K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

     Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

     Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý. Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

     Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

     Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

 

28 tháng 12 2022

Bạn tham khảo dàn ý này nha: 

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ trải nghiệm đáng nhớ cùng với người thân: Những trải nghiệm thật đáng trân trọng. Đặc biệt hơn cả khi được trải qua cùng với những người thân của mình. Và em đã có một trải nghiệm như vậy cùng với (ông, bà, bố, mẹ…).

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung

Thời gian, không gian xảy ra: Quá khứ hay hiện tại? Ở đâu?Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ…

2. Diễn biến trải nghiệm

Lí do xuất hiện trải nghiệm: Ví dụ: Em bị ốm (đau) được mẹ chăm sóc; Một chuyến đi chơi cùng với gia đình; Một lần tham gia trại hè cùng bố mẹ…Diễn biến: Kể lại những sự việc đã diễn ra theo một trình tự nhất định.Suy nghĩ, cảm xúc: Vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, tiếc nuối…Bài học rút ra sau trải nghiệm: Hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, Nhận ra sự quan tâm; chăm sóc của người thân dành cho mình; biết giúp đỡ công việc nhà, tình cảm gia đình gắn kết hơn..

III. Kết bài

Khẳng lại ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người: Trải nghiệm cùng với ông/bà/bố/mẹ… thật đáng trân trọng. Từ đó, em biết quý trọng hơn cuộc sống, cũng như yêu thương những người thân của mình nhiều hơn.

28 tháng 12 2022

các cậu giúp tớ với huhu 

 

12 tháng 11 2021

Bài làm

 

“Bà ơi, bà vào ngồi chỗ cháu này! Nhà cháu ở gần đây nên đứng một lúc cũng không sao ạ!”. Nói xong, tôi vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho bà cụ vừa lên xe buýt. Nhìn nụ cười và ánh mắt ấm áp của bà, tôi cảm thấy thật vui vì đã làm được một điều tử tế dù là nhỏ bé. Tình huống này cũng làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày nào cũng trên chiếc xe buýt số 31 này, ngày tôi nhận được một bài học thật sâu sắc.

Tôi đã là học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở và phải nhiều lẩn thuyết phục, bố mẹ mới chịu để tồi tự đi học bằng xe buýt mà không phải đưa đón tôi như từ ngày bé đến giờ. Tôi chỉ cần bắt một tuyến xe buýt là có thể đi từ nhà đến trường một cách dễ dàng. Những ngày đầu mới đi xe buýt, dù chưa quen vì đông đúc nhưng tôi vẫn hết sức tự hào vì mình đã tự lập trong việc đi lại. Chiếu hôm ấy, sau khi tan học, tôi nhanh chóng lên xe, tìm một chỗ và yên vị chờ vẽ nhà. Bỗng tiếng anh phụ xe vang lên:

– Kìa, bạn trẻ đứng lên nhường chỗ cho cụ già vừa lên xe nào!

Nghĩ lại thật xấu hổ, nhưng khi ấy tôi vội nghiêng đầu tựa vào cửa kính, mắt nhắm hờ ra vẻ như đang ngủ say lắm, mặc kệ bà cụ và lời đê’ nghị của anh phụ xe. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, trong lòng tôi diễn ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau vô cùng. Lúc thì tôi tự nhủ: “Nào, hãy mở mắt ra, đứng dậy và nhường ghế cho cụ già. Ai cũng biết cần phải nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và những người phụ nữ mang thai khi đi xe buýt mà”. Nhưng lại một suy nghĩ khác vỗ vê’ tôi: “Chắc sẽ có người khác đứng dậy nhường ghế thôi, mình đã học cả ngày mệt mỏi quá rồi. Vả lại, mình lên trước, cũng mất tiền đàng hoàng, mình cứ ngồi đây, chẳng có gì sai trái cả”. Cái lí lẽ “người khác sẽ nhường ghế và mình xứng đáng được ngồi vì mệt” khiến tôi ngồi nguyên không nhúc nhích. Điều tôi cần làm chỉ là nhắm mắt, yên lặng và chờ điểm xuống.

