K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

Bài 3 thiếu ý chưa đủ.

17 tháng 12 2017

Linh Phương Chị ơi, chị tìm hộ em trong sách hay mạng gì đó mà thuyết minh về đồ dùng trong nhà với ạ

4 tháng 12 2017

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1 cũng như bao loại quyển vở khác đều có bìa bên ngoài để bảo vệ những trang giấy bên trong quyển sách được trang trí bằng những hình ảnh đẹp, Mặt bìa bên ngoài trang đầu có màu hồng giống như màu lòng tôm. Phía trên bìa là hàng chữ đầu tiên viết bằng chữ in hoa ” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Tiếp đến là hai chữ ” ngữ văn” được viết bằng chữ in với những nét viết mềm mại, uyển chuyển được tô bằng màu xanh đậm. Dưới hai chữ đó là chữ” TẬP MỘT” được viết bằng chữ in nhưng nét chữ nhỏ, thanh màu hồng đậm để phân biệt tập một với tập hai.Phía góc bên phải dưới dòng chữ “Ngữ văn” là số “8” to, màn trắng làm nổi bật cả trang bìa. Trên bìa được trang trí bằng một khóm hoa có những bông hoa màu vàng tươi đang nở rộ gồm sáu cánh hoa mỏng, mềm, xen kẽ trong những chiếc lá dài màu xanh dương. Phía dưới của trang là lô gô của bộ giáo dục ” NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM”. Bài ở cuối sách cũng được ghi viết, bên trái của bìa là huân chương Hồ Chí Minh thể hiện niềm tự hào của dân tộc. Góc phải là một lô gô của bộ giáo dục có hình ngôi sao trên quyển vở, trong trang ghi năm lăm năm như để khẳng định bề dày lịch sử của sách. Tiếp dưới là phần giới thiệu toàn bộ sách giáo khoa lớp tám dược viết ở trung tâm bìa trong khung màu xanh nhạt hình chữ nhật. Cuối bìa là tem dán để nói lên chất lượng uy tín của sách và có giá tiền của sách. Trong giấy của sách được in theo khổ 17x24cm.

Không kém gì về mặt hình thức, sách giáo khoa ngữ văn lớp tám có phần nội dung rất đa dạng và phong phú, quyển sách gồm 17 bài, mỗi bài gồm ba phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn. Về phần văn bản cung cấp dữ liệu của phần văn bản truyện thơ,… Sau văn bản là phần chú thích về tác giả, tác phẩm, có phần chú thích giải nghĩa cho các từ khó hiểu trong bài. Sau phần chú thích là đọc hiểu văn bản, muốn học tốt được văn bản thì học sinh cần phải soạn bài, trả lời câu hỏi trong phần này trước ở nhà, chốt lại kiến thức trong văn bản ghi lại trong khung ghi nhớ. Để ứng dụng, thực hành luôn bài học của phần luyện tập để học sinh củng cố lại kiến thức. Nội dung của văn bản nhằm cung cấp cho tuổi học trò về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Trong quyển có dòng tác phẩm văn học hiện thực phê phán với những tác phẩm cùng tên tuổi của các nhà văn nổi tiếng được chọn lọc như nhà văn Nam Cao với chuyện hắn ” lão Hạc”, Ngô Tất Tố với tác phẩm ” tắt đèn” trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” . Học sinh không chỉ biết đến những tác phẩm văn học trong nước mà còn biết đến những văn học nước ngoài như văn học ở Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch… ngoài ra còn một số tác phẩm thơ, văn bản nhật dụng. Về phần tiếng việt cung cấp cho học sinh kiến thức về các loại câu, loại từ và các dấu câu. Phần tập làm văn cũng theo cấu trúc như phần tiếng việt văn bản nhằm cung cấp kiến thức về văn tự sự và kiểu văn bản thuyết minh để củng cố các phương pháp viết văn, giúp nâng cao giao tiếp hàng ngày.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nền tảng kiến thức của con người ngày càng mở rộng, sách ngữ văn lớp 8 tập 1 càng quan trọng đối với học sinh lớp 8. Để học tốt môn ngữ văn, để mở rộng tầm hiểu biết một phần học sinh cần làm là biết bảo vệ, giữ gìn sách. Nên bọc thêm bìa vào túi ni lông hoặc những tờ giấy cứng giúp bảo vệ bìa không rách bẩn. Để sách được thêm đẹp thì dán nhãn vở, không nên vẽ bậy, xé sách hoặc vứt sách. Để ngay ngắn trên giá sách để sách không bị rách, nhàu nát.

Sách ngữ văn lớp 8 tập một cung cấp cho ta tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng giao tiếp của mỗi học trò. Nó rất quan trọng, gần gũi với mỗi lứa tuổi học sinh lớp 8. Vì vậy cần bảo vệ, giữ gìn, nâng niu và yêu quý sách.

