K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.

4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

Tham Khảo!

17 tháng 12 2017

I. Mở bài:

Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.........................................................
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.............................................................
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

4 tháng 12 2017

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1 cũng như bao loại quyển vở khác đều có bìa bên ngoài để bảo vệ những trang giấy bên trong quyển sách được trang trí bằng những hình ảnh đẹp, Mặt bìa bên ngoài trang đầu có màu hồng giống như màu lòng tôm. Phía trên bìa là hàng chữ đầu tiên viết bằng chữ in hoa ” BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”. Tiếp đến là hai chữ ” ngữ văn” được viết bằng chữ in với những nét viết mềm mại, uyển chuyển được tô bằng màu xanh đậm. Dưới hai chữ đó là chữ” TẬP MỘT” được viết bằng chữ in nhưng nét chữ nhỏ, thanh màu hồng đậm để phân biệt tập một với tập hai.Phía góc bên phải dưới dòng chữ “Ngữ văn” là số “8” to, màn trắng làm nổi bật cả trang bìa. Trên bìa được trang trí bằng một khóm hoa có những bông hoa màu vàng tươi đang nở rộ gồm sáu cánh hoa mỏng, mềm, xen kẽ trong những chiếc lá dài màu xanh dương. Phía dưới của trang là lô gô của bộ giáo dục ” NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM”. Bài ở cuối sách cũng được ghi viết, bên trái của bìa là huân chương Hồ Chí Minh thể hiện niềm tự hào của dân tộc. Góc phải là một lô gô của bộ giáo dục có hình ngôi sao trên quyển vở, trong trang ghi năm lăm năm như để khẳng định bề dày lịch sử của sách. Tiếp dưới là phần giới thiệu toàn bộ sách giáo khoa lớp tám dược viết ở trung tâm bìa trong khung màu xanh nhạt hình chữ nhật. Cuối bìa là tem dán để nói lên chất lượng uy tín của sách và có giá tiền của sách. Trong giấy của sách được in theo khổ 17x24cm.

Không kém gì về mặt hình thức, sách giáo khoa ngữ văn lớp tám có phần nội dung rất đa dạng và phong phú, quyển sách gồm 17 bài, mỗi bài gồm ba phân môn: văn bản, tiếng việt, tập làm văn. Về phần văn bản cung cấp dữ liệu của phần văn bản truyện thơ,… Sau văn bản là phần chú thích về tác giả, tác phẩm, có phần chú thích giải nghĩa cho các từ khó hiểu trong bài. Sau phần chú thích là đọc hiểu văn bản, muốn học tốt được văn bản thì học sinh cần phải soạn bài, trả lời câu hỏi trong phần này trước ở nhà, chốt lại kiến thức trong văn bản ghi lại trong khung ghi nhớ. Để ứng dụng, thực hành luôn bài học của phần luyện tập để học sinh củng cố lại kiến thức. Nội dung của văn bản nhằm cung cấp cho tuổi học trò về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Trong quyển có dòng tác phẩm văn học hiện thực phê phán với những tác phẩm cùng tên tuổi của các nhà văn nổi tiếng được chọn lọc như nhà văn Nam Cao với chuyện hắn ” lão Hạc”, Ngô Tất Tố với tác phẩm ” tắt đèn” trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” . Học sinh không chỉ biết đến những tác phẩm văn học trong nước mà còn biết đến những văn học nước ngoài như văn học ở Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch… ngoài ra còn một số tác phẩm thơ, văn bản nhật dụng. Về phần tiếng việt cung cấp cho học sinh kiến thức về các loại câu, loại từ và các dấu câu. Phần tập làm văn cũng theo cấu trúc như phần tiếng việt văn bản nhằm cung cấp kiến thức về văn tự sự và kiểu văn bản thuyết minh để củng cố các phương pháp viết văn, giúp nâng cao giao tiếp hàng ngày.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nền tảng kiến thức của con người ngày càng mở rộng, sách ngữ văn lớp 8 tập 1 càng quan trọng đối với học sinh lớp 8. Để học tốt môn ngữ văn, để mở rộng tầm hiểu biết một phần học sinh cần làm là biết bảo vệ, giữ gìn sách. Nên bọc thêm bìa vào túi ni lông hoặc những tờ giấy cứng giúp bảo vệ bìa không rách bẩn. Để sách được thêm đẹp thì dán nhãn vở, không nên vẽ bậy, xé sách hoặc vứt sách. Để ngay ngắn trên giá sách để sách không bị rách, nhàu nát.

Sách ngữ văn lớp 8 tập một cung cấp cho ta tri thức, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng giao tiếp của mỗi học trò. Nó rất quan trọng, gần gũi với mỗi lứa tuổi học sinh lớp 8. Vì vậy cần bảo vệ, giữ gìn, nâng niu và yêu quý sách.

