K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2017

Tranh 1 : Cậu bé Cao Bá Quát chợt nảy ra một ý là phải nhìn rõ mặt nhà vua. Để thực hiện được ý muốn đó, cậu đã cởi bỏ quần áo nhảy ùm xuống hồ tắm. Quân lính tới lôi cậu lên. Cậu vùng vẫy, la hét làm náo động cả lên.

Tranh 2 : Thấy thế vua Minh Mạng bèn truyền lệnh dẫn cậu tới xét hỏi. Đến trước nhà vua, cậu tự xưng là học trò ở miền quê xa ra chơi nên chẳng hay biết điều gì. Vua thấy cậu là học trò liền ra vế đối : Nước trong leo lẻo cá đớp cá và buộc cậu phải đối lại.

Tranh 3 : Vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long và đến xem cảnh Tây Hồ. Quân lính rầm rầm rộ rộ đi theo xe bảo vệ nhà vua và bắt dân chúng phải tránh xa con đường của vua đi.

Tranh 4 : Là người có tài, có trí thông minh, cậu bé Quát đối ngay lại : Trời nắng chang chang người trói người . Vua thấy vế đối thật hay, thật hoàn chỉnh liền ra lệnh cởi trói tha cho cậu.

27 tháng 12 2017

Tranh 1: Khi anh ta đem tiền về, người cha ném ngay vào lửa. Anh ta không ngại bóng, thò tay vào lửa lấy tiền. Người cha rất vui biết rằng đó chính là những đồng tiền do anh ta tự làm khó nhọc mới kiếm ra nên hết sức quý chúng, tiếc chúng.

Tranh 2: Hai ông bà già rất an tâm trao hũ bạc cho con và ông còn cho con một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc : Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. Đó là hai bàn tay cần mẫn lao động để làm ra của cải ở trên đời.

Tranh 3: Anh con trai cứ nằm dài ra ngủ cả ngày, còn người cha già đã yếu sức thì vẫn phải nai lưng ra lo việc ruộng vườn.

Tranh 4: Lần thứ hai rời nhà ra đi, người con phải đi xay thóc thuê rất vất vả, phải ăn uống dè sẻn mới dành lại được một nửa gạo công đem bán lấy tiền.

Tranh 5: Người con mang theo một món tiền do mẹ dúi cho ra đi. Khi trở về, anh ta còn lại vài đồng đưa cho người cha. Người cha cầm những đồng tiền ấy ném xuống ao, rồi ta vẫn thản nhiên. Người cha hiểu ngay : những đồng tiền ấy không phải do anh ta tự kiếm.

22 tháng 9 2017

Tranh 3: Hai vị khách được đi thăm khắp các nơi trên đất nước Ê-ti-ô-pi-a.

Tranh 1: Họ được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi nồng hậu, mời vào cung điện, mời tiệc và tặng nhiều quà quý.

Tranh 4: Hai vị khách sắp xuống tàu thì viên quan dẫn đường yêu cầu họ cởi giày ra và cho người cạo sạch đất cát bám vào đế giày. Điều này làm họ hết sức ngạc nhiên.

Tranh 2: Thấy khách tỏ vẻ ngạc nhiên, viên quan giải thích rõ phong tục của người Ê-ti-ô-pi-Qua phong tục này ta được biết người Ê-ti-ô-pi-a vô cùng yêu quý đất đai quê hương. Đất đai của Tổ quốc Ê-ti-ô-pi-a là tài sản thiêng liêng và quý giá nhất đối với họ.

22 tháng 1 2019

Nen-li kể:

Trong buổi học thể dục hôm nay, chúng tôi phải leo lên một cái cột cao rồi đứng thẳng ngườitrên chiếc xà ngang ở phía trên.