Vậy mà tiếng nói của anh phụ lại vang lên lẩn thứ hai, và trong tôi lại tiếp tục tranh đấu: “Trời ơi! Hãy tưởng tượng nếu có một ngày, ông bà của cậu – cũng già yếu thế kia – bước lên xe buýt nhưng không một ai chịu nhường ghế. Cậu thấy thế nào?”. Đột nhiên, tôi giật mình mở mắt vì nghe tiếng anh phụ xe hướng về phía mình

 

-Em gái áo xanh ơi, điện thoại rơi kìa!

Theo phản xạ, tôi vội nhìn xuống chần và tìm điện thoại nhưng không thấy đâu. Thì ra, biết tôi vờ ngủ nên anh trêu đùa để tôi không thể im lặng được nữa. Chỉ ít phút bị “bại lộ” mà tôi thấy thời gian như ngừng trôi, dài đằng đẵng và nặng trĩu. Tôi xấu hổ với tất cả mọi người, nhất là với cụ già có vẻ ngoài đau yếu đang đứng bám vào chiếc cột sắt trên xe. Nhìn xung quanh, những ghế được ngồi phần nhiều đểu là các cụ già và trẻ nhỏ, trừ hàng ghế cuối xe là thanh niên vẫn ngồi vì rất xóc. Tôi bối rối đứng dậy nhường ghế trong lời nhắc nhở nhẹ nhàng của anh phụ xe:

-Thì ra là giả vờ ngủ. Nào nào, học sinh gì mà không ý thức gì hết. Đứng lên nhường ghế cho cụ đi, nhà em ở gần đây còn gì, chỉ hai trạm nữa là đến rồi, đứng một tí thôi.

Mặt tôi lúc ấy chắc phải đỏ như mặt trời vì xấu hổ. Tôi không chờ đến trạm mà vội vã xuống ngay điểm dừng tiếp theo. Ngày hôm ấy, tôi đã đi bộ gẩn một cây số để về nhà, tôi thấy mình không thể, không dám và không còn mặt mũi nào để đi trên chiếc xe ấy vào ngày mai. Có thể mọi người sẽ chỉ nhìn tôi chốc lát, đôi khi là bàn tán vài câu. Với những người cùng đi trên chuyến xe, với bác tài, anh phụ xe và có thể với cụ già hôm ấy, thái độ và hành động của tôi chỉ là một điều khiếm nhã nhỏ nhặt mà họ sẽ quên trong một vài câu chuyện phiếm. Nhưng đối với tôi, đó thực sự là một cuộc chiến nội tâm và một bài học đáng nhớ. Đó là trận chiến có thật, không khói lửa súng đạn, nhưng nhiều ngày sau đó, tôi vẫn luôn suy nghĩ vê’ cách ứng xử

Từ sau sự việc ngày hôm ấy, tôi bắt đẩu chú ý điều chỉnh cách ứng xử với mọi người và quan tầm hơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè. Cũng từ đó, bác tài và anh phụ xe của tuyến xe buýt số 31 thường thấy một cô bé mặc áo đổng phục màu xanh rất hay đứng dậy nhường ghế cho các cụ già và em nhỏ. Không chỉ sau mỗi lần đứng dậy nhường ghế cho người khác, mà bất kì lúc nào làm được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của mình, tôi đều cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn!

2 tháng 12 2021

tham khảo 

1. Mở bài:

  • Trong cuộc sống con người ta phải trải qua những khó khăn thử thách, không ít lần gặp trở ngại
  • Câu chuyện ngắn nói về cách ứng xử của một cô con gái và bà mẹ của mình cùng một hoàn cảnh đã thể hiện rõ điều đó.

2. Thân bài:

  • Câu chuyện kể về việc cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời mưa to. 
  • Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng và đã đi đón con
  • Đi dưới trời mưa nhưng cô bé vẫn mỉm cười, đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời.

=>Hành động của cô bé chỉ một cách sống tích cực, tin tưởng vào mình và không bao giờ sợ hãi trước khó khăn cuộc đời.