11 tháng 12 2017

Trên chặng đường học tập, ngữ văn là môn học không thể thiếu đối với chúng ta. Nó giúp ta phát triển khả năng đọc viết, giao tiếp một cách toàn diện. Và một phần không thể thiếu khi học ngữ văn chính là SGK. Nội dung chương trình trong sách giáo khoa các lớp như một mắt xích, mỗi năm gắn kết chặt chẽ với nhau, và SGK lớp 8 tập một là phần rất quan trọng trong quá trình học ngữ văn.
SGK ngữ văn 8 tập 1 do nhà xuất bản giáo dục phát hành dưới sự cho phép của bộ giáo dục và đào tạo. Cầm cuốn sách trên tay, ta có thể thấy nổi bật dòng chữ ngữ văn 8 tập 1 trên nền màu hồng. Phía góc trên của cuốn sách là dòng chữ màu đen: Bộ giáo dục và đào tạo. Giữa cuốn sách còn có hình vẽ những bông hoa màu vàng, làm cho cuốn sách thêm phần bắt mắt. Nhìn vào bìa sau của cuốn sách, ta có thể thấy ngay lô gô của sách và huân chương Hồ Chí Minh, thể hiện chất lượng và uy tín của sách.
Chúng ta cùng tìm hiểu vào trong cuốn sách. Cũng giống như các loại sách khác, SGK lớp 8 tập 1 cũng có một phần mục lục giúp cho học sinh có thể dễ dàng tìm các bài học mà mình cần. Sách được chia thành 17 bài học, mỗi bài tương ứng với 4 tiết văn trên lớp. Mỗi bài luôn bao gồm đủ nội dung: Văn bản, tập làm văn, tiếng việt. Nội dung các bài học trong cuốn sách được sắp xếp một cách rất khoa học và hợp lí. Phần đầu của mỗi bài học luôn là khung: nội dung cần đạt, tóm lược lại toàn bộ kiến thức quan trọng mà học sinh cần phải nhớ. Tiếp sau đó là văn bản. Thể loại của văn bản lớp 8 tập 1 là văn bản tự sự và văn bản nhật dụng. Văn bản tự sự học sinh đã được học ở các lớp dưới, nay nó sẽ được nâng cao và đòi hỏi học sinh phải có sự suy nghĩ và tìm tòi. . Riêng về văn bản nhật dụng sẽ không được học nhiều, nhưng học sinh cần nắm vững loại văn bản này vì nó sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích, là hành trang giúp cho học sinh tiếp cận với cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
Sau khi học văn bản, chúng ta sẽ tìm hiểu đến phần tiếng việt. Phần TV của SGK lớp 8 tập 1 tiếp tục học về các biện pháp tu từ như từ tượng hình, từ tượng thanh,… giúp ích cho việc viết tập làm văn. Ngoài ra, học sinh sẽ được tìm hiểu thêm về các từ loại, câu ghép, dấu câu.. Điều đặc biệt của phần tiếng việt, đó là các ví dụ trong bài tập đều được lấy từ các văn bản đã được học qua, giúp cho học sinh sẽ nhớ được các bài học đồng thời hiểu sâu sắc hơn về các nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Phần tập làm văn của SGK lớp 8 tập 1 tiếp tục học về văn bản tự sự. Nhưng mức độ của loại văn bản này sẽ cao hơn, đòi hỏi học sinh phải hóa thân thành một nhân vật trong các văn bản đã học để kể lại câu chuyện. Cách làm này sẽ một lần nữa làm cho học sinh nắm vững bài học và phát huy khả năng viết và trí tưởng tượng. Ngoài ra, phần tập làm văn cũng đề cập đến văn bản thuyết minh, giúp mở mang lượng kiến thức của học sinh trên nhiều phương diện.
SGK lớp 8 tập 1 giúp học sinh phát triển các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Đầu tiên là khả năng đọc hiểu. Học sinh có thể hiểu được nội dung văn bản, từ đó nắm được mục đích và ý nghĩa mà tác giả muốn phản ánh. Thứ 2 là khả năng viết. Cuối cùng, đó là khả năng giao tiếp. Hằng ngày chúng ta nói chuyện với rất nhiều người, nhưng nói sao cho lưu loát, nói sao cho văn minh lịch sự thì là một điều cần phải rèn luyện nhiều. Ngoài việc phát triển các khả năng cần thiết cho cuộc sống, SGK lớp 8 tập 1 còn cho ta cảm nhận về cuộc sống tươi đẹp, giúp ta thêm tình yêu với con người, thiên nhiên, xã hội; xây dựng trong chúng ta lòng kiên trì và nghị lực và vượt qua thử thách trên đường đời.
SGK lớp 8 tập 1 đem lại cho chúng ta không ít lợi ích, chính vì vậy, ta cần thể hiện thái độ trận trọng đối với nó. Chúng ta cần bọc quyển sách gọn gàng sạch sẽ, không vẽ bậy lên trang sách. Ngoài việc giữ gìn cho sách cẩn thận, thì học tốt môn ngữ văn cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với người làm sách. Chúng ta cần học bài đầy đủ, nhớ những kiến thức trọng tâm cần thiết, chú ý gạch chân phần quan trọng để học tốt hơn…
Cuốn sách SGK lớp 8 tập 1 là tài sản của tri thức nhân loại, thấm đượm mồ hôi công sống của biết bao vị giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo cho nhưng học sinh học tập nên người. Cuốn sách như một ngọn đèn hải đăng soi sáng những cánh cửa dẫn đến tương lai của bao thế hệ học trò.

