K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2022

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết dịu dàng. Nhà vua hết mực yêu thương nên muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng nên đã tổ chức

Nghe tin nhà vua muốn kén rể, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Tên của chàng là Thủy Tinh.

Cả hai người đều vô cùng xuất chúng nên vua Hùng không biết chọn ai. Vua bèn ra lệnh:

- Hai người đều vừa ý ta cả. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về. Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ liền nổi giận, đem theo quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Thấy vậy, Sơn Tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ.

Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Từ đó càng thêm oán nặng thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng đều thua trận.

10 tháng 1 2022

Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.

Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.

Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.

Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.

Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc. HT : LOP 5   

Sọ Dừa

NG
22 tháng 12 2023

Tham khảo
- Thay vì vào bài trực tiếp, chúng ta có thể mở bài gián tiếp

+ Trong chuyến đi: Nhân một chuyến du lịch đến làng Gióng,…. tôi đã được chú/cô hướng dẫn viên kể lại câu chuyện về sự tích nơi này.

+ Khi làm bài tập: Khi được yêu cầu viết một bài văn kể lại câu chuyện truyền thuyết ưa thích, tôi đã nghĩ ngay đến Thánh Gióng.

+ Trong sinh hoạt gia đình: Cha mẹ tôi luôn dạy tôi phải trân trọng lịch sử. Tôi đã được nghe không biết bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong những bữa ăn/buổi đi chơi. Tối qua, tôi được mẹ kể về Thánh Gióng.

....

- Sau đó dẫn vào câu chuyện:

Đó là câu chuyện từ thời Hùng Vương thứ 6, tại làng Gióng. Có một đôi vợ chồng già vô cùng chăm chỉ, đức hậu nhưng mãi chưa có được mụn con nào. Thế rồi một hôm, bà lão trông thấy một vết chân rất to trên nền đất nên tò mò ướm thử chân vào. Nào ngờ không lâu sau bà mang thai. Điều kì lạ chưa dừng ở đó. Bà lão mang thai đến 12 tháng mới sinh được cậu con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Thế nhưng, cậu bé lên 3 rồi mà vẫn chưa thấy nói, thấy cười hay thấy đi, cứ đặt đâu thì nằm đó. Thời đó, giặc Ân hung bạo sang xâm lược nước ta. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, chiến tranh liên miên. Thấy vậy, nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi. Nghe vậy, cậu bé lên 3 ấy liền cất những câu nói đầu tiên trong cuộc đời ''Mẹ ra mời sứ giả vào đây''. Khi sứ giả vào, cậu bé bảo ''Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.''. Nhà vua nghe vậy liền cho thợ làm gấp những vật mà cậu bé dặn dò. Lạ hơn là, sau ngày hôm đó, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mãi không no, áo vừa mặc đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm lụng bao nhiêu cũng không đủ nuôi người con nên phải đành nhờ cậy hàng xóm. Bà con xung quanh đều  vui lòng góp gạo nuôi chú bé vì ai cũng muốn quân giặc sớm bị tiêu diệt. Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cũng là lúc thế nước đang rất nguy vì giặc đã đến gần chân núi Trâu Sơn. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc để đón đầu chúng. Người tráng sĩ lúc này đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Roi sắt gãy thì nhanh trí nhổ cụm tre cạnh đường mà quật giặc đến tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà tháo chạy, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đó, người cởi áo giáp sắt, một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Cảnh ấy mới thật tráng lệ, hùng vĩ làm sao. Sự góp sức chống giặc của người tráng sĩ được vua nhớ công mà phong là Phù Đổng Thiên Vương. Vua ban lệnh lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng (hay còn gọi là làng Gióng). Mỗi năm khi đến tháng Tư, làng mở hội to. Nhiều người kể rằng, những bụi tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy mới ngả sang màu vàng óng như vậy, còn những vết chân ngựa lại thành những ao hồ liên tiếp Người ta còn truyền nhau rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng cho nên gọi đó là làng Cháy. 

- Có thể kết thúc ở đó hoặc mở rộng thêm một số ý như sau:

+ Ý nghĩa truyền thuyết: Truyền thuyết “Thánh Gióng” mang theo ước mơ về người anh hùng chống giặc của nhân dân ta. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần kiên cường, bất khuất, không ngại chiến đấu để bảo vệ bờ cõi dân tộc.