=>Ngược lại với cô bé chính là hình ảnh bà mẹ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những người sống bi quan, luôn luôn lo lắng. Như vậy, ý nghĩa của câu chuyện muốn đem đến cho người đọc đó chính là thái độ sống lạc quan tích cực của con người, chủ động biến khó khăn thành cơ hội.

Suy nghĩ về bài học và bài học cho bản thân:

  • Sống lạc quan là yếu tố giúp con người ta tự tin vào chính mình, không yếu đuối gục ngã trước những cạm bẫy của cuộc sống.
  • Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan, yêu đời
  • Tuy nhiên, bên cạnh những người lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời vẫn còn một số người có thái độ bi quan, không tự tin ở bản thân.

3. Kết bài: Sống lạc quan là một trong những phẩm chất mà con người cần có. Cô bé trong câu chuyện trên cũng cho ta thấy rõ được điều đó. Mỗi con người cần học tập cho mình một cách sống yêu đời, yêu người, lạc quan sống có ý nghĩa và mục đích và ước mơ. 

Bài viết

“Người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội”, người lạc quan thấy có cơ hội trong từng khó khăn”. Đúng như vậy trong cuộc sống con người ta phải trải qua những khó khăn thử thách, không ít lần gặp trở ngại. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng và luôn quanh co, và điều quan trọng là ta làm sao để có thể đối diện và vượt qua nó. Câu chuyện ngắn nói về cách ứng xử của một cô con gái và bà mẹ của mình cùng một hoàn cảnh đã thể hiện rõ điều đó.

Câu chuyện kể về việc cô gái nhỏ đi bộ đến trường vào một hôm trời mưa to. Lúc về thời tiết có vẻ còn xấu hơn, gió bắt đầu rít mạnh cùng với sấm chớp. Trong lúc đó bà mẹ ở nhà lòng đầy lo lắng và đã đi đón con. Thật ngạc nhiên khi đến nơi bà mẹ thấy đứa con của mình cứ nhìn lên trời và mỉm cười mỗi khi có tia chớp lóe lên. Khi hỏi con, cô bé hồn nhiên trả lời vì muốn cho mình xinh đẹp hơn bởi thượng đế cứ liên tục chụp ảnh cho mình. Câu chuyện mang đến bài học sâu sắc. Đi dưới trời mưa nhưng cô bé vẫn mỉm cười, đó là thái độ sống lạc quan, yêu đời. Hành động của cô bé chỉ một cách sống tích cực, tin tưởng vào mình và không bao giờ sợ hãi trước khó khăn cuộc đời.

Ngược lại với cô bé chính là hình ảnh bà mẹ. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho những người sống bi quan, luôn luôn lo lắng. Như vậy, ý nghĩa của câu chuyện muốn đem đến cho người đọc đó chính là thái độ sống lạc quan tích cực của con người, chủ động biến khó khăn thành cơ hội.

Sống lạc quan giúp cho con người ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời. Người sống lạc quan luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt yêu thương, đó chính là lí do họ gắn bó với cuộc sống. Sống lạc quan giúp ta luôn nhìn về tương lai, mong muốn một tương lai tốt đẹp. Hơn thế, lạc quan chính là một trong những yếu tố giúp con người ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Cuộc đời là một đường chạy mà ở đó có bao khó khăn, gian nan ấy ta không có tinh thần lạc quan để vượt qua thì đó là một thất bại với cuộc đời, với chính mình. Lạc quan, tích cực là yếu tố giúp ta thêm yêu đời, yêu mình. Thật khó tưởng tượng nếu con người ta sống mà không có tinh thần lạc quan, yêu đời. Cuộc sống luôn chờ đợi và chỉ có thể lạc quan mới khiến con người ta sống có mong ước, sống có hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.

Sống lạc quan là yếu tố giúp con người ta tự tin vào chính mình, không yếu đuối gục ngã trước những cạm bẫy của cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan bao giờ cũng là người có phẩm chất khác tốt đẹp khác, sống lạc quan giúp ta mạnh mẽ ở cuộc đời, giúp ta hướng về tương lai cho dù thực tại có như thế nào. Sống lạc quan là cách sống mà chỉ những người sáng suốt, hiểu thấu cuộc đời sẽ chọn. Gặp một khó khăn bất kỳ, người lạc quan sẽ vượt qua dễ dàng không những thế họ còn có thể in dấu ấn lại với cuộc đời, với xã hội. Những con người đó luôn luôn được xã hội kính trọng và sùng nể. Mặt khác nếu là con người bi quan thì dường như họ ngại tất cả và thậm chí “thấy khó khăn trong từng cơ hội”.