11 tháng 12 2017

Trên chặng đường học tập, ngữ văn là môn học không thể thiếu đối với chúng ta. Nó giúp ta phát triển khả năng đọc viết, giao tiếp một cách toàn diện. Và một phần không thể thiếu khi học ngữ văn chính là SGK. Nội dung chương trình trong sách giáo khoa các lớp như một mắt xích, mỗi năm gắn kết chặt chẽ với nhau, và SGK lớp 8 tập một là phần rất quan trọng trong quá trình học ngữ văn.
SGK ngữ văn 8 tập 1 do nhà xuất bản giáo dục phát hành dưới sự cho phép của bộ giáo dục và đào tạo. Cầm cuốn sách trên tay, ta có thể thấy nổi bật dòng chữ ngữ văn 8 tập 1 trên nền màu hồng. Phía góc trên của cuốn sách là dòng chữ màu đen: Bộ giáo dục và đào tạo. Giữa cuốn sách còn có hình vẽ những bông hoa màu vàng, làm cho cuốn sách thêm phần bắt mắt. Nhìn vào bìa sau của cuốn sách, ta có thể thấy ngay lô gô của sách và huân chương Hồ Chí Minh, thể hiện chất lượng và uy tín của sách.
Chúng ta cùng tìm hiểu vào trong cuốn sách. Cũng giống như các loại sách khác, SGK lớp 8 tập 1 cũng có một phần mục lục giúp cho học sinh có thể dễ dàng tìm các bài học mà mình cần. Sách được chia thành 17 bài học, mỗi bài tương ứng với 4 tiết văn trên lớp. Mỗi bài luôn bao gồm đủ nội dung: Văn bản, tập làm văn, tiếng việt. Nội dung các bài học trong cuốn sách được sắp xếp một cách rất khoa học và hợp lí. Phần đầu của mỗi bài học luôn là khung: nội dung cần đạt, tóm lược lại toàn bộ kiến thức quan trọng mà học sinh cần phải nhớ. Tiếp sau đó là văn bản. Thể loại của văn bản lớp 8 tập 1 là văn bản tự sự và văn bản nhật dụng. Văn bản tự sự học sinh đã được học ở các lớp dưới, nay nó sẽ được nâng cao và đòi hỏi học sinh phải có sự suy nghĩ và tìm tòi. . Riêng về văn bản nhật dụng sẽ không được học nhiều, nhưng học sinh cần nắm vững loại văn bản này vì nó sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích, là hành trang giúp cho học sinh tiếp cận với cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
Sau khi học văn bản, chúng ta sẽ tìm hiểu đến phần tiếng việt. Phần TV của SGK lớp 8 tập 1 tiếp tục học về các biện pháp tu từ như từ tượng hình, từ tượng thanh,… giúp ích cho việc viết tập làm văn. Ngoài ra, học sinh sẽ được tìm hiểu thêm về các từ loại, câu ghép, dấu câu.. Điều đặc biệt của phần tiếng việt, đó là các ví dụ trong bài tập đều được lấy từ các văn bản đã được học qua, giúp cho học sinh sẽ nhớ được các bài học đồng thời hiểu sâu sắc hơn về các nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Phần tập làm văn của SGK lớp 8 tập 1 tiếp tục học về văn bản tự sự. Nhưng mức độ của loại văn bản này sẽ cao hơn, đòi hỏi học sinh phải hóa thân thành một nhân vật trong các văn bản đã học để kể lại câu chuyện. Cách làm này sẽ một lần nữa làm cho học sinh nắm vững bài học và phát huy khả năng viết và trí tưởng tượng. Ngoài ra, phần tập làm văn cũng đề cập đến văn bản thuyết minh, giúp mở mang lượng kiến thức của học sinh trên nhiều phương diện.
SGK lớp 8 tập 1 giúp học sinh phát triển các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Đầu tiên là khả năng đọc hiểu. Học sinh có thể hiểu được nội dung văn bản, từ đó nắm được mục đích và ý nghĩa mà tác giả muốn phản ánh. Thứ 2 là khả năng viết. Cuối cùng, đó là khả năng giao tiếp. Hằng ngày chúng ta nói chuyện với rất nhiều người, nhưng nói sao cho lưu loát, nói sao cho văn minh lịch sự thì là một điều cần phải rèn luyện nhiều. Ngoài việc phát triển các khả năng cần thiết cho cuộc sống, SGK lớp 8 tập 1 còn cho ta cảm nhận về cuộc sống tươi đẹp, giúp ta thêm tình yêu với con người, thiên nhiên, xã hội; xây dựng trong chúng ta lòng kiên trì và nghị lực và vượt qua thử thách trên đường đời.
SGK lớp 8 tập 1 đem lại cho chúng ta không ít lợi ích, chính vì vậy, ta cần thể hiện thái độ trận trọng đối với nó. Chúng ta cần bọc quyển sách gọn gàng sạch sẽ, không vẽ bậy lên trang sách. Ngoài việc giữ gìn cho sách cẩn thận, thì học tốt môn ngữ văn cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với người làm sách. Chúng ta cần học bài đầy đủ, nhớ những kiến thức trọng tâm cần thiết, chú ý gạch chân phần quan trọng để học tốt hơn…
Cuốn sách SGK lớp 8 tập 1 là tài sản của tri thức nhân loại, thấm đượm mồ hôi công sống của biết bao vị giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo cho nhưng học sinh học tập nên người. Cuốn sách như một ngọn đèn hải đăng soi sáng những cánh cửa dẫn đến tương lai của bao thế hệ học trò.

17 tháng 12 2017

I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.

4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

Tham Khảo!