5 tháng 1 2021

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ

11 tháng 1 2021

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ

22 tháng 2 2018

co j nho cc ban ua bai nhayhanh 4-6 phần hộ mk nhé

Chùa Bố Hạ- Huyện Yên Thế- Tỉnh Bắc Giang theo tài liệu lưu trữ của điạ phương được xây dựng từ thời Lê có tên tự là “ Quang Bố Tự” chùa được xây dựng với quy mô nhỏ giản đơn, tượng phât cũng ít. đến cuối thế kỷ XIX vào thời Nguyễn chùa được tu tạo to đẹp hơn.
Chùa được xây dựng cùng thế đất cùng hướng với Đìng Bố Hạ nhìn xuống dòng sông Thương thơ mộng tại phố Gia Lâm- Huyện Yên thế- Tỉnh Bắc Giang, ở giữa có đài tưởng niệm thờ các Anh hùng liệt sĩ
Chùa được xây dựng kiến trúc theo kiểu truyền thống chữ Đinh gồm hai toà đó là: Toà Tiền Đường, Toà Thượng Điện
Toà Tiền Đường: Gồm 5 gian bằng gỗ lim theo lối kẻ truyền, có khắc hoa văn theo kiểu Long, Ly, Quy, Phượng, Cúc Trúc, Mai, Đào.
Toà Thượng Điện: Gồm 3 giam kiến trúc lối kẻ truyền không trạm khắc.
Trong hai toà đều có tượng phật và các đồ tế tự.
Tượng được tạc hoàn toần bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng- gồm các tượng phật sau:
- Tam thế Phật: là 3 pho tượng phật được đặt trên cùng đó là( 3 pho tượng thời gian) gồm phật quá khứ Adiđà, phật hiện tại là Thích Ca MầuNi. Phật Tương lai Di Lạc
- Tượng Quan Âm 16 tay
- Tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thánh Ca, Đức Ông, Nhiếp Ca, Tuyết sơn, Hộ pháp
- Đặc biệt toà Cửu Long được đúc bằng đồng đây là một di vật độc đáo của vùng( hiện nay không còn nữa) được thay bằng chất liệu gỗ
Ngôi chùa cổ Bố Hạ xa xưa nhỏ rất đơn sơ. nhưng lại là một hình ảnh rất thân thương, tín ngưỡng thiêng liêng rất gần gũi quen thuộc với nếp sống hiền hoà của những người dân quê, mộc mạc vùng Bo Bố hạ
Những năm kháng chiến chùa Bố Hạ với Đình là nơi hội họp, là nơi dùng làm trung tâm văn hoá, lớp học cho trẻ, đặc biểt trong cuộc chiến tranh chống Mĩ chùa Bố hạ cũng như đình Bố Hạ bị hoang phế.
Được sự quan tâm của cấp uỷ, cùng địa phương và sự đồng thuận của nhân dân vùng Bo Bố Hạ và những người con thành đạt xa quê hương ủng hộ. Năm 1993- 1994 chùa Bố Hạ được đi vào trùng tu, một số câu đối có nội dung về thiền phái Trúc Lâm được cung tiến vào chùa.

Câu đối 1: Lão du cảnh. ấu diệu du gia trưởng ấu tôn thắng cộng lạc
Xã vi tư, tôn tắc vi am, xuân hạ thu đông phụng sự
Dịch nghĩa:
Lão đi chơi cảnh chùa, trẻ vui ở nhà, trẻ nhà thăng hoa vui vẻ
Xã có chùa, có thôn miếu, xuân hạ thu đông thờ cúng.

Câu đối 2: Sắc thị không, không thị sắc, gia chi vĩnh sơn hả cổ
Tâm tức phật, phật tức tâm, đạo chi trường, thiên địa cửu.
Dịch nghĩa:
Sắc là không, không là sắc, nhà bền lâu sông núi vữn âu vàng.
Phật tức tâm, tâm tức phật đao trường tồn, trời đát vĩnh cửu.

Câu đối 3: Đáo tự tâm cầu tế độ thân.
Nhập môm khấu diệu di đà phật.
Nghĩa là: Đến chùa lòng mong cứu độ.
Qua cửa niệm cầu di đà phật.

Câu đối 4: Phụ mẫu sinh thành chi đức trọng.
Sự trưởng giáo huấn chi ân thâm.
Nghĩa là: Phải quý trọng đức sinh thành của cha mẹ.
Phải ơn sâu công lao dậy dỗ của thầy.