Người sống lạc quan luôn là người thành công, họ vượt qua khó khăn bằng niềm tin của họ, chiến thắng nó bằng sự cố gắng vươn lên của bản thân. Dường như gian nan thử thách chỉ là con đường ngoằn nghèo chứa một khoảng nhỏ trong con đường mà họ chạy. cho dù họ không thành công theo nghĩa thực đi chăng nữa, họ luôn là những con người thành công với chính mình, thành công với cuộc đời.

Người sống lạc quan là người luôn mơ ước cho dù cuộc sống thực tại có ra sao, họ vẫn lạc quan về ý chí tiếp thêm nghị lực cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực. Đó chính là lý giải tại sao lạc quan có thể dẫn chúng ta đến thành công.

Trong thực tế cuộc sống ta đã bắt gặp những tấm gương nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan, yêu đời. Đó là những con người đáng trọng, đáng nể, tiêu biểu trong số đó chính là thày giáo Nguyễn Ngọc Ký người thày muôn thuở của dân tộc Việt Nam. Bị liệt hai tay từ lúc còn nhỏ, không được đi học với bạn bè cùng trang lứa mà trong lòng thấy luôn cháy lên một ước mơ đó là cắp sách đến trường. Bằng niềm lạc quan thày đã vượt qua được mặc cảm, tự ti cố gắng tập viết bằng chân mặc dù có lần bị chuột rút đau tê tái. Và giờ đây không những thày mà cả chúng ta luôn tự hào, kính nể. Hay nói đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta – ta cũng bắt gặp một sự lạc quan yêu đời tha thiết của Bác. Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi về nước rồi sang Trung Quốc bị bắt, Bác vẫn lạc quan, ung dung, yêu đời tha thiết. Bằng niềm lạc quan đó Bác vẫn tin rằng mình sẽ được thả, có ngày dân tộc đất nước ta được giải phóng. Và kết quả thì đúng như suy nghĩ của Bác, thậm chí nó còn thắng lợi hơn, rực rỡ hơn…… Đó chỉ là hai trong những con người đáng quý, đáng trọng mà chúng ta phải học tập rất nhiều.

Tuy nhiên, bên cạnh những người lạc quan, tin tưởng vào cuộc đời vẫn còn một số người có thái độ bi quan, không tự tin ở bản thân.

Đó là một lối sống đáng phê phán bởi lối sống đó là một sự hạ thấp mình, không tin yêu cuộc đời và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những buồn rầu, sự chán nản. Hay có những người quá lạc quan, không chú ý đến những người xung quanh, tự đề cao mình thì đó cũng là những người đáng chê trách. Phải sống làm sao để lạc quan là phương tiện giúp ta tiến xa chứ không phải rời xa xã hội.

Sống lạc quan là cách sống, là thái độ mà mỗi người ai cũng nên có. Cách sống đó tập trung những phẩm chất tốt khác nhau giúp người ta trở nên hoàn thiện mình, tự tin ở mình, vượt qua khó khăn một cách dễ dàng. Nói như vậy, không hẳn cứ gặp khó khăn có lòng lạc quan là vượt qua bởi đó còn là sự hội tụ của những tài năng và công sức khác. Mặt khác ta không nên quá lạc quan để mà chạy với dòng đời một cách nhanh chóng. Đôi khi đó còn là sự trông mong về quá khứ, xem ta đã đi qua thế nào bởi phần đời còn lại cũng chỉ là cái gốc của quá khứ thôi. Niềm lạc quan đôi khi không tránh khỏi những lời luận bàn, bình phẩm của mọi người thế nhưng đó là cách sống mà ta đã chọn thì cũng phải vượt qua nó. Bởi biết đâu đó cũng là một thử thách với cuộc đời.

