làm cho động địa kinh thiên đùng đùng.

     

    g.                                  Vân Tiên anh hỡi có hay

                                   Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.

     

    h.                                 Em nghe họ nói phong thanh

                                    Hình như họ biết chúng mình ...với nhau.

     

    Bài 5:Tìm và phân tích đại từ trong những câu sau

    a) Ai ơi có nhớ ai không

    Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

    Nào ai có tiếc ai đâu

    Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

                                    ( Trần Tế Xương)

         b) Chê đây lấy đấy sao đành

    Chê quả cam sành lấy quả quýt khô

                                        ( ca dao)

    c)        Đấy vàng, đây cũng đồng đen

    Đấy hoa thiên lý,  đây sen Tây Hồ

                                         ( Ca dao)

    Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ”

    Cứu với!!!

    0
    VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7 Câu 1: ( 2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ...
    Đọc tiếp

    VỚI TƯ CÁCH LÀ GIÁM KHẢO CUỘC THI GIỎI VĂN . MK SẼ RA ĐỀ THI NHƯ SAU . CÁC BẠN LÀM NHA ! DÀNH CHO LỚP 7 vui

    Câu 1: ( 2,0 điểm)

    Cho đoạn văn sau:

    “…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…”

    (Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

    a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

    b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

    c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

    d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

    Câu 2: (3,0 điểm)

    Từ văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu lên công dụng của văn chương, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.(Chỉ rõ câu rút gọn đó).

    Câu 3: (5,0 điểm)

    Mùa xuân là tết trồng cây

    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

    Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ đối với chúng ta qua hai dòng thơ trên?

    ……………….Hết……………

    4
    19 tháng 11 2016

    Câu 1: ( 2,0 điểm)

    Cho đoạn văn sau:

    “…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi ***** một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

    (Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

    a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

    Trả lời : _ Đoạn văn trên được trích trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ “

    _ Tác giả là Phạm Văn Đồng

    b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

    Trả lời : “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác( C )/ quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”( V)

    c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

    _ Phép liệt kê : + Con ng của Bác , đời sống của Bác

    + Bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống

    _ Tác dụng : liệt kê nh chi tiết để lm sáng tỏ Bác là con ng sống giản dị , điều đó đc mọi ng kính trọng , tin yêu .

    d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

    Bác Hồ giản dị trong đời sống , trong việc ăn uống , chứng tỏ Bác rất quý trọng thành quả lao động của mọi người .

    24 tháng 6 2016

    ừm 

    Trần Việt Hà lớp mấy vậy

    31 tháng 10 2017

    - Các từ dùng sai: sáng sủa, cao cả, biết

    - Chữa lỗi:

         + Đất nước ta ngày càng tươi đẹp.

         + Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ quý báu để chúng ta vận dụng vào thực tế.

         + Con người phải có lương tâm.

    22 tháng 12 2017

    1: Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chi ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.

    Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu (nguyên văn chữ Hán) được làm theo thể tứ tuyệt (tuyệt cú).

    Bài Cảnh khuya có bốn câu, mỗi câu bảy tiếng và có ba vần (ở các câu 1, 2, 4) không có gì khác với mô hình chung của thể tứ tuyật thất ngôn. Bài thơ này cũng có cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tâm trạng. So với mô hình chung, bài thơ này chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và 4. Câu 1 ngắt nhịp 3/4, câu 4 ngắt nhịp 2/5 thay vì ngắt nhịp 4/3 như thông lệ.

    Bài Nguyên tiêu (Rằm thúng giêng) theo sát với mô hình cấu trúc chung kể cả cách ngắt nhịp. Bản dịch bài thơ này theo sát ý từng câu nhưng khi chuyển sang thơ lục bát lại có thêm những tính từ miêu tả: lồng lộng (câu 1), bát ngát (câu 4) và động từ ngân, (câu 4).

    2: Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.

    Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở Việt Bắc. Cảnh trăng trong mỗi bài đều có nét đẹp riêng. Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp của một đêm trăng rừng với tiếng suối xa trong như tiếng hát. Cảnh trăng trong Rằm tháng giêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm đầu năm. Hai bài thơ cùng được Hồ Chí Minh sáng tác ờ Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp đều theo thể tứ tuyệt nhưng một bài viết bằng tiếng Việt và một bài viết bằng chữ Hán.

    3: Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?

    “Tiếng suối trong như tiếng hát xã”. Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào "Cảnh khuya". Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe  suối chảy như cung đàn cầm (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi), hay Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền (Tiếng hát bên sông - Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

    Tiếp theo câu 2 đẹp như một bức tranh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.

    4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

    Cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả. Câu 3 thể hiện cốt cách nghệ sĩ lớn của nhà lãnh tụ, người đã nhiều phen bối rối với cảnh trong tù mà trăng quá đẹp. Câu cuối là một bất ngờ đầy thứ vị mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ. Thì ra Người chưa ngủ không phải chỉ để ngắm cảnh mà là để “lo nỗi nước nhà”. Từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4 như cái bản lề mở rộng một cánh cửa hướng nội của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn lớn bao la, vĩ đại biết mấy. Hai nét tâm trạng ấy thông nhất trong con người Bác, con người thi sĩ và chiến sĩ.

    5: Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?

    Bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) có nhiều hình ảnh và từ ngữ rất tương đồng với những hình ảnh và từ ngữ trong nhiều câu thơ ở Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.

    - Hai chữ yên ba rất thường gặp trong thơ cổ điển Trung Quốc Việt Nam nói chung, thơ Đường nói riêng, rốt tiếc câu thơ dịch bỏ mất.