Câu đối 5: Tứ thời khánh đáo vọng ân quang.
Mạc tính hương thôn mong thánh đức.
Dịch nghĩa:
Bốn mùa khách đến đây ngưỡng vọng ân sáng láng của thánh thần.
Không họ nào trong lòng không được hưởng âm đức thánh ban cho.

Năm 2007 chùa được trùng tu mở rộng. Chùa mới có 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. 5 gian tiền đường( có 3 gian chính và 2 gian dĩ) hệ thống cột, kẻ truyền đều làm bằng bê tông. Tượng thờ tổng cộng có 22 pho trong đó có pho tượng quan âm 8 tay, Toà Cửu Long được tạc bằng gỗ thay cho toà Cửu Long bằng đồng trước đây, sân chùa được sửa rộng.
Đăc biệt năm 2008 tai sân chùa được đặt 2 pho tượng bằng đá thạch anh, pho tượng Phật Bà Quan Âm đứng nhìn xuống sông Thương. và pho tượng Thích ca đặt năm sau Phật Bà.
Phía bên phải chùa có một dẫy nhà thờ mẫu đầu A hướng xuống sông, cửa quay nhìn hướng Bắc
Chùa Bố Hạ đã được Bộ văn hoá Thông tin quyết định xếp hạng “Di tích lịch sử văn hoá” ngày 30/08/1991.
Ngôi chùa như ngôi nhà chung của cộng đồng đó là điểm đến của nhân dân địa phương va du khách để chiêm ngưỡng lễ phật, sinh hoạt văn hoá tâm linh, nhớ về cội nguồn tổ tiên hướng thiện hy vong quốc thái dân an, xóm làng que hương hưng thịnh..
Hàng năm vào ngày 14, 15 tháng hai( âm lịch) chùa Bố Hạ cùng Đình Bố Hạ lại vào lễ hội Đình Chùa được tổ chức khá quy mô bao gồm: Lễ vá Hội mở các trò chơi dân gian vật đánh cờ, múa lân, chọi gà….cuốn hút cac cư dân vùng Bo Bố Hạ và khách thập phương, trai gái các dân tộc Kinh, Tầy, Nùng ca hát hát giao duyên, hát dân ca…dập dình bên xóm phố, mầu quần áo bên sông xanh núi thắm.
Ngôi chùa Bố Hạ rất quan trọng đối với nhân dân địa phương vì vậy ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần, khuôn viên được mở rộng thêm, chùa ngày càng đẹp hơn, đã đáp úng được nhu cầu tín ngưỡng, thờ phụng, lễ bái, tu học, hướng dẫn con người hướng thiện. Cùng với Đình nhân dân vùng Bo Bố Hạ tôn thờ hướng lòng tri ân với các bậc tiền nhân. Từ đó chung tay xây dựng vùng quê ngày càng to đẹp hơn cùng với nhân dân trong trách nhiệm bảo vệ khu di tích lịch sở văn hoá chùa Bố Hạ. Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực Trường tiểu học thị trấn Bố Hạ- Huyện Yên Thế đã đăng ký nhận chăm sóc khu di tích lịch sử chùa, với việc làm rất nhỏ như vệ sinh, dọn khu di tích, hy vọng góp phần giáo dục các em học sinh các thế hệ hiểu và bảo vệ những di sản văn hoá của địa phương. Để những di sản văn hoá được trường tồn với thời gian, có tác dụng góp phần nâng cao đạo dức văn hoá xã hội, xây dựng quê hương phát triển giầu đẹp hơn.
22 tháng 2 2018

chữ phần thành chữ đoạn nhé ở dòng 1 ý

mik se tra loi cho bn, mik dang tham khao y kien

6 tháng 2 2018

Chịu =)))

17 tháng 12 2017

Bài 3 thiếu ý chưa đủ.

17 tháng 12 2017

Linh Phương Chị ơi, chị tìm hộ em trong sách hay mạng gì đó mà thuyết minh về đồ dùng trong nhà với ạ

14 tháng 2 2018

Không chỉ nổi tiếng với huyền thoại tình yêu của Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa mà còn gắn với truyền thuyết về đầm Dạ Trạch( Đầm Một Đêm), với chiến tích đánh thắng quân Lương của Triệu Quang Phục, chống giặc Minh của Nguyễn Trãi hay khởi nghĩa Bãi Sậy và nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.