Câu chuyện chỉ là một mẩu sinh hoạt nhỏ của cô bé và mẹ của cô trong những ngày trời mưa, thế nhưng lại chất chứa bao ý nghĩa và bài học sâu sắc. Đó là lời khuyên, lời khuyến khích mọi người hãy cố gắng sống một cách lạc quan với cuộc đời. Bởi vì, có cách đó ta mới thực sự thêm yêu đời, yêu cuộc sống này. Đồng thời câu chuyện cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho những người đang bi quan, sống như vậy là một cách sống hoài, sống phí, sống không có tương lai. Hãy sống một cách lạc quan để có thể thấy, có thể cảm hết được sự tươi đẹp của cuộc đời.

Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải cố gắng học một cách sống lạc quan với đời, lạc quan trong học tập và rèn luyện để đạt được những ước mơ, những mục tiêu mà mình đề ra. Đó là thành công với chính mình, thành công với cuộc đời.

Sống lạc quan là một trong những phẩm chất mà con người cần có. Cô bé trong câu chuyện trên cũng cho ta thấy rõ được điều đó. Mỗi con người cần học tập cho mình một cách sống yêu đời, yêu người, lạc quan sống có ý nghĩa và mục đích và ước mơ. Sống làm sao cho ra sống, để sau này quay đầu trở lại ta lại không khỏi ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí.

2 tháng 12 2021

tham khảo 2

1. Mở bài: Tôi cũng đã từng biết đến một câu chuyện sâu sắc như vậy, nó bắt đầu từ những lầm lỗi, nhưng kết thúc nhân vật chính nhận được một bài học cho mình, hối hận vì những gì mình gây ra cho những người thương yêu.

2. Thân bài:

  • Câu chuyện mà tôi được nghe thực ra là một bộ phim ngắn do Thái Lan sản xuất
  • Kể về cuộc đời của một người mẹ lam lũ và một anh con trai bướng bỉnh, ngỗ ngược.
  • Người con trai bỏ đi biền biệt, để lại người mẹ đau khổ, cô đơn trong ngôi nhà nhỏ.
  • Người mẹ ở lại mong ngóng còn, lại còn tự trách bản thân lúc ấy đã nặng lời khiến cho con tức giận mà bỏ đi.
  • Bà vừa khóc vừa ôm lấy con chó nhỏ như vừa tìm thấy đứa con của mình
  • Con chó nhỏ chạy mất, bà mẹ hốt hoảng chạy đi gọi con và khi tìm thấy chó nhỏ, bà ôm vào lòng mà không nhận ra người vừa đưa chú chó cho mình lại chính là anh con trai
  • Sự đau khổ, hối hận đan xen, anh ta không cho phép mình bỏ rơi mẹ một lần nữa nên anh ta mặc kệ những ánh mắt tò mò xung quanh mà chạy lại, quỳ xuống dưới chân bà mẹ xin tha thứ. 

=>Câu chuyện về người mẹ điên khiến cho ta trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, cảm thông, thương cảm đến sự xót xa đau đớn và cuối cùng là niềm vui nhen nhóm khi người con cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và trở về.

3. Kết bài: Bài học rút ra: những ai có mẹ thì đừng làm cho mẹ buồn, bởi có đi khắp thế gian thì cũng không tìm ra được ai tốt bằng mẹ.

Bài viết

Cuộc sống là một chuỗi những biến hóa mà không một ai có thể lường trước được mọi điều, chính vì vậy mà khi những biến cố ấy ập đến thì con người thường bị bất ngờ, tùy vào năng lực và khả năng giải quyết của mỗi người mà những biến cố ấy được giải quyết theo những cách thức khác nhau, nếu là người có nghị lực, bản lĩnh không chịu đầu hàng trước số phận thì ta sẽ tìm được cách để vượt qua nó, chinh phục nó. Nhưng cũng có không ít người lựa chọn dừng lại, đầu hàng trước số phận. Tuy cách thức lựa chọn có thể khác nhau nhưng điều mà chúng ta nhận được sau những biến cố bất ngờ đó chính là những bài học vô cùng sâu sắc, là những bài học kinh nghiệm mà ta sẽ mang đến cuối cuộc đời. Tôi cũng đã từng biết đến một câu chuyện sâu sắc như vậy, nó bắt đầu từ những lầm lỗi, nhưng kết thúc nhân vật chính nhận được một bài học cho mình, hối hận vì những gì mình gây ra cho những người thương yêu.