17 tháng 12 2017

I. Mở bài:

Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

mik se tra loi cho bn, mik dang tham khao y kien

6 tháng 2 2018

Chịu =)))

9 tháng 4 2018

Với đề bài này em đã có ý tưởng gì chưa? Em thử đọc các gợi ý sau và định hướng thử xem nhé
+ Em đã từng nghe câu hát "Đường và chân là đôi bạn thân"? Em hiểu câu nói này chứ?
+ Đôi bàn chân giúp con người dần vững bước đi trên mọi nẻo đường, mọi khoảng cách không gian - thời gian chinh phục sự kì vĩ của thế giới rộng lớn từ những bước chập chững đến khi trưởng thành
+ Con đường dẫn dắt như chính cuộc đời, có xuất phát điểm - hành trình chinh phục cuộc sống.
+ Đôi bàn chân có mối quan hệ mật thiết như thế nào với con đường?

21 tháng 4 2018

Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc… thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục…
Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác… của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.
Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn… lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v…
Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).
Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa… hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v…), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.
Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa … trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.
Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng…) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.
Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.
Trang phục hay hiện tượng nổi của nó – mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội … Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.
a. Trước hết là những tác động ngoại tại, mang tính xã hội của truyền thống dân tộc, của hệ thống kinh tế văn hóa, của đạo đức, môi trường, tâm sinh lý, giới tính, nghề nghiệp của chủ thể trang phục (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng).
- Yếu tố truyền thống về trang phục nói riêng và văn hóa nói chung là yếu tố quan trọng. Chẳng hạn, việc những người nông dân Bắc Bộ mặc bộ quần áo nâu sồng, rộng rãi hay váy, yếm, đi dép cỏ, guốc mộc…. không chỉ là điều ngẫu nhiên. Việc “cấm quần không đáy” làm xuất hiện hiện tượng đàn bà (thời Minh Mệnh) ra đường phải mặc quần cũng là hiện tượng tất yếu (dù bị ép buộc). Rồi ngày xưa, trang phục được quy định tương đối rõ ràng: Long bào của vua, phẩm phục của quan, nhung phục của binh, lễ phục, thường phục của dân… Đó là chưa kể đến sự đa dạng của hiếu phục, hỉ phục, trang phục ngày lễ, ngày hội… Có thể nói, dù tiến bộ hay không tiến bộ, song những yếu tố truyền thống ấy tác động, chi phối không nhỏ tới quan điểm phục trang và cách thể hiện trang phục trong đời sống con người. Mốt thời trang là hiện tượng biểu hiện sự phá bỏ và đổi mới trang phục mạnh mẽ, song, dù thế, nó không thể thoát ly truyền thống, mà trái lại, phải dựa vững chắc trên cơ sở truyền thống nếu muốn được chấp nhận, định hình trong xã hội. Và để trở thành một phương thức, một biểu trưng, thì trang phục hiện thời phải đáp ứng được chí ít hai điều kiện: 1, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại và 2, phù hợp với quan niệm, tiêu chuẩn về trang phục của truyền thống dân tộc.
- Yếu tố chính trị – kinh tế – xã hội là cơ sở cốt yếu để đảm bảo cho mốt trang phục cũng như thị hiếu trang phục hình thành, vận động, biến đổi và thích ứng cuộc sống. Chính xác hơn, trang phục phải phù hợp định hướng giá trị của xã hội, nhóm xã hội theo những tiêu chuẩn chính trị, kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ, chuẩn mực xã hội…. Cho đến nay ở ta chưa có một thể chế hóa mang tính nhà nước về trang phục, song, rõ ràng sự ảnh hưởng của truyền thống trang phục và dư luận xã hội cũng đã đảm bảo một định hướng khá rõ ràng về phương thức trang phục có tính xã hội.
- Yếu tố văn hóa và một số yếu tố khác của chủ thể biểu hiện trang phục (trình độ văn hóa, hình thể, tâm sinh lý, nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi…) của cá nhân hay nhóm xã hội là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến trang phục. Trong thực tiễn đa dạng, phong phú của chủ thể trang phục cũng như kiểu dáng.