Đền Hóa Dạ Trạch tọa lạc tại thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử, nhị vị phu nhân và Tướng quân Triệu Quang Phục.
Đền Hóa ở sâu trong vùng đầm Dạ Trạch, nổi tiếng thâm nghiêm và linh thiêng. Nơi đây vẫn còn giữ được những cây cổ thụ, tạo cho đền Hóa một vẻ đẹp thâm u, huyền bí, thoát tục. Cảm nhận không khí linh thiêng trong đền quyện mùi nhang trầm, hương hoa, mà ở đây yên tĩnh dịu mát. Đền có tên gọi là Đền Hóa Dạ Trạch vì tương truyền đây chính là nền lâu đài thành quách xưa của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân để lại sau khi ba vị hóa về trời.
Đền Dạ Trạch đã được trùng tu nhiều lần, tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là kết quả lần trùng tu vào năm 1890. Đền quay mặt về hướng chính Nam, thả bộ từ ngoài vào du khách sẽ bị cuốn hút bởi lầu chuông, trên lầu treo chiếc chuông được đúc năm Thành Thái thứ 14 mang tên Dạ Trạch từ chung( chuông đền Dạ Trạch), chuông cao 1,5m, đường kính 0,8m, ngoài ra còn có hai bia dựng đối diện với nhau, một bia đã bị vỡ từ lâu. Bia có niên đại Gia Long thứ 17.
Từ lầu chuông là con đường nhất chính đạo lát gạch đỏ, dẫn du khách trở về với tổ tiên, cội nguồn dân tộc, hướng tới con đường hạnh phúc của tình yêu. Hai bên là hai dãy nhà dải vũ chín gian, xưa để chín chiếc kiệu, nay là nơi sửa lễ khi vào đền.
Trước đền là hồ Bán Nguyệt với dòng nước xanh trong không bao giờ cạn, giữa hồ là hai ụ đất lớn, đó là mộ hai ông thần đồng, người nhà trời xuống giúp dân trừ hạn hán, lụt lội.
Du khách tới đây sẽ được ngắm nhìn tuyệt tác của các nghệ nhân được thể hiện ở kiến trúc của ngôi đền. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Công (工), mái khắc nhiều hình long, phượng rất đẹp, gồm ba gian. Tòa tiền tế gồm 5 gian kiến trúc theo kiểu chồng rường. Gian trung từ đặt ban thờ các quan. Gian hậu cung là gian được thiết kế đẹp nhất với mái vòm cuốn tam cấp, gợi cho du khách cảm giác như đứng trong khoang thuyền. Hai bên có thần canh gác ngôi đền là Khuyến Thiện và Trừng Ác. Từ ngoài vào là ban thờ công đồng, phía bên phải đặt ban thờ thổ công miếu đền, tượng quan võ và chiếc kiệu đặt một chiếc gậy cùng một chiếc nón – hai vật mà Đức Thánh Chử Đồng Tử đã dùng để cứu nhân độ thế. Phía bên trái là tượng quan văn và một con cá chép bằng gỗ sơn son thếp vàng( Bế Ngư thuyền quan), hay gọi là Ông Bế. Đây chính là nét riêng của Đền Hóa Dạ Trạch, ông Bế là tín ngưỡng thờ cá nguyên thủy của cư dân chinh phục đầm lầy. Cùng với chiếc kiệu sơn son thếp vàng được bàn tay hài hoa của những người thợ chạm trổ tinh xảo để phụng thờ các vị thánh trong hàng tứ bất tử. Hai con ngựa, một đỏ, một trắng. Tương truyền, đó là hai con ngựa mà Đức Thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân đã cưỡi để đi chữa bệnh cho dân.
Bước qua cửa bức bàn là phần cung cấm, chính giữa đặt ba bài vị, ba pho tượng thờ Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa. Bên trái là ban thờ hai vị thân sinh của Đức Thánh Chử Đồng Tử, bên phải là ban thờ Triệu Việt Vương( người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương bằng lối đánh du kích: dùng thuyền nhỏ len vào bãi lau sậy của đầm Dạ Trạch (thế kỷ VI).
Năm 1988, đền Hóa Dạ Trạch được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tại đền Hóa Dạ Trạch, việc thờ cúng được tiến hành vào các ngày: mồng 4 tháng giêng, ngày sinh Tiên Dung công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử, ngày 17/11 ngày ba vị bay về trời.


Lễ hội chính được mở vào các ngày 10,11,12 /2 âm lịch. Sông Hồng thức giấc sớm cùng tiếng trống chiêng giục giã, kiệu rước Thành hoàng cùng dòng người náo nức từ các ngả đổ dồn về đền dự lễ lấy nước thánh, rước cá chép và diễn tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng – một nghi lễ mang đậm bản sắc của cư dân nền nông nghiệp lúa nước cầu mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu… và tham gia nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, chọi gà, bơi thuyền, múa rồng… Nét đẹp trong lễ hội Chử Đồng Tử được lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày hôm nay và nó sẽ bất tử như chính chàng trai họ Chử vậy.
Mỗi người dù già trẻ, trai gái đều có thể chọn cho mình một thú vui khi đến với lễ hội. Cũng có người đến đây để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nguyện cầu một năm bình an và tài lộc. Và không ít những nam thanh nữ tú đến để cầu cho tình yêu hạnh phúc. Chỉ một lần dự lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, du khách sẽ hiểu vì sao những giá trị văn hoá dân gian truyền thống lại có sức sống bền bỉ ngàn đời, tình yêu đích thực trường tồn cùng thời gian để rồi lại trông đợi đến mùa xuân sau tìm về nơi đây!