Câu chuyện mà tôi được nghe thực ra là một bộ phim ngắn do Thái Lan sản xuất, câu chuyện kể về cuộc đời của một người mẹ lam lũ và một anh con trai bướng bỉnh, ngỗ ngược. Vì một bất đồng nhỏ mà anh ta bỏ nhà đi biền biệt lãng quên gia đình của mình, cùng vì hành động vô tình đó mà cuối cùng anh ta đã nhận được một bài học sâu sắc, phải hối hận khôn nguôi vì hành động bồng bột, vô tâm của mình. Câu chuyện tuy đề cập đến hình ảnh của một anh con trai nhưng khi xem xong ta sẽ thấy được hình ảnh của chính mình trong đó, bởi trong chúng ta ai cũng đã từng một lần làm cho bố mẹ buồn phiền, cũng từng vì giận dữ mà nói ra những lời không hay với người mà ta yêu thương nhất.

Đến cuối cùng, điều làm ta đau đớn nhất chính là sự hối hận, ăn năn muộn màng bởi trong một phút nào đó ta vô tình lãng quên đi cha mẹ, nhưng đối với cha mẹ thì không như vậy, tình yêu dành cho con cái luôn là vô bờ bến, dẫu con cái có mắc phải những sai lầm không thể tha thứ thì quay đầu ngoảnh lại vẫn có hình bóng của cha mẹ phía sau. Nội dung của bộ phim này kể về một người mẹ già yếu, sống cùng anh con trai trong ngôi nhà nhỏ, nghề nghiệp mà hai mẹ con dùng để mưu sinh hàng ngày là thu mua những đồ đạc cũ mà người ta không cần đến. Trong một lần nóng giận, người mẹ đá mắng anh con trai, nhưng vì tự ái mà anh con trai đã nói những lời không hay với mẹ và từ đó bỏ đi biền biệt, để lại người mẹ đau khổ, cô đơn trong ngôi nhà nhỏ.

Anh con trai đi liền mấy tháng mà không có một chút tung tích, cũng không hồi âm gì cho mẹ già. Nhưng người mẹ thì đâu có thể bỏ mặc mà không quan tâm gì đến đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra được. Dù anh con trai có thái độ hỗn hào với mình nhưng người mẹ vẫn vô cùng đau buồn về sự ra đi của đứa con, mà trên tất cả là lo lắng, lo cho con có đủ cơm ăn, có bị ai bắt nạt hay không. Những ngày mòn mỏi chờ con chở về là những ngày đau đớn nhất đối với bà mẹ, ngày nào bà cũng ra cửa trông ngóng đứa con nhưng đều thất vọng trở vào. Thậm chí người mẹ ấy còn tự trách bản thân lúc ấy đã nặng lời khiến cho con tức giận mà bỏ đi.

Thế rồi không thể yên tâm ở nhà chờ đợi nữa, người mẹ già đã qua tuổi lục tuần ấy đã gom góp tất cả tiền bạc mà mình có, khăn gói lên đường tìm kiếm con trai. Bà mẹ không biết anh con trai đi đâu về đâu nhưng vẫn mang theo bức ảnh đã bạc màu khắp nơi dò hỏi tin tức của người con. Đất nước rộng lớn như vậy, không có một địa điểm cụ thể, người mẹ ấy cứ mải miết đi hết thành phố này qua thành phố khác, đến đâu bà cũng hỏi nhưng một chút tin tức cũng không có. Tiền bạc mang trên người cũng hết, ban ngày bà tìm con, ban đêm lại ngủ ở gầm cầu, ven đường vô cùng đáng thương. Ngay cả những bữa ăn qua ngày cũng là những người qua đường cho.