22 tháng 2 2018

co j nho cc ban ua bai nhayhanh 4-6 phần hộ mk nhé

Chùa Bố Hạ- Huyện Yên Thế- Tỉnh Bắc Giang theo tài liệu lưu trữ của điạ phương được xây dựng từ thời Lê có tên tự là “ Quang Bố Tự” chùa được xây dựng với quy mô nhỏ giản đơn, tượng phât cũng ít. đến cuối thế kỷ XIX vào thời Nguyễn chùa được tu tạo to đẹp hơn.
Chùa được xây dựng cùng thế đất cùng hướng với Đìng Bố Hạ nhìn xuống dòng sông Thương thơ mộng tại phố Gia Lâm- Huyện Yên thế- Tỉnh Bắc Giang, ở giữa có đài tưởng niệm thờ các Anh hùng liệt sĩ
Chùa được xây dựng kiến trúc theo kiểu truyền thống chữ Đinh gồm hai toà đó là: Toà Tiền Đường, Toà Thượng Điện
Toà Tiền Đường: Gồm 5 gian bằng gỗ lim theo lối kẻ truyền, có khắc hoa văn theo kiểu Long, Ly, Quy, Phượng, Cúc Trúc, Mai, Đào.
Toà Thượng Điện: Gồm 3 giam kiến trúc lối kẻ truyền không trạm khắc.
Trong hai toà đều có tượng phật và các đồ tế tự.
Tượng được tạc hoàn toần bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng- gồm các tượng phật sau:
- Tam thế Phật: là 3 pho tượng phật được đặt trên cùng đó là( 3 pho tượng thời gian) gồm phật quá khứ Adiđà, phật hiện tại là Thích Ca MầuNi. Phật Tương lai Di Lạc
- Tượng Quan Âm 16 tay
- Tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thánh Ca, Đức Ông, Nhiếp Ca, Tuyết sơn, Hộ pháp
- Đặc biệt toà Cửu Long được đúc bằng đồng đây là một di vật độc đáo của vùng( hiện nay không còn nữa) được thay bằng chất liệu gỗ
Ngôi chùa cổ Bố Hạ xa xưa nhỏ rất đơn sơ. nhưng lại là một hình ảnh rất thân thương, tín ngưỡng thiêng liêng rất gần gũi quen thuộc với nếp sống hiền hoà của những người dân quê, mộc mạc vùng Bo Bố hạ
Những năm kháng chiến chùa Bố Hạ với Đình là nơi hội họp, là nơi dùng làm trung tâm văn hoá, lớp học cho trẻ, đặc biểt trong cuộc chiến tranh chống Mĩ chùa Bố hạ cũng như đình Bố Hạ bị hoang phế.
Được sự quan tâm của cấp uỷ, cùng địa phương và sự đồng thuận của nhân dân vùng Bo Bố Hạ và những người con thành đạt xa quê hương ủng hộ. Năm 1993- 1994 chùa Bố Hạ được đi vào trùng tu, một số câu đối có nội dung về thiền phái Trúc Lâm được cung tiến vào chùa.

Câu đối 1: Lão du cảnh. ấu diệu du gia trưởng ấu tôn thắng cộng lạc
Xã vi tư, tôn tắc vi am, xuân hạ thu đông phụng sự
Dịch nghĩa:
Lão đi chơi cảnh chùa, trẻ vui ở nhà, trẻ nhà thăng hoa vui vẻ
Xã có chùa, có thôn miếu, xuân hạ thu đông thờ cúng.

Câu đối 2: Sắc thị không, không thị sắc, gia chi vĩnh sơn hả cổ
Tâm tức phật, phật tức tâm, đạo chi trường, thiên địa cửu.
Dịch nghĩa:
Sắc là không, không là sắc, nhà bền lâu sông núi vữn âu vàng.
Phật tức tâm, tâm tức phật đao trường tồn, trời đát vĩnh cửu.

Câu đối 3: Đáo tự tâm cầu tế độ thân.
Nhập môm khấu diệu di đà phật.
Nghĩa là: Đến chùa lòng mong cứu độ.
Qua cửa niệm cầu di đà phật.

Câu đối 4: Phụ mẫu sinh thành chi đức trọng.
Sự trưởng giáo huấn chi ân thâm.
Nghĩa là: Phải quý trọng đức sinh thành của cha mẹ.
Phải ơn sâu công lao dậy dỗ của thầy.

Câu đối 5: Tứ thời khánh đáo vọng ân quang.
Mạc tính hương thôn mong thánh đức.
Dịch nghĩa:
Bốn mùa khách đến đây ngưỡng vọng ân sáng láng của thánh thần.
Không họ nào trong lòng không được hưởng âm đức thánh ban cho.

Năm 2007 chùa được trùng tu mở rộng. Chùa mới có 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. 5 gian tiền đường( có 3 gian chính và 2 gian dĩ) hệ thống cột, kẻ truyền đều làm bằng bê tông. Tượng thờ tổng cộng có 22 pho trong đó có pho tượng quan âm 8 tay, Toà Cửu Long được tạc bằng gỗ thay cho toà Cửu Long bằng đồng trước đây, sân chùa được sửa rộng.
Đăc biệt năm 2008 tai sân chùa được đặt 2 pho tượng bằng đá thạch anh, pho tượng Phật Bà Quan Âm đứng nhìn xuống sông Thương. và pho tượng Thích ca đặt năm sau Phật Bà.
Phía bên phải chùa có một dẫy nhà thờ mẫu đầu A hướng xuống sông, cửa quay nhìn hướng Bắc
Chùa Bố Hạ đã được Bộ văn hoá Thông tin quyết định xếp hạng “Di tích lịch sử văn hoá” ngày 30/08/1991.
Ngôi chùa như ngôi nhà chung của cộng đồng đó là điểm đến của nhân dân địa phương va du khách để chiêm ngưỡng lễ phật, sinh hoạt văn hoá tâm linh, nhớ về cội nguồn tổ tiên hướng thiện hy vong quốc thái dân an, xóm làng que hương hưng thịnh..
Hàng năm vào ngày 14, 15 tháng hai( âm lịch) chùa Bố Hạ cùng Đình Bố Hạ lại vào lễ hội Đình Chùa được tổ chức khá quy mô bao gồm: Lễ vá Hội mở các trò chơi dân gian vật đánh cờ, múa lân, chọi gà….cuốn hút cac cư dân vùng Bo Bố Hạ và khách thập phương, trai gái các dân tộc Kinh, Tầy, Nùng ca hát hát giao duyên, hát dân ca…dập dình bên xóm phố, mầu quần áo bên sông xanh núi thắm.
Ngôi chùa Bố Hạ rất quan trọng đối với nhân dân địa phương vì vậy ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần, khuôn viên được mở rộng thêm, chùa ngày càng đẹp hơn, đã đáp úng được nhu cầu tín ngưỡng, thờ phụng, lễ bái, tu học, hướng dẫn con người hướng thiện. Cùng với Đình nhân dân vùng Bo Bố Hạ tôn thờ hướng lòng tri ân với các bậc tiền nhân. Từ đó chung tay xây dựng vùng quê ngày càng to đẹp hơn cùng với nhân dân trong trách nhiệm bảo vệ khu di tích lịch sở văn hoá chùa Bố Hạ. Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực Trường tiểu học thị trấn Bố Hạ- Huyện Yên Thế đã đăng ký nhận chăm sóc khu di tích lịch sử chùa, với việc làm rất nhỏ như vệ sinh, dọn khu di tích, hy vọng góp phần giáo dục các em học sinh các thế hệ hiểu và bảo vệ những di sản văn hoá của địa phương. Để những di sản văn hoá được trường tồn với thời gian, có tác dụng góp phần nâng cao đạo dức văn hoá xã hội, xây dựng quê hương phát triển giầu đẹp hơn.
22 tháng 2 2018