+ Kết lại hoàn cảnh mở câu chuyện: Đi du lịch (Buổi thăm quan đến đó là kết thúc, sau khi về nhà trong đầu tôi vẫn không thôi hiện lên hình ảnh Thánh Gióng); trong sinh hoạt (Khi ăn xong bữa cơm, vì quá hứng thú trước câu chuyện mẹ kể mà tôi đã lên mạng tìm hiểu ngay về nó. Càng tìm hiểu, tôi lại càng yêu mến lịch sử, văn hóa nước mình. Tôi đã đề nghị mẹ cho mình một chuyến đi tham quan đến làng Gióng nếu như đợt tới điểm kiểm tra của tôi đạt 9.0.)....

+ Bài học bản thân/Liên hệ bản thân: Qua câu chuyện, tôi hiểu được sự nghiệp gian khổ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, với trách nhiệm của một người công dân nói chung và người học sinh nói riêng, em tự nhắc nhở bản thân phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức để góp phần nhỏ bé xây dựng đất nước.

26 tháng 9 2019

- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18

- Yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.

- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".

Tóm tắt lại truyền thuyết Nàng HanTRUYỀN THUYẾT NÀNG HANNỮ TƯỚNG ANH HÙNG CỦA NGƯỜI THÁIChuyện truyền thuyết Nàng Han từ thời xưa của dân tộc Thái kể về nữ tướnganh hùng ,trong lúc bản mường bị giặc ngoại xâm cướp phá,có người phụ nữ trẻ mặc giả trai đến kêu gọi thanh niên trai trẻ đi đánh đuổi giặc ra khỏi bản mường.Truyền thuyết như vậy nên nhiều bản mường người Thái có đền thờ...
Đọc tiếp

Tóm tắt lại truyền thuyết Nàng Han

TRUYỀN THUYẾT NÀNG HAN
NỮ TƯỚNG ANH HÙNG CỦA NGƯỜI THÁI

Chuyện truyền thuyết Nàng Han từ thời xưa của dân tộc Thái kể về nữ tướng
anh hùng ,trong lúc bản mường bị giặc ngoại xâm cướp phá,có người phụ nữ trẻ mặc giả trai đến kêu gọi thanh niên trai trẻ đi đánh đuổi giặc ra khỏi bản mường.Truyền thuyết như vậy nên nhiều bản mường người Thái có đền thờ và lễ hội Nàng Han,như địa danh có thật dưới đây.

 

Bờ sông Nậm Na ở đầu bản Chiềng Nưa,xã Chăn Nưa,huyện Sìn Hồ,tỉnh Lai Châu có bãi cát mịn tên gọi là Đon Tướng ( bãi cát tướng quân ) phía đầu nguồn có mỏm đá nhô ra bờ sông,nơi đây ngày xưa có đền thờ Nàng Han.Ngày rằm tháng giêng hằng năm lễ hội cúng tế Nàng Han được tổ chức tại đây .

Truyện kể rằng : Ngày xửa ngày xưa bản mường phía Bắc đang sống yên vui thanh bình thì bị giặc ngoại sâm tràn xuống cướp bóc. Bọn giặc hunh ác, đi đến đâu là khói lửa ngút trời,chúng đốt phá nhà cửa,chém giết dân lành,người già trẻ nhỏ cũng không tha,tiếng kêu khóc oán hận thấu tận trời xanh .Các tù trưởng tổ chức quân lính chống cự nhưng thế giặc mạnh không thắng được bọn chúng,các bản mường lần lượt thất thủ rơi vào tay giặc. Trong tình cảnh bản mường ngàn cân treo sợi tóc.