Cầm lấy thức ăn được người ta cho, bà mẹ ứa nước mắt nghĩ về đứa con, và rồi quá đau khổ, bế tắc người mẹ ấy đã hóa điên. Dù đã không còn ý thức minh mẫn nhưng người mẹ ấy vẫn lang thang trên đường gọi con, người mẹ ấy già xọm đi, quần áo rách rưới, người ta thường nhìn thấy bà tìm kiếm đồ ăn ở những thùng rác công cộng. Hình ảnh đáng thương của bà mẹ khiến ta không cầm được nước mắt và thêm trách người con đã quá vô tâm, tàn nhẫn với mẹ của mình. Và trong một lần tìm kiếm thức ăn, bà mẹ nhìn thấy một chú chó nhỏ bị bỏ rơi, bà ôm con chó vào lòng và tưởng tượng đến hình ảnh đứa con lúc còn nhỏ.

Bà vừa khóc vừa ôm lấy con chó nhỏ như vừa tìm thấy đứa con của mình, đi đâu bà cũng gánh theo chú chó với tâm trạng đầy hồ hởi, những người xung quanh nhìn bà với con mắt cảm thông có, chê cười có. Và rồi đến một ngày định mệnh, con chó nhỏ chạy mất, bà mẹ hốt hoảng chạy đi gọi con, bà nhớ lại khoảnh khắc lúc con trai bỏ mình mà đi, bà mải miết chạy và tìm thấy chó nhỏ, bà ôm vào lòng mà không nhận ra người vừa đưa chú chó cho mình lại chính là anh con trai. Bất ngờ đau đớn hơn cả là anh con trai, bởi anh ta vẫn nghĩ mẹ mình đang sống yên ổn ở quê.

Tình trạng đáng thương của bà mẹ khiến cho anh ta ngỡ ngàng, đau đớn, muốn nói mà không nói ra được lời nào, chỉ biết câm lặng nhìn bà mẹ bế con chó mà rời xa mình. Sự đau khổ, hối hận đan xen, anh ta không cho phép mình bỏ rơi mẹ một lần nữa nên anh ta mặc kệ những ánh mắt tò mò xung quanh mà chạy lại, quỳ xuống dưới chân bà mẹ xin tha thứ. Kết thúc bộ phim, người mẹ vẫn chưa thể nhận ra được đứa con nhưng với sự hối lỗi chân thành của người con thì ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng anh ta sẽ không bao giờ mắc phải lỗi lầm xưa một lần nữa, người con bằng tình yêu, sự hối hận của mình rất có thể làm cho người mẹ trở nên tỉnh táo hơn chăng? Ta hoàn toàn có thể tin vào điều đó.

Câu chuyện về người mẹ điên khiến cho ta trải qua nhiều cung bậc của cảm xúc, cảm thông, thương cảm đến sự xót xa đau đớn và cuối cùng là niềm vui nhen nhóm khi người con cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và trở về. Hơn hết, câu chuyện còn nhắc nhở ta trong cách ứng xử với mẹ của mình, trong cuộc sống đã có rất nhiều lần chúng ta có những xung đột, mâu thuẫn mà lớn tiếng với mẹ. Những lúc ấy chúng ta không ý thức được chúng ta đã nói những gì nhưng đó đều là những mũi dao đâm vào trái tim của những người mẹ. Mẹ có thể không biểu hiện sự đau đớn, mất mát ấy ra bên ngoài nên ta thường vô tâm bỏ qua và không mấy để ý.

Nhưng dù có lúc tức giận mà lớn tiếng với chúng ta đi nữa thì tình cảm của người mẹ đối với con cái của mình lại không hề một chút đổi thay, mẹ trách mẹ mắng bởi mẹ quan tâm và mong muốn chúng ta có thể trở thành những con người có ích, nghĩa là mong chúng ta tiến bộ, trưởng thành hơn. Nhưng bản thân chúng ta lại không vậy, cãi lại mẹ chỉ vì cái “tôi” đầy ích kỉ và thiển cẩn, những lời nói không hay của chúng ta sẽ làm cho mẹ buồn nhưng mẹ lại chẳng bao giờ trách mắng mà chỉ để trong bụng.