14 tháng 2 2018

Đền Dạ Trạch, còn gọi là Đền Hóa, là ngôi đền nằm ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Nơi đây thờ ba nhân vật trong truyền thuyết, gồm Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là công chúa Tiên Dung và công chúa Hồng Vân (công chúa Tây Sa). Tương truyền đền được xây trên nền thành quách sau khi khi ba vị hóa về trời.[1]

Đền nằm trong không gian cạnh đầm Dạ Trạch xưa kia. Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba tòa nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng. Cuối thế kỷ 19, Chu Mạnh Trinh chỉ huy trùng tu đền.[2] Khách tham quan đền sẽ thấy hình ảnh chiếc nón và cây gậy - hai vật Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Trong đền có tượng cá chép, gọi là ông "Bế" ("Bế ngư thần quan") hình cá chép hóa rồng. Đền có chiếc chuông "Dạ Trạch từ chung" được đúc từ năm Thành Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá trình trùng tu.[1]

Đền được nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm 1989.[3]

Hàng năm, đền có bốn tiết chính, gồm ngày 4 tháng Giêng (âm lịch), tức ngày sinh của công chúa Tiên Dung; 10 tháng 2, ngày sinh của công chúa Hồng Vân; 12 tháng 8, ngày sinh Chử Đồng Tử; 17 tháng 11, ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh công chúa Hồng Vân.

Không chỉ nổi tiếng với huyền thoại tình yêu của Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa mà còn gắn với truyền thuyết về đầm Dạ Trạch( Đầm Một Đêm), với chiến tích đánh thắng quân Lương của Triệu Quang Phục, chống giặc Minh của Nguyễn Trãi hay khởi nghĩa Bãi Sậy và nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.


Đền Hóa Dạ Trạch tọa lạc tại thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử, nhị vị phu nhân và Tướng quân Triệu Quang Phục.
Đền Hóa ở sâu trong vùng đầm Dạ Trạch, nổi tiếng thâm nghiêm và linh thiêng. Nơi đây vẫn còn giữ được những cây cổ thụ, tạo cho đền Hóa một vẻ đẹp thâm u, huyền bí, thoát tục. Cảm nhận không khí linh thiêng trong đền quyện mùi nhang trầm, hương hoa, mà ở đây yên tĩnh dịu mát. Đền có tên gọi là Đền Hóa Dạ Trạch vì tương truyền đây chính là nền lâu đài thành quách xưa của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân để lại sau khi ba vị hóa về trời.
Đền Dạ Trạch đã được trùng tu nhiều lần, tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là kết quả lần trùng tu vào năm 1890. Đền quay mặt về hướng chính Nam, thả bộ từ ngoài vào du khách sẽ bị cuốn hút bởi lầu chuông, trên lầu treo chiếc chuông được đúc năm Thành Thái thứ 14 mang tên Dạ Trạch từ chung( chuông đền Dạ Trạch), chuông cao 1,5m, đường kính 0,8m, ngoài ra còn có hai bia dựng đối diện với nhau, một bia đã bị vỡ từ lâu. Bia có niên đại Gia Long thứ 17.
Từ lầu chuông là con đường nhất chính đạo lát gạch đỏ, dẫn du khách trở về với tổ tiên, cội nguồn dân tộc, hướng tới con đường hạnh phúc của tình yêu. Hai bên là hai dãy nhà dải vũ chín gian, xưa để chín chiếc kiệu, nay là nơi sửa lễ khi vào đền.
Trước đền là hồ Bán Nguyệt với dòng nước xanh trong không bao giờ cạn, giữa hồ là hai ụ đất lớn, đó là mộ hai ông thần đồng, người nhà trời xuống giúp dân trừ hạn hán, lụt lội.
Du khách tới đây sẽ được ngắm nhìn tuyệt tác của các nghệ nhân được thể hiện ở kiến trúc của ngôi đền. Đền được xây dựng theo kiểu chữ Công (工), mái khắc nhiều hình long, phượng rất đẹp, gồm ba gian. Tòa tiền tế gồm 5 gian kiến trúc theo kiểu chồng rường. Gian trung từ đặt ban thờ các quan. Gian hậu cung là gian được thiết kế đẹp nhất với mái vòm cuốn tam cấp, gợi cho du khách cảm giác như đứng trong khoang thuyền. Hai bên có thần canh gác ngôi đền là Khuyến Thiện và Trừng Ác. Từ ngoài vào là ban thờ công đồng, phía bên phải đặt ban thờ thổ công miếu đền, tượng quan võ và chiếc kiệu đặt một chiếc gậy cùng một chiếc nón – hai vật mà Đức Thánh Chử Đồng Tử đã dùng để cứu nhân độ thế. Phía bên trái là tượng quan văn và một con cá chép bằng gỗ sơn son thếp vàng( Bế Ngư thuyền quan), hay gọi là Ông Bế. Đây chính là nét riêng của Đền Hóa Dạ Trạch, ông Bế là tín ngưỡng thờ cá nguyên thủy của cư dân chinh phục đầm lầy. Cùng với chiếc kiệu sơn son thếp vàng được bàn tay hài hoa của những người thợ chạm trổ tinh xảo để phụng thờ các vị thánh trong hàng tứ bất tử. Hai con ngựa, một đỏ, một trắng. Tương truyền, đó là hai con ngựa mà Đức Thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân đã cưỡi để đi chữa bệnh cho dân.
Bước qua cửa bức bàn là phần cung cấm, chính giữa đặt ba bài vị, ba pho tượng thờ Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa. Bên trái là ban thờ hai vị thân sinh của Đức Thánh Chử Đồng Tử, bên phải là ban thờ Triệu Việt Vương( người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương bằng lối đánh du kích: dùng thuyền nhỏ len vào bãi lau sậy của đầm Dạ Trạch (thế kỷ VI).
Năm 1988, đền Hóa Dạ Trạch được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tại đền Hóa Dạ Trạch, việc thờ cúng được tiến hành vào các ngày: mồng 4 tháng giêng, ngày sinh Tiên Dung công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử, ngày 17/11 ngày ba vị bay về trời.