Một hôm bỗng xuất hiện một chàng trai trẻ,khôi ngô tuấn tú mặt hồng hào tươi như bông hoa,mặc áo giáp.Không ai biết người từ phương nào đến,cũng không biết họ tên là gì. Chàng trai kêu gọi những thanh niên trai trẻ chưa lập gia đình vào quân lính để chống giặc cứu bản mường.Chàng huấn luyện cho họ biết sử dụng cung nỏ,gươm giáo cũng như cách sung pha trận mạc giáp mặt với quân thù.Tất cả đều bầu chàng trai làm tướng và gọi chàng là anh tướng.
Khi quân lính đã được huấn luyện thành thạo,anh tướng chọn được ngày lành đã tập trung quân lính tại Đon Tướng , anh tướng lệnh cho mổ trâu trắng tế thần trời thần đất,thần núi thần sông và khao quân sĩ cơm thịt no say trước khi ra trận. Rồi anh tướng cưỡi ngựa dẫn đầu đưa quân ra trận đánh giặc,có câu thơ làm chứng :
“ Tắm nước Nàng Han lội chỗ sâu
Đánh giặc Nàng Han dẫn đầu”.(1)
Anh tướng xông vào chém giết bọn giặc như vào chỗ không người,không mũi tên,gươm giáo nào đụng được đến người vị tướng trẻ.Anh tướng cùng quân lính dũng mãnh kéo đến bản nào là bọn giặc thua chạy tan tác.Bọn chúng run rẩy,kêu khóc giẫm đạp lên nhau bỏ chạy về mường chúng ở phương Bắc.
Đánh đuổi bọn giặc ác ra khỏi bản mường,quân lính kéo về trước sự vui mừng chào đón của dân các bản mường.Anh tướng dẫn quân về tập trung ở bãi cát tướng quân,rồi lệnh cho mọi người xuống sông Nậm Na tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị dự liên hoan mừng chiến thắng.Khi đó anh tướng cũng lấm lem bụi đất lẫn máu quân địch,nên đã trèo qua mỏm đá chắn phía đầu nguồn Đon Tướng sang tắm ở vũng có tên gọi là Nghe Van Hung ,nơi này khuất ở Đon Tướng nhìn sang không thấy.Anh tướng tắm rửa sạch sẽ,bỏ lại quần áo,giáp trụ bên bờ sông rồi biến mất cũng đột ngột như lúc anh đến vậy.


Dân chúng và quân lính chờ lâu quá không thấy anh tướng quay về nên đã kéo nhau đi tìm.Người đâu không thấy ,chỉ thấy quần áo,đồ đạc bỏ lại ở bờ sông, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy quần áo lót của tướng quân là đồ của con gái! Xem xét kỹ mọi người mới vỡ lẽ,thì ra anh tướng trẻ tuổi dũng mãnh của họ là người con gái xinh đẹp,mặc giả trai để chiêu mộ binh sĩ và cầm quân đánh giặc(2),họ mới đặt tên cho anh tướng là: Nàng Han.
(Nàng là chỉ người con gái danh giá xinh đẹp. Han là từ chỉ những người gan dạ dũng cảm)

 

 

 

Một số hình ảnh trong Lễ hội gội đầu để tưởng nhớ Nàng Han và Lê hội đua thuyền truyền thống Quỳnh Nhai

Không tìm thấy người,quần áo thì bỏ lại ở bờ sông nên có người cho là Nàng Han đã lâm nạn ở dưới sông rồi.Có người cho rằng Nàng Han là nàng thuồng luồng(3) lên giúp dẹp giặc,giặc tan nàng trở về thủy cung ở dưới sông rồi. Có người lại nói,Nàng Han là nàng tiên trên mường trời xuống giúp dân Thái đánh giặc, đánh đuổi hết giặc, bản mường bình yên nàng bay lên mường trời rồi. Không biết ai đúng ai sai,nhưng chiến công của Nàng Han giúp dân đánh đuổi giặc ác là có thật nên các tù trưởng đã thông báo cho các bản, mường người Thái ở gần bờ sông lập đền thờ cúng Nàng Han,cầu khấn Nàng phù hộ:
“Bản, mường bình yên
Muôn dân mạnh khỏe
Trẻ nhỏ sinh sôi
Người già thượng thọ
Mùa màng tốt tươi
Thóc lúa ngập đồng
Cá đầy sông suối”.(4)
Chính vì thế nhiều bản,mường người Thái mới có đền thờ Nàng Han.Còn tại địa điểm trên,nơi mỏm đá chắn Đon Tướng với vũng nước Nàng Han tắm người ta dựng đền thờ để cúng tế lễ hội Nàng Han hàng năm.Trước đây vào chiều mười lăm tết đều có tổ chức lễ cúng tế long trọng và độc đáo.Nhưng về sau đã bị bãi bỏ,hiện nay đã thất truyền.
Địa danh này hiện nay cũng không còn nữa vì đã chìm sâu dưới đáy lòng hồ thủy điện Sơn La rồi.