Sau tất cả thì người mẹ vẫn dành cho những đứa con tình yêu bao la, rộng lớn nhất, tấm lòng vị tha của người mẹ có thể tha thứ cho mọi lỗi lầm của người con, thậm chí có thể cảm hóa sự bướng bỉnh, làm cho những đứa con thay đổi tích cực hơn. Như trong câu chuyện trên, tuy là kết mở nhưng ta cũng tạm thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng sau bao nhiêu sóng gió của cuộc đời mình thì bà mẹ cũng tìm được anh con trai, dù nhận thức có mơ hồ nhưng giọt nước mắt đau khổ của bà mẹ cuối câu chuyện chính là một dấu hiệu cho một khởi đầu mới tốt đẹp hơn chăng.

Sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành mẹ đã trải qua vô vàn những khó khăn nhưng mẹ không bao giờ nói, những lời nói của mẹ lúc tức giận có thể làm ta buồn nhưng những hành động của mẹ lại chứa chan yêu thương. Vì vậy những ai có mẹ thì đừng làm cho mẹ buồn, bởi có đi khắp thế gian thì cũng không tìm ra được ai tốt bằng mẹ.

27 tháng 8 2023

Bài văn kể chuyện: Một lần mắc lỗi với người thân

Mở bài:

Em là con út trong gia đình có ba anh chị em. Khi em lên lớp ba, bố mẹ em phải lên thành phố làm việc để kiếm tiền nuôi con ăn học. Em không muốn xa bố mẹ, nhưng em cũng không muốn rời khỏi quê hương yêu dấu của mình. Em quyết định ở lại quê sống cùng bà ngoại.

Thân bài:

Bà ngoại là người rất hiền lành, yêu thương cháu nội. Bà luôn lo lắng cho em, cho dù em đã lớn khôn rồi. Bà luôn dậy sớm để nấu cơm cho em, đưa đón em đi học, giúp em làm bài tập, mua cho em những món ăn em thích... Em rất biết ơn và yêu quý bà.

Nhưng có một điều em không thích ở bà, đó là bà luôn ép em học thêm nhiều môn. Bà muốn em giỏi giang như anh chị của em, để sau này có thể vào được trường đại học danh tiếng. Em hiểu ý tốt của bà, nhưng em lại không thích học thêm. Em chỉ muốn được chơi đùa với bạn bè sau giờ học, được xem phim hoạt hình yêu thích, được ngủ nướng vào buổi sáng...

Một hôm, bà đưa em đến nhà cô giáo dạy thêm toán. Em không muốn đi, nhưng bà cứ nài nỉ em. Em bực bội, quát lên với bà: "Bà cứ ép em học thêm làm gì? Em không thích học thêm đâu! Bà cứ để em yên, em muốn được tự do!" Bà nghe xong, mặt buồn bã, không nói gì. Bà chỉ ôm em vào lòng, vuốt ve mái tóc của em, rồi nói: "Bà biết con không thích học thêm, nhưng bà chỉ muốn con có một tương lai tốt đẹp. Bà không muốn con phải khổ như bố mẹ con. Bà yêu con lắm, con ạ!"

Em nghe bà nói, cảm thấy xấu hổ và hối hận. Em đã làm bà buồn, đã không hiểu cho bà. Em ôm bà chặt lại, xin lỗi bà nhiều lần. Bà cười khẽ, vuốt ve đầu em, nói: "Bà tha lỗi cho con rồi. Con hãy cố gắng học tập cho tốt nhé. Bà tin con sẽ làm được!"

Kết bài:

Từ đó, em đã thay đổi thái độ với việc học thêm. Em không còn than phiền hay chống đối nữa. Em cố gắng học hết sức mình, để làm vui lòng bà ngoại. Em cũng biết ơn và yêu thương bà hơn.

Một lần mắc lỗi với người thân đã khiến em rút ra được một bài học sâu sắc. Đó là phải biết trân trọng và tôn trọng người thân, phải hiểu cho hoàn cảnh và mong muốn của họ. Em cũng hiểu được tình yêu thương của người thân là vô giá, là động lực để em vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.