   

Nhiều bạn leo giỏi và nhanh như khỉ. Ga-rô-nê leo dễ như không. Cậukhoẻ như một con bò mộng nên làm cái trò này cậu chăng phải gắng sức một chút nào. Tuy nhiên cũng nhiều bạn thì ì ạch mãi mới leo tới xà ngang. Như cậu Xtác-di chẳng hạn, cậu ta thở hồng hộc và mặt đỏ lên như chú gà tây. Khi các bạn khác leo xong chỉ còn một mình tôi. Tôi là một học sinh bị tật nguyền từ nhỏ nên thầy đã miễn cho tôi nhiệm vụ tập thể dục. Tuy nhiên, hôm nay tôi vẫn muốn thử sức mình. Tôi xin thầy cho leo thử. Thầy lưỡng lự một chút rồi cũng bằng lòng. Thế là tôi bắt đầu leo. Chà ! Leo lên cây cột chẳng phải dễ dàng. Tôi nắm chặt lấy cây cột và hai chân cũng quặp chặt thế mà cứ muốn rơi người xuống đất. Tôi cố gắng leo lên từng chút, từng chút một. Tim đập thình thịch trong lồng ngực. Mồ hôi tuôn ra ướt cả lưng và ngực. Tôi vẫn cố leo lên. Chỉ còn chừng nửa mét, rồi hai mươi phân nữa thì tới đích.

Ôi ! Vượt khoảng cách sau cùng này sao mà gian nan thế. Tôi đã mệt lắm rồi nhưng không thể buông tay. Các bạn đứng dưới đang reo hò cổ vũ tôi. Thầy thì nhìn tôi với ánh mắt vừa lo lắng vừa muốn tôi thành công. Tôi lại lên, lên nữa và tay tôi đã bám được xà ngang. Tôi nghỉ lấy hơi một lát ngắn rồi lại leo. Cuối cùng tôi đã đứng được trên xà. Mệt ơi là mệt nhưng quả là vui : Thế là tôi đã có thể làm như các bạn trong lớp của tôi rồi !

18 tháng 9 2017

Tranh 1: Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là việc phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào rừng núi ở hai bên lối đi.

Tranh 2: Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người mệt đang nghỉ chân.

Tranh 3: Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi một cách xoi mói : Bé con đi đâu mà sớm thế ?" Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời : Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà.

Tranh 4 : Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.

13 tháng 7 2019

a) Đoạn 1 : Trên đường phố Thành và Mến kết bạn với nhau từ hồi Thành rời thành phố sơ tán về nông thôn, quê của Mến để tránh sự ném bom phá hoại của giặc Mĩ. Lúc ấy hai bạn còn nhỏ xíu. Thế mà đã hai năm trôi qua. Hôm nay bố Thành đón Mến ra thành phố chơi. Thành dẫn bạn đi thăm phố phường đông vui khiến Mến thấy ngạc nhiên và thích thú.

b) Đoạn 2 : Trong công viên.

   

Khi vào công viên, hai bạn cùng chơi với nhau nhiều trò chơi như ngồi cầu trượt, lên đu quay... Mến say sưa ngắm cảnh mặt hồ rộng lớn lăn tăn gợn sóng. Hồ nước gợi hai bạn nhớ lại những kỉ niệm về vùng quê : hai bạn cùng ngồi thuyền thúng ra đầm hái hoa sen. Đang nói chuyện, chợt hai em nghe thấy tiếng kêu thất thanh : Cứu với !". Thành còn đương ngơ ngác xem có chuyện gì xảy ra thì Mến đã nhảy ùm xuống hồ nước cứu một cậu bé vừa rớt xuống hồ. Mến bơi nhanh và giỏi nên loáng cái đã dìu được cậu bé vào bờ.

c) Đoạn 3 : Lời của bố.

Về nhà, hai bạn giấu không dám kể bố nghe chuyện trên. Nhưng rồi một thời gian, khi Mến đã trở về quê, bố cũng biết chuyện. Bố trầm ngâm bảo Thành :

– Con ạ ! Người ở làng quê là như vậy đấy. Lúc chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho ta. Khi cứu người, họ chẳng hề chần chừ ngần ngại.