Chú thích:

1+4) Trích trong lời cúng tế Nàng Han.
2) Mặc giả trai: Ngày xưa việc nhà binh trận mạc là đều tối kỵ đối với đàn bà con gái.Vì thế Nàng Han mới phải mặc giả con trai,nếu người ta biết là con gái thì sẽ không có ai đi theo.
3) Nàng thuồng luồng: Những con vật linh thiêng đối với người Thái không có trong tứ linh ( Long,li,quy,phượng ) Mà là con thuồng luồng ngự dưới lòng sông.Có truyện thơ “Nàng É Khạy” chữ Thái cổ tả chi tiết về thuồng luồng.

 

0
1 tháng 11 2021

1.dân gian

1 tháng 11 2021

còn mấy cái kia ko bt:>

21 tháng 1 2022

Refer:

 -Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng, công cuộc trị thủy thời đại mở nước, dựng nước của nhân dân ta.

- VD: Sự tích trầu cau

Hùng Vương chọn đất đóng đô

Vua Hùng dạy dân cấy lúa

Vua Hùng trồng kê tra lúa

Chử Đồng Tử

21 tháng 1 2022

- Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh gắn liền với thời đại các Vua Hùng trong lịch sử dân tộc ta
Một số truyền thuyết kể dân gian có cùng thời đại với văn bản: 
- ​Truyền thuyết bọc trăm trứng
- Truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng
- Truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dày
- Truyền thuyết về Mai An Tiêm

 

 

20 tháng 11 2021

A

20 tháng 11 2021

Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

B. Những câu chuyện hoang đường, li kì

C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật

D. Những câu chuyện có thật

28 tháng 1 2022

Tham khảo:

 

Ngày xửa ngày xưa, cái "ngày xửa ngày xưa" ấy, cách nay khoảng bốn nghìn năm có lẻ. Thuở ấy Trái Đất còn hoang sơ lắm. Trên bờ muông thú chạy tung tăng, chim chóc líu lo ca hát. Dưới nước cá từng đàn bơi lội nhởn nhơ.

Ta tên là Âu Cơ, con gái út Thần Nông - vị thần được giao đảm nhiệm công việc trồng cây trên thiên đình và coi sóc việc nhà nông dưới trần gian. Được cha mẹ cưng chiều, ta thường cùng các chị em tiên nữ xuống trần gian du ngoạn ngắm cảnh đó đây.

Một lần, đang tung tăng bên bờ suối mát, ta bất chợt trông thấy một trang tuấn kiệt. Trông chàng thật khôi ngô, tuấn tú với chiếc vòng ngọc trai lấp loá, răng trắng như ngà voi, thân hình dẻo dai như cá mập đang bơi lội. Giọng chàng âm vang như tiếng chuông, đôi mắt thăm thẳm như sóng nước biển khơi. Khỏi cần nói ta đã bối rối như thế nào. Ta định trốn vào sau lưng mấy cô bạn nhưng chàng đã trông thấy, liền tiến đến bắt chuyện. Tên chàng là Lạc Long Quân, con trai Thần Long Nữ, chủ nhân của biển khơi.

Hôm sau chàng lại đến, không quên mang theo rất nhiều trai ngọc để làm quà. Mấy nàng tiên thoáng cái đã biến đâu mất, để ta ở lại một mình. Muốn chạy trốn mà sao chân bước không nổi. Chúng ta kết hôn rồi cùng nhau sống những ngày tháng hạnh phúc ở cung điện Long Trang.

Chẳng bao lâu ta có mang. Chàng mừng lắm. Chẳng ngờ khi sinh ra lại chỉ thấy một cái bọc, trong bọc có trăm trứng. Một hôm, chúng ta ra ngoài, khi về gần đến nhà bỗng nghe tiếng trẻ nô đùa, cười nói ầm ĩ. Đến nơi thì chao ôi! cả một đàn đúng một trăm đứa trẻ đang chạy nhảy và cười đùa. Bọc trăm trứng của ta đã nở thành trăm con. Có một đứa đã vui, bây giờ niềm vui được nhân lên đúng một trăm lần.

Những đứa trẻ lớn nhanh vùn vụt. Thoáng cái, chúng đã thành những chàng trai dũng mãnh.

Cuộc sống tưởng như hạnh phúc trọn vẹn của ta bắt đầu có nỗi buồn, đó là chồng ta nhớ biển đến bần thần, rồi chàng về lại thủy cung, để ta ở lại với bầy con, ngày đêm trông ngóng. Ta nhắn chàng đến hỏi:

- Tại sao chàng không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con?