chữ phần thành chữ đoạn nhé ở dòng 1 ý

14 tháng 2 2018

Không chỉ nổi tiếng với huyền thoại tình yêu của Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa mà còn gắn với truyền thuyết về đầm Dạ Trạch( Đầm Một Đêm), với chiến tích đánh thắng quân Lương của Triệu Quang Phục, chống giặc Minh của Nguyễn Trãi hay khởi nghĩa Bãi Sậy và nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.


Đền Hóa Dạ Trạch tọa lạc tại thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử, nhị vị phu nhân và Tướng quân Triệu Quang Phục.
Đền Hóa ở sâu trong vùng đầm Dạ Trạch, nổi tiếng thâm nghiêm và linh thiêng. Nơi đây vẫn còn giữ được những cây cổ thụ, tạo cho đền Hóa một vẻ đẹp thâm u, huyền bí, thoát tục. Cảm nhận không khí linh thiêng trong đền quyện mùi nhang trầm, hương hoa, mà ở đây yên tĩnh dịu mát. Đền có tên gọi là Đền Hóa Dạ Trạch vì tương truyền đây chính là nền lâu đài thành quách xưa của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân để lại sau khi ba vị hóa về trời.
Đền Dạ Trạch đã được trùng tu nhiều lần, tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là kết quả lần trùng tu vào năm 1890. Đền quay mặt về hướng chính Nam, thả bộ từ ngoài vào du khách sẽ bị cuốn hút bởi lầu chuông, trên lầu treo chiếc chuông được đúc năm Thành Thái thứ 14 mang tên Dạ Trạch từ chung( chuông đền Dạ Trạch), chuông cao 1,5m, đường kính 0,8m, ngoài ra còn có hai bia dựng đối diện với nhau, một bia đã bị vỡ từ lâu. Bia có niên đại Gia Long thứ 17.
Từ lầu chuông là con đường nhất chính đạo lát gạch đỏ, dẫn du khách trở về với tổ tiên, cội nguồn dân tộc, hướng tới con đường hạnh phúc của tình yêu. Hai bên là hai dãy nhà dải vũ chín gian, xưa để chín chiếc kiệu, nay là nơi sửa lễ khi vào đền.
Trước đền là hồ Bán Nguyệt với dòng nước xanh trong không bao giờ cạn, giữa hồ là hai ụ đất lớn, đó là mộ hai ông thần đồng, người nhà trời xuống giúp dân trừ hạn hán, lụt lội.
Du khách tới đây sẽ được ngắm nhìn tuyệt tác của các nghệ nhân được thể hiện ở kiến trúc của ngôi đền. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Công (工), mái khắc nhiều hình long, phượng rất đẹp, gồm ba gian. Tòa tiền tế gồm 5 gian kiến trúc theo kiểu chồng rường. Gian trung từ đặt ban thờ các quan. Gian hậu cung là gian được thiết kế đẹp nhất với mái vòm cuốn tam cấp, gợi cho du khách cảm giác như đứng trong khoang thuyền. Hai bên có thần canh gác ngôi đền là Khuyến Thiện và Trừng Ác. Từ ngoài vào là ban thờ công đồng, phía bên phải đặt ban thờ thổ công miếu đền, tượng quan võ và chiếc kiệu đặt một chiếc gậy cùng một chiếc nón – hai vật mà Đức Thánh Chử Đồng Tử đã dùng để cứu nhân độ thế. Phía bên trái là tượng quan văn và một con cá chép bằng gỗ sơn son thếp vàng( Bế Ngư thuyền quan), hay gọi là Ông Bế. Đây chính là nét riêng của Đền Hóa Dạ Trạch, ông Bế là tín ngưỡng thờ cá nguyên thủy của cư dân chinh phục đầm lầy. Cùng với chiếc kiệu sơn son thếp vàng được bàn tay hài hoa của những người thợ chạm trổ tinh xảo để phụng thờ các vị thánh trong hàng tứ bất tử. Hai con ngựa, một đỏ, một trắng. Tương truyền, đó là hai con ngựa mà Đức Thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân đã cưỡi để đi chữa bệnh cho dân.
Bước qua cửa bức bàn là phần cung cấm, chính giữa đặt ba bài vị, ba pho tượng thờ Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa. Bên trái là ban thờ hai vị thân sinh của Đức Thánh Chử Đồng Tử, bên phải là ban thờ Triệu Việt Vương( người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương bằng lối đánh du kích: dùng thuyền nhỏ len vào bãi lau sậy của đầm Dạ Trạch (thế kỷ VI).
Năm 1988, đền Hóa Dạ Trạch được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tại đền Hóa Dạ Trạch, việc thờ cúng được tiến hành vào các ngày: mồng 4 tháng giêng, ngày sinh Tiên Dung công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử, ngày 17/11 ngày ba vị bay về trời.