    - Hai câu cuối từ ngữ âm điệu rất gần gũi với một số câu thơ Đường và thơ cổ điển quen thuộc: chẳng hạn như hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:

    Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự

    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

    Dịch thơ:

    Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

    Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Không Lộ Thiền sư đời Lí:

    Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.

    Dịch thơ:

    Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che dầy thuyền.

    Ngoài ra ý thơ “nước liền trời" ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:

    Lạc hà dữ cô lộ tề phi

    Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

    (Ráng trời cùng bay với cò lẻ

    Nước thu một màu với trời cao.)

    Điều này cho thây màu sắc cổ điển đậm nét trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.

    6: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

    Câu 1: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên (Đêm nay rằm tháng giêng, trăng vừa tròn) mở ra hình ảnh một vầng trăng xuân “lồng lộng” giữa một bầu trời xuân trong trẻo cao rộng.

    Câu 2: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. (Sông xuân nước xuân liền với trời xuân) mở ra một không gian xa rộng tưởng như không có giới hạn. Trong bảy chữ của câu thơ đã có hết ba chữ xuân làm cho một sắc xuân tràn đầy khắp cả câu thơ. Xuân giang xuân thủy trải ra bề rộng, động từ tiếp tíong tiếp xuân thiên dựng lên cả một chiều cao.

    Cách miêu tả không gian ở đây theo cách miêu tả truyền thông của thơ cổ phương Đông, chú ý đến đại thể, đến toàn cảnh, sự hài hòa thông nhất các bộ phận trong cái toàn thể chớ không đi sâu miêu tả tỉ mỉ chi tiết các đường nét.

    7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mồi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

    Hai bài thờ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Hồ Chí Minh làm trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài Cảnh khuya Bác viết năm 1947 vận nước đang rất khó khăn. Bài Rằm tháng giêng Bác viết đầu năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc. Phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác chúng ta mới thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan ở vị lãnh tụ kính yêu. Phong thái ấy bộc lộ từ những rung động nhạy cảm, tinh tế dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước: một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng vằng vặc. Phong thái ung dung lạc quan còn toát ra từ hình ảnh lướt đi phơi phới của một con thuyền chở đầy ánh trăng trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai cùa đất nước (theo ý nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh trong Trần mà như thể kém gì tiên).

    ĐỌC THÊM

    NGẮM TRĂNG

    Trong tù không rượu củng không hoa

    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

     Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

    Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

    (Hồ Chí Minh)

    TIN THẮNG TRẬN

    Trăng vào của sổ đòi thơ

     Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

    Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

    Ấy tin thắng trận liên khu báo về.

    (Hồ Chí Minh)



    Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-baicanh-khuya-ram-thang-gieng-nguyen-tieu-trang-140-sgk-ngu-van-7-c34a22914.html#ixzz51zwHtwDc

    17 tháng 4 2018

    Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào “trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

    Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi chứ không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh nữa. Thời tiết thuận lợi, kèm theo có những cơn mưa xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây xanh, trồng cây vào mùa xuân cây cối sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Đó chính là lý do mà Bác cho rằng mùa xuân là mùa để trồng cây.

    Nhưng ở câu thơ thứ hai từ “xuân” ở đây không còn là từ “xuân” để chỉ mùa bắt đầu của một năm nữa mà từ “xuân” trong “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là để chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước. Vậy việc trồng cây vào mùa xuân có liên quan gì đến sự giàu đẹp của đất nước? Chúng ta cần tìm hiểu về vai trò của cây xanh trong đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí ô xi – một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và hút vào khí các bô níc – một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc trong một bầu không khí trong lành.

     

    Ở đây Bác muốn nhấn mạnh đất nước tươi đẹp không chỉ ở sự giàu có về cơ sở vật chất mà còn là sự trù phú của của muôn loài, là sự trong lành trong môi trường mà chúng ta đang sống. Vai trò của cây xanh không chỉ dừng lại ở đó, thực tiễn cho thấy những nơi nào việc chặt phá rừng xảy ra phổ biến thì những nơi đó hay xảy ra các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân vùng đó. Vì vây việc trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là những nơi hay xảy ra lũ quét có ý nghĩa vô cùng to lớn, làm hạn chế các thiên tai vào đất liền. Trồng nhiều cây tạo thành rừng còn là nơi sinh sống, cư trú của rất nhiều loài động vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật nước ta. Không chỉ vậy cây xanh còn góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua việc cung cấp một lượng gỗ lớn để sản xuất các đồ dùng mĩ nghệ và công nghiệp sản xuất giấy. Phân tích vai trò của cây xanh ta mới hiểu rõ ý của Bác qua hai câu thơ.

    Bác đã lấy việc trồng cây xanh vào mùa xuân làm cơ sở để tạo nên “mùa xuân” của đất nước. Đây là một lời dạy quý báu và ngày nay chúng ta vẫn ghi nhớ lời căn dặn ấy thông qua các hoạt động thực tiễn như ngày hội trồng cây xanh ở các cơ quan, trường học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo nên sự trong lành của bầu không khí.

    Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của cả dân tộc đã để lại cho chúng ta những lời dạy quý báu, một trong số đó là việc trồng cây vào mùa xuân để từ đó làm nên mùa xuân của đất nước.

    17 tháng 4 2018

    “Mùa xuân là tết trồng cây, 
    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” 
    Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. 
    Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” . 
    Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.