Lễ hội chính được mở vào các ngày 10,11,12 /2 âm lịch. Sông Hồng thức giấc sớm cùng tiếng trống chiêng giục giã, kiệu rước Thành hoàng cùng dòng người náo nức từ các ngả đổ dồn về đền dự lễ lấy nước thánh, rước cá chép và diễn tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng – một nghi lễ mang đậm bản sắc của cư dân nền nông nghiệp lúa nước cầu mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu… và tham gia nhiều trò chơi dân gian như đánh cờ người, chọi gà, bơi thuyền, múa rồng… Nét đẹp trong lễ hội Chử Đồng Tử được lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày hôm nay và nó sẽ bất tử như chính chàng trai họ Chử vậy.
Mỗi người dù già trẻ, trai gái đều có thể chọn cho mình một thú vui khi đến với lễ hội. Cũng có người đến đây để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nguyện cầu một năm bình an và tài lộc. Và không ít những nam thanh nữ tú đến để cầu cho tình yêu hạnh phúc. Chỉ một lần dự lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, du khách sẽ hiểu vì sao những giá trị văn hoá dân gian truyền thống lại có sức sống bền bỉ ngàn đời, tình yêu đích thực trường tồn cùng thời gian để rồi lại trông đợi đến mùa xuân sau tìm về nơi đây!

20 tháng 3 2018

1.Hơn bảy thế kỉ đã trôi qua, kể từ ngày Hịch tưởng sĩ được công bố, âm hưởng hào hùng của nổ như vẫn còn âm vang trong lòng mỗi người dân đất Việt, gieo vào lòng họ những cảm xúc mãnh liệt và niềm tự hào sâu sắc.

Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam, được viết vào giữa thế kỷ XIII, trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai. Tác giả bài Hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần, vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi. Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tỳ tưởng hịch vân – còn gọi là Hịch tướng sĩ văn, áng hùng văn của mọi thời đại.

Chất hùng văn của Hịch tưởng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc.
Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.

Tình cảm ấy trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc, nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt khi thấy đất nước bị giày xéo, tàn phá. Trần Quốc Tuấn đã lột tả bản chất tham lam, hống hách, tàn bạo của bọn giặc: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa thu bạc vàng. Thái độ của Trần Quốc Tuấn vừa căm giận vừa khinh bỉ. Để tỏ lòng căm giận và khinh bỉ của mình, tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để chỉ bọn giặc, coi chúng như những loài cầm thú: cú diều, dê chó, hổ đói.

Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ hiểm hoạ của Tổ quốc, nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn không những tiêu biểu cho lòng căm thù giặc, mà còn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc. Sau khi vạch trần bản chất của bọn giặc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của mình: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

Nếu như cả bài hịch là hình tượng cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại của Trần Quốc Tuấn thì đoạn văn này lại tiêu biểu nhất cho tình cảm cao đẹp ấy. Với bút pháp khoa trương ít nhiều có tính chất ước lệ nhưng thống thiết, hào sảng, phù hợp với ngôn ngữ hùng biện của thể hịch văn, vì thế có sức ngân vang lớn. Đoạn văn đã thể hiện đậm nét trạng thái sục sôi, hận thù bỏng rát của một trái tim vĩ đại, chất chứa cảm xúc lớn với vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc, số phận của nhân dân. Tất cả các trạng thái cảm xúc ấy đều được đẩy tới cực điểm. Căm giận thì sục sôi, đau xót thì mãnh liệt: Quên ăn; mất ngủ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.