Lễ hội chính được mở vào các ngày 10,11,12 /2 âm lịch. Sông Hồng thức giấc sớm cùng tiếng trống chiêng giục giã, kiệu rước Thành hoàng cùng dòng người náo nức từ các ngả đổ dồn về đền dự lễ lấy nước thánh, rước cá chép và diễn tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng – một nghi lễ mang đậm bản sắc của cư dân nền nông nghiệp lúa nước cầu mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu… và tham gia nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, chọi gà, bơi thuyền, múa rồng… Nét đẹp trong lễ hội Chử Đồng Tử được lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày hôm nay và nó sẽ bất tử như chính chàng trai họ Chử vậy.
Mỗi người dù già trẻ, trai gái đều có thể chọn cho mình một thú vui khi đến với lễ hội. Cũng có người đến đây để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nguyện cầu một năm bình an và tài lộc. Và không ít những nam thanh nữ tú đến để cầu cho tình yêu hạnh phúc. Chỉ một lần dự lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, du khách sẽ hiểu vì sao những giá trị văn hoá dân gian truyền thống lại có sức sống bền bỉ ngàn đời, tình yêu đích thực trường tồn cùng thời gian để rồi lại trông đợi đến mùa xuân sau tìm về nơi đây!

14 tháng 2 2018

Đền Dạ Trạch, còn gọi là Đền Hóa, là ngôi đền nằm ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Nơi đây thờ ba nhân vật trong truyền thuyết, gồm Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là công chúa Tiên Dung và công chúa Hồng Vân (công chúa Tây Sa). Tương truyền đền được xây trên nền thành quách sau khi khi ba vị hóa về trời.[1]

Đền nằm trong không gian cạnh đầm Dạ Trạch xưa kia. Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba tòa nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng. Cuối thế kỷ 19, Chu Mạnh Trinh chỉ huy trùng tu đền.[2] Khách tham quan đền sẽ thấy hình ảnh chiếc nón và cây gậy - hai vật Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Trong đền có tượng cá chép, gọi là ông "Bế" ("Bế ngư thần quan") hình cá chép hóa rồng. Đền có chiếc chuông "Dạ Trạch từ chung" được đúc từ năm Thành Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá trình trùng tu.[1]

Đền được nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989.[3]

Hàng năm, đền có bốn tiết chính, gồm ngày 4 tháng Giêng (âm lịch), tức ngày sinh của công chúa Tiên Dung; 10 tháng 2, ngày sinh của công chúa Hồng Vân; 12 tháng 8, ngày sinh Chử Đồng Tử; 17 tháng 11, ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh công chúa Hồng Vân.

Không chỉ nổi tiếng với huyền thoại tình yêu của Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa mà còn gắn với truyền thuyết về đầm Dạ Trạch( Đầm Một Đêm), với chiến tích đánh thắng quân Lương của Triệu Quang Phục, chống giặc Minh của Nguyễn Trãi hay khởi nghĩa Bãi Sậy và nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.