Chàng nói hai chúng ta, kẻ giống Rồng, người dòng Tiên tập quán khác nhau, không thể chung sống lâu dài. Nay chàng đưa năm mươi con xuống biển, ta đưa năm mươi con lên rừng. Kẻ miền ngược, người miền xuôi nhưng khi có việc phải giúp đỡ nhau. Ta nghe cũng thấy phải.

Cuộc chia tay đầy lưu luyến và bịn rịn. Ta nhìn theo cha con chàng đi tận phía xa, lòng tràn ngập yêu thương.

Con trai cả ở lại cùng ta, được phong làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu. Thông lệ cứ đời sau thì con trưởng lại lên nối ngôi, xưng là Hùng Vương thứ hai, thứ ba... Tất thảy trải qua mười tám đời như vậy.

Lại nói về những đứa con. Sau khi chia tay cha mẹ, chúng toả đi khắp nơi, lập thành các bộ tộc, dần dần nói những thứ tiếng khác nhau, phong tục, thói quen cũng khác. Dù không mấy khi gặp được nhau nhưng tất cả vẫn luôn nhớ đều là anh em một nhà. Mỗi khi quân giặc bên ngoài kéo đến xâm lược, chúng lại bảo nhau chung sức lại đánh đuổi kẻ thù.

Bởi thế nên trên đất nước Việt Nam ngày nay có tới trên năm mươi dân tộc nhưng tất cả đều là anh em một nhà, đều là con cháu của ta.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo những bài tập làm văn về tác phẩm Con rồng cháu tiên khác mà Đọc tài liệu đã tổng hợp và biên soạn để giúp các em thêm hiểu về giá trị nội dung, giá trị nhân văn, nghệ thuật mà tác phẩm mang lại. Chúc các em có những bài tập làm văn hay và ý nghĩa.

28 tháng 1 2022

Bạn tham khảo :

 

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kỳ sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

 

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

14 tháng 12 2018

các nhân vật

lịch sử

kì ảo

thái độ

nhân vật

14 tháng 12 2018

     Truyển thuyết là loại truyện dân gian kể về .. nhân vật...... và sự việc có liên quan đến ...lịch sử..... thời quá khứ , thường có yếu tố hoang đường ...kì ảo...... . Truyền thuyết thể hiện ....thái độ........ và cách đánh giá của ....nhân dân...... đối với các sự kiện và nhân vật được kể . 

1 tháng 10 2023

Truyền thuyết về Hồ Gươm là một câu chuyện cổ xưa kể về nguồn gốc của hồ này. Theo truyền thuyết, từ lâu đời, trên vùng đất nay là Hà Nội, có một con rồng tên là Long Vương sống trong một hồ lớn. Long Vương là vị thần bảo vệ cho nhân dân và mang lại sự thịnh vượng cho vùng đất này.

Một ngày nọ, Long Vương đã xuất hiện trong giấc mơ của một người nông dân tên là Lạc Long Quân. Trong giấc mơ, Long Vương đã yêu cầu Lạc Long Quân xây dựng một thành phố mới và đặt tên là Thăng Long, tức là "Rồng bay lên". Lạc Long Quân, người sau này trở thành vua của vùng đất này, đã lắng nghe lời khuyên và tiến hành xây dựng thành phố Thăng Long.

Trong quá trình xây dựng thành phố, Lạc Long Quân đã nhìn thấy một con rồng trắng lớn bay lượn trên mặt nước. Con rồng này được cho là linh vật của Long Vương. Lạc Long Quân tin rằng đó là một điềm báo tốt và quyết định xây dựng một hồ lớn để làm nơi trú ngụ cho con rồng.

Hồ được đặt tên là Hồ Gươm, có ý nghĩa là "Hồ của con rồng". Nó trở thành biểu tượng của thành phố Thăng Long và sau này là Hà Nội. Người dân tin rằng việc xây dựng Hồ Gươm đã mang lại sự may mắn và bình an cho thành phố, và con rồng vẫn tiếp tục bảo vệ và gìn giữ sự thịnh vượng của vùng đất này.

Đến ngày nay, Hồ Gươm vẫn là một điểm đến du lịch nổi tiếng và mang trong mình những câu chuyện và truyền thuyết đầy màu sắc về lịch sử và văn hóa của Hà Nội.