5 tháng 4 2018

Chi tiết gây cười ở câu trả lời cuối cùng của bạn học trò vì : cậu bé đang là người viết thư nên sẽ biết được nội dung bức thư nói gì.

20 tháng 12 2019

– Kể lại đoạn 2 : Khi Trần Quốc Khái được cử làm sứ giả sang Trung Quôc, vua Trung Quốc nghe tin ông là người có tài, muốn thử thách ông nên đã mời ông lên một cái lầu cao rồi rút thang ra. Trên lầu không có thức ăn, chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật tại tâm" và một vò nước.

8 tháng 8 2017

Ngày xưa, có một ông vua vì muốn tìm người tài giúp nước nên hạ lệnh mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng . Câu bé thông minh của làng nọ xin được vào kinh gặp vua để cứu dân làng . Cậu gặp Đức vua , khóc và nói với Đức Vua , cha cậu mới đẻ em bé , bắt cậu đi xin sữa cho mẹ , cậu xin không được nên bị đuổi đi . Vua quát , đàn ông làm sao đẻ được . Cậu bé bèn đáp : Vậy tại sao làng con phải nộp gà trống đẻ trứng ?Vua khen câu bé thông minh . Lần sau vua sai sứ giả đưa đến một con chim sẻ , bắt cậu làm ba mâm cỗ. Cậu bé liền đưa sứ giả cây kim để nhờ vua rèn giúp một con dao mổ thịt chim .Vua phục tài và trọng thưởng cậu bé .

9 tháng 11 2021

Ha ha ha ha ha ha ha ha ha ha

24 tháng 1 2018

BÀI LÀM
Vị Trung đoàn trưởng bước vào lán, anh nhìn khắp một lượt những khuôn mặt ngây thơ đáng yêu. Đôi mắt anh ánh lên vẻ dịu dàng và một tình yêu bao la. Anh nhỏ nhẹ nói:
-    Các em ạ, hoàn cảnh của chiến khu lúc này rất khó khăn, sắp tới còn khó khăn hơn nhiều. Tuổi nhỏ các em khó lòng chịu đựng nổi. Vì thế, các em có nguyện vọng trở về quê hương thì Trung đoan sẽ giải quyết. Các em nghĩ sao?

Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, em nào cũng cảm thấy cổ họng mình như có cái gì đó dâng lên tắc nghẹn. Lượm bước đến bên đong lửa đang cháy rực, mắt ứa lệ, giọng run lên:
-    Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ không thể ở chung với loài cướp nước, bán nước.
Cả đội nhao nhao lên:
-    Chúng em xin ở lại!

Nhìn ánh mắt của các em, qua bếp lửa hồng, Trung đoàn trưởng đã cảm nhận được sự quyết tâm và tình cảm tha thiết muốn ở lại của các em, nước mắt anh trào ra.:. Anh nói trong sự xúc động:
-    Nếu tất cả đều xin ở lại, anh sẽ về trao đổi lại với Ban chỉ huy nguyện vọng và quyết tâm của các em.
Nghe Trung đoàn trưởng hứa như vậy, cả đội mừng rơn. Một tiếng hát bỗng cất lên hùng tráng, cả đội hòa theo:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi.
 Nào có mong chi đâu ngày trở về 
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
 Ra đi, ra đi thà chét không lui”...
Tiếng hát truyền đi âm vang cả núi rừng làm cho ai nấy đều cảm thấy ấm lòng.

24 tháng 1 2018

a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.

- Trung đoàn trưởng tới gặp ai ? Trung đoàn trưởng nói gì ?

Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:

-  Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?

b) Đoạn 2: Chúng em xin ở lại.

-  Lượm nói gì ? Toàn đội hưởng ứng ý kiến của Lượm ra sao ? Mừng van xin điều gì ?

Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :

Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."

Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :

"Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !"

Mừng nói thật cảm động : "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !"

c) Đoạn 3 : Lời hứa của chỉ huy.

Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói :

"Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy.”

d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.

Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát "Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi... Ra đi, ra đi thà chết không lui". Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.