Đền Hóa Dạ Trạch tọa lạc tại thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử, nhị vị phu nhân và Tướng quân Triệu Quang Phục.
Đền Hóa ở sâu trong vùng đầm Dạ Trạch, nổi tiếng thâm nghiêm và linh thiêng. Nơi đây vẫn còn giữ được những cây cổ thụ, tạo cho đền Hóa một vẻ đẹp thâm u, huyền bí, thoát tục. Cảm nhận không khí linh thiêng trong đền quyện mùi nhang trầm, hương hoa, mà ở đây yên tĩnh dịu mát. Đền có tên gọi là Đền Hóa Dạ Trạch vì tương truyền đây chính là nền lâu đài thành quách xưa của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân để lại sau khi ba vị hóa về trời.
Đền Dạ Trạch đã được trùng tu nhiều lần, tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là kết quả lần trùng tu vào năm 1890. Đền quay mặt về hướng chính Nam, thả bộ từ ngoài vào du khách sẽ bị cuốn hút bởi lầu chuông, trên lầu treo chiếc chuông được đúc năm Thành Thái thứ 14 mang tên Dạ Trạch từ chung( chuông đền Dạ Trạch), chuông cao 1,5m, đường kính 0,8m, ngoài ra còn có hai bia dựng đối diện với nhau, một bia đã bị vỡ từ lâu. Bia có niên đại Gia Long thứ 17.
Từ lầu chuông là con đường nhất chính đạo lát gạch đỏ, dẫn du khách trở về với tổ tiên, cội nguồn dân tộc, hướng tới con đường hạnh phúc của tình yêu. Hai bên là hai dãy nhà dải vũ chín gian, xưa để chín chiếc kiệu, nay là nơi sửa lễ khi vào đền.
Trước đền là hồ Bán Nguyệt với dòng nước xanh trong không bao giờ cạn, giữa hồ là hai ụ đất lớn, đó là mộ hai ông thần đồng, người nhà trời xuống giúp dân trừ hạn hán, lụt lội.
Du khách tới đây sẽ được ngắm nhìn tuyệt tác của các nghệ nhân được thể hiện ở kiến trúc của ngôi đền. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Công (工), mái khắc nhiều hình long, phượng rất đẹp, gồm ba gian. Tòa tiền tế gồm 5 gian kiến trúc theo kiểu chồng rường. Gian trung từ đặt ban thờ các quan. Gian hậu cung là gian được thiết kế đẹp nhất với mái vòm cuốn tam cấp, gợi cho du khách cảm giác như đứng trong khoang thuyền. Hai bên có thần canh gác ngôi đền là Khuyến Thiện và Trừng Ác. Từ ngoài vào là ban thờ công đồng, phía bên phải đặt ban thờ thổ công miếu đền, tượng quan võ và chiếc kiệu đặt một chiếc gậy cùng một chiếc nón – hai vật mà Đức Thánh Chử Đồng Tử đã dùng để cứu nhân độ thế. Phía bên trái là tượng quan văn và một con cá chép bằng gỗ sơn son thếp vàng( Bế Ngư thuyền quan), hay gọi là Ông Bế. Đây chính là nét riêng của Đền Hóa Dạ Trạch, ông Bế là tín ngưỡng thờ cá nguyên thủy của cư dân chinh phục đầm lầy. Cùng với chiếc kiệu sơn son thếp vàng được bàn tay hài hoa của những người thợ chạm trổ tinh xảo để phụng thờ các vị thánh trong hàng tứ bất tử. Hai con ngựa, một đỏ, một trắng. Tương truyền, đó là hai con ngựa mà Đức Thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân đã cưỡi để đi chữa bệnh cho dân.
Bước qua cửa bức bàn là phần cung cấm, chính giữa đặt ba bài vị, ba pho tượng thờ Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa. Bên trái là ban thờ hai vị thân sinh của Đức Thánh Chử Đồng Tử, bên phải là ban thờ Triệu Việt Vương( người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương bằng lối đánh du kích: dùng thuyền nhỏ len vào bãi lau sậy của đầm Dạ Trạch (thế kỷ VI).
Năm 1988, đền Hóa Dạ Trạch được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tại đền Hóa Dạ Trạch, việc thờ cúng được tiến hành vào các ngày: mồng 4 tháng giêng, ngày sinh Tiên Dung công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử, ngày 17/11 ngày ba vị bay về trời.


Lễ hội chính được mở vào các ngày 10,11,12 /2 âm lịch. Sông Hồng thức giấc sớm cùng tiếng trống chiêng giục giã, kiệu rước Thành hoàng cùng dòng người náo nức từ các ngả đổ dồn về đền dự lễ lấy nước thánh, rước cá chép và diễn tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng – một nghi lễ mang đậm bản sắc của cư dân nền nông nghiệp lúa nước cầu mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu… và tham gia nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, chọi gà, bơi thuyền, múa rồng… Nét đẹp trong lễ hội Chử Đồng Tử được lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày hôm nay và nó sẽ bất tử như chính chàng trai họ Chử vậy.
Mỗi người dù già trẻ, trai gái đều có thể chọn cho mình một thú vui khi đến với lễ hội. Cũng có người đến đây để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nguyện cầu một năm bình an và tài lộc. Và không ít những nam thanh nữ tú đến để cầu cho tình yêu hạnh phúc. Chỉ một lần dự lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, du khách sẽ hiểu vì sao những giá trị văn hoá dân gian truyền thống lại có sức sống bền bỉ ngàn đời, tình yêu đích thực trường tồn cùng thời gian để rồi lại trông đợi đến mùa xuân sau tìm về nơi đây!

1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.Bố cục:1. MB:- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."2. TB:- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.3. KB:- Nêu cảm...
Đọc tiếp

1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Bố cục:

1. MB:

- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.

- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."

2. TB:

- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

3. KB:

- Nêu cảm nhận, cảm nghĩ.

2. Viết đoạn văn với câu chủ đề: "Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng."

Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết đoạn văn chứng minh theo kiểu: quy nạp, diễn dịch hoặc tổng-phân-hợp.

+ Đủ bố cục 3 phần: mở-thân-kết đoạn.

- Nội dung: 

+ Chứng minh chị Dậu là người nhẫn nhục, chịu đựng:

  • Khi tên cai lệ tới nhà đòi sưu, chị Dậu đã van xin thảm thiết.
  • Khi tên cai lệ xông vào định trói anh Dậu, chị vẫn cố gắng xin khất xưu

=> Sau bao lần nhẫn nhục, chị Dậu đã đứng lên phản kháng.

