K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2023

Đoạn văn có trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: Bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết quan trọng được kể trong truyện Con muốn làm một cái cây.

- Bối cảnh: Khi được giao viết về ước mơ của em.

- Nhân vật: Bum, bố mẹ, cô giáo

- Sự kiện chính:

+ Bum được ông nội trồng cho một cây ổi từ khi còn trong bụng mẹ.

+ Gia đình Bum chuyển nhà từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, xa bạn, xa cây ổi.

+ Cô giáo giao bài văn viết về ước mơ của em.

+ Bum ước mơ trở thành cây ổi.

+ Cô giáo gọi cho bố mẹ Bum.

+ Bố mẹ quyết định mang cây ổi lên trồng và cho các bạn xuống chơi với Bum.

- Chi tiết quan trọng:

+ Bài văn Bum viết về ước mơ biến thành cái cây

+ Cô giáo gọi kể cho bố mẹ Bum nghe về ước mơ ấy.

NG
8 tháng 1

Đoạn văn đã trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết quan trọng được kể trong truyện Con muốn làm một cái cây:

13 tháng 3 2023

Đoạn văn có giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản:

- Nhan đề: “Con muốn làm một cái cây”.

- Tác giả: Võ Thu Hương

11 tháng 3 2023

Phần nội dung tường trình của văn bản trình bày những thông tin:

- Thời gian, địa điểm xảy ra những người tham gia, diễn biến sự việc

- Nguyên nhân của sự việc

- Hậu quả của sự việc

- Xác định rõ trách nhiệm của người viết tường trình

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, sa- pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn lớn nhỏ trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

 Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, sa- pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn lớn nhỏ trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ (số liệu, hình ảnh, bảng biểu, ... ) Khái niệm “chi tiết” được hiểu linh hoạt theo nhiều cấp độ. Có thể sơ đồ hóa các cấp độ như sau: 

[Thông tin cơ bản⟹ Thông tin chi tiết bậc 1⟹ Thông tin chi tiết bậc 2⟹v. v. ]

a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn trên. Đây là các thuật ngữ của ngành khoa học nào?

b. Giải thích ý nghĩa của từ ngữ được in đậm trong đoạn văn trên. Em hãy tìm thêm một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

a. Các thuật ngữ có trong đoạn văn trên là: Chi tiết, nhan đề, sa-pô, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sơ đồ hóa.

=> Các thuật ngữ của ngành khoa học xã hội.

b. Ý nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn văn trên là: 

- Sơ đồ hóa: là phương pháp diễn đạt nội dung bằng sơ đồ, được kí hiệu bằng: sơ đồ, bảng biểu, lược đồ,...

- Ví dụ từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Tạo hóa, vật hóa, biến hóa, giáo hóa, ....

17 tháng 9 2023

Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét..ét” tạo cảm giác hoang vắng.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

 Nội dung: Kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét… ét” tạo cảm giác hoang vắng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Xác định đề tài và cảm xúc.

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

- Tập gieo vần.

a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

 

a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

a.6. Viết văn bản tường trình:

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

11 tháng 3 2023

Những nội dung đã được trình bày ở phần kết thúc của văn bản:

- Lời đề nghị

- Lời hứa

- Chữ ký và tên của người viết tường trình.

13 tháng 3 2023

 

Dòng “Sông Đen”

Xưởng Sô-cô-la

Một ngày của Ích-chi-an

Đề tài

Chuyến thám hiểm đại dương của nhóm người giáo sư A-rô-nắc trên tàu ngầm Nau-ti-lúx

Chuyến tham quan cậu bé Sác-li và bốn người bạn may mắn khác đến với nhà máy Sô-cô-la kì diệu của Quơn-cơ

Chuyến khám phá đại dương của Ích-chi-an với thân phận là người cá.

Nhân vật

- Giáo sư A-rô-nắc

- Nét Len

- Công-xây

- Thuyền trưởng Nê-mô

- Sác-li và ông nội của cậu bé

- Quơn-cơ

- Bốn đứa trẻ khác và bố mẹ của chúng

- Các công nhân tí hon

- Người cá Ích-chi-an

- Đàn cá heo

- Bố của Ích-chi-an

Sự kiện

Nhóm người giáo sư A-rô-nắc gặp sự cố và được cứu bởi thuyền trưởng Nê-mô và họ có chuyến hành trình khám phá đáy biển tuyệt vời trên tàu ngầm Nau-ti-lúx

Năm cô cậu nhóc may mắn dành được tấm vé tham quan nhà máy Sô-cô-la của Quơn-cơ. Họ đã được chứng kiến một quy trình sản xuất sô-cô-la kì diệu, hoàn hảo. Cùng với đó là bắt gặp sự xuất hiện của công nhân tí hon khiến tất cả đều ngạc nhiên.

Một ngày trên biển tuyệt vời của Ích-chi-an khi cậu được bơi lội như một chú cá. Cậu tự do, thoải mái vượt hồ nước, tìm đến đại dương baoo la, tận hưởng cảnh biển tuyệt vời với những người bạn cá của mình.

Không gian

Trên tàu ngầm Nau-ti-lúx dưới đáy đại dương

Trong xưởng Sô-cô-la kì diệu của Quơn-cơ

Giữa đại dương bao la, rộng lớn

Thời gian

Một ngày trên tàu Nau-ti-lúx

 

Một ngày trên biển của Ích-chi-an

7 tháng 3 2019

1

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".