 

(Theo hướng dẫn từng bài, có thể làm 1 trong 2, nếu làm 2 thì sẽ được tick nhiều hơn những bạn làm 1 bài. Nếu chép mạng thì chép đúng, đừng chép lạc đề quá! Nhưng nhớ sửa để bài/đoạn văn hay hơn nhé!)

0
DO MỘT SỐ THAY ĐỔI NÊN MÌNH CHỐT DANH SÁCH CÁC BẠN THAM GIA LUÔN NHÉ! BẠN NÀO THIẾU TÊN HAY MUỐN HỦY THÌ COMMENT DƯỚI NHÉ ĐỂ MÌNH BỔ SUNG. - Vào sáng ngày mai, mình sẽ mở vòng 1 hi vọng là 82 bạn đã đăng kí tham gia sẽ làm bài và nộp bài đầy đủ nhé! Gửi bài và nội dung như thế nào mình sẽ thông báo cùng vòng 1. - Đồng thời kể từ lúc mình đăng bài này, mình sẽ không nhận bất kì một đơn đăng kí nào nữa đâu nhé!...
Đọc tiếp

DO MỘT SỐ THAY ĐỔI NÊN MÌNH CHỐT DANH SÁCH CÁC BẠN THAM GIA LUÔN NHÉ! BẠN NÀO THIẾU TÊN HAY MUỐN HỦY THÌ COMMENT DƯỚI NHÉ ĐỂ MÌNH BỔ SUNG.

- Vào sáng ngày mai, mình sẽ mở vòng 1 hi vọng là 82 bạn đã đăng kí tham gia sẽ làm bài và nộp bài đầy đủ nhé! Gửi bài và nội dung như thế nào mình sẽ thông báo cùng vòng 1.

- Đồng thời kể từ lúc mình đăng bài này, mình sẽ không nhận bất kì một đơn đăng kí nào nữa đâu nhé!

- Dưới đây là danh sách các bạn tham gia. Các bạn xem tên nick của mình đã có chưa nhé!

1. Dương Nguyễn

2 .Thien Tu Borum

3 .Hoàng Anh Thư

4. Nguyễn Thị Huyền Trang

5 .Hà Mai chi

6 .Tử Dii Chu

7 .Trần Thọ Đạt

8 .Vũ Hạ Linh

9 .Nguyễn Hải Dương

10 .Hà Linh

11. Dạ Nguyệt

12. Maria Nguyễn Thiên Trang

13.Nguyễn Trần Thành Đạt

14.DƯƠNG PHAN KHÁNH DƯƠNG

15.Đoàn Đức Hiếu

16.Ngân Hải

17.Trương Tuyết Nhi

18.Hồng Phúc Nguyễn

19. Hoàng Ngọc Ánh

20. Sky Sơn Tùng

21.Hoàng Hà Trang

22.Nguyễn Bảo Trung

23.Quang Duy

24.Kirigawa Kazuto

25.4D Jisoo

26.Phạm Ngân Hà

27.Tiểu Thư họ Nguyễn

28.Nguyễn Hương Thoa

29.Minh Thương

30.FAIRY TAll

31.Trần Đăng Nhất

32.Nguyễn Như Nam

33.Phan Thùy Linh

34.Nguyễn Thành Hằng

35.Ly Hoàng

36.Linh Nguyễn

37.Trần Hoàng Nghĩa

38.Batalha Herobrine

39.Hậu Công Trần

40.Trần Hải Yến

41.Mỹ Duyên

42.Lê Quỳnh Trang

43.Kirigaya Kazuto

44.Nguyễn Huy Tú

45.Hiếu Cao Huy

46.Nguyễn Thị Thu Thủy

47.Đức Minh

48.Tuấn Anh Phan Nguyễn

49.Aki Tsuki

50.Nguyễn Thị Diễm Quỳnh

51.lương thị hằng

52.Võ Thu Uyên

53.Trần Khánh Linh

54.Nguyễn Phương Trâm

55.lê thị hương giang

56.Ngô Lê Dung

57.Trần Kiều Anh

58.Phạm Thị Trâm Anh

59.Nguyễn Quang Định

60.Trần My

61.Tokuda Satoru

62.Vị Thần Lang Thang

63.Đào Thị Ngọc Ánh

64.Nguyễn Yến Nhi

65.Ngọc Nguyễn Minh

66. N

67.Thảo Nguyên

68.Võ Đông Anh Tuấn

69.Nguyễn Đinh Huyền Mai

70.TRẦN MINH HOÀNG

71.Otaku Anime

72.Lưu An

73.Rain Tờ Rym Te

74. Phạm Thu Hằng

75.♂ ♀Thanh ღ Lê 。◕‿◕。 ( ♥ ILTKM ♥) ♫ ♪

76. nguyen thi vang

77. Thảo Phương

78. Đinh Hải Ngọc

79. Trần Hà Quỳnh Như

80. Tớ là ai

81. Phương Loan

82. Lê Thanh Nhàn

83.CÔNG CHÚA CỦA BA

84. Thảo Phương

85. Bùi Thị Thùy Linh

41
30 tháng 6 2017

Cảm ơn chị!:)

30 tháng 6 2017

Đây chính là nghệ thuật ánh trăng, Linh Phương quá nham hiểm :v