Từ trái tim vĩ đại sục sôi nhiệt huyết đến ý chí quả quyết muốn hành động, hi sinh cứu nước, là sự phát triển phù hợp với chuyển biến tâm tư tình cảm của người anh hùng. Sự phát triển của cái tôi trữ tình yêu nước gói gọn trong những ngôn từ: Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gối trong da ngựa ta cũng vui lòng. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lòng căm thù giặc và nỗi đau xót trước vận mệnh dân tộc lại được biểu hiện sâu sắc, mãnh liệt và xúc động lòng người đến thế! Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương sáng về lòng trung quân ái quốc.

Từ căm thù cháy bỏng đến hành dộng giết giặc cứu nước là tất yếu và phải được đặt lên hàng đầu, thà chết chứ không chịu lùi bước. Đó là khí phách của một dân tộc anh hùng. Hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn hiểu rõ rằng ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì nước của vị thống soái toàn quân là yếu tố rất quan trọng, nhưng chưa đủ để làm nên chiến thắng, cần có một sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh ấy phải được tạo nên từ sự đồng lòng nhất chí, từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù của cả dân tộc.

Đe động viên tới mức cao nhất tinh thần của tướng sĩ, bên cạnh việc nêu gương sáng của các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước trong sử sách, bày tỏ nỗi lòng của mình, Trần Quốc Tuấn còn khéo khích lệ tướng sĩ. Đầu tiên ông nhắc lại mối ân tình của mình với tướng sĩ: không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa. Thật hiếm có vị chủ tướng nào lại chăm sóc tướng sĩ ân cần chu dáo đến thế! Điều cảm kích hơn là tình cảm chan hòa hiếm có giữa ông với tướng sĩ lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.

Nhắc lại ân tình ấy, ông như muốn nhắc nhở họ: ta đôi với các ngươi như vậy sao các ngươi lại thờ ơ, bàng quang đến vô ơn bội nghĩa: thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… nghe nhạc thái thường để đãi yến mà không biết căm. Đồng thời ông còn chỉ ra cho họ thấy nỗi nhục của chính bản thân họ: làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc mà không biết tức. Trần Quốc Tuấn đã thẳng thắn và nghiêm khắc phê phán thái độ bàng quan thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của các tướng sĩ, từ những thú vui tầm thường vô bổ: đánh bạc, chọi gà, thích rượu ngon…, đến sự vun vén cá nhân ích kỉ: làm giàu, quyến luyến vợ con. Tác giả đã đối lập từng quan điểm sống với khả năng đánh đuổi kẻ thù để vạch ra trước mắt tướng sĩ nguy cơ thất bại đáng sợ với những hậu quả ghê gớm khôn lường, gắn với quyền lợi của tướng sĩ và của dân tộc.

Tóm lại chỉ có phát huy ý thức trách nhiệm, danh dự của người làm tướng, từ bỏ lối sống cầu an hưởng lạc, chuẩn bị hành động đánh giặc giữ nước mới mong báo đáp ân tình với chủ tướng mới bảo vệ được nền độc lập tự chủ của dân tộc. Không làm được như thế chỉ là một kết cục bi thảm: Nước mất, nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời. Tình cảm của người anh hùng trào dâng đến đỉnh điểm!

Bên cạnh tình cảm sục sôi mãnh liệt là nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Nghệ thuật ấy được thể hiện ở cách lập luận, giọng điệu, lời văn. Cách lập luận của bài hịch hết sức chặt chẽ với sự kết hợp cả lí trí và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã nói đến ân tình sâu nặng của ông với tướng sĩ, kêu gọi tướng sĩ vì quan hệ tốt đẹp đó mà nâng cao trách nhiệm và danh dự của kẻ làm tướng, chung lòng chung sức với ông trong cuộc chiến. Trần Quốc Tuấn cũng nói tới tình cảm nhân bản thân thiết, sâu xa, cao quý, thiêng liêng nhất của mỗi con người (gia quyến, vợ con, mồ mả cha ông, tông niếu xã tắc) sẽ có kết cục bi thảm như thế nào nếu không chống nổi giặc ngoại xâm.

Giọng điệu của bài Hịch rất phong phú và linh hoạt: khi thì ôn tồn, thống thiết nghĩa nặng tình sâu, khi thì chì chiết chua cay, trách mắng nghiêm khắc, khi thì mỉa mai châm chọc. Cùng với giọng điệu là lời văn giàu cảm xúc, giàu sắc thái biểu cảm, vừa hùng hồn, vừa khúc chiết. Thêm vào đó là sự xuất hiện cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Như vậy nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ là nghệ thuật trữ tình hùng biện rất giàu cảm xúc, hình tượng và đầy sức thuyết phục, xứng đáng là một kiệt tác văn chương yêu nước bất hủ của thời đại chống Mông Nguyên nói riêng và mọi thời đại nói chung.

Hịch tướng sĩ đi vào lịch sử văn học như một trong những áng hùng văn tiêu biểu nhất, một bản anh hùng ca yêu nước bất diệt.

20 tháng 3 2018

2,Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu, từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Nguyên tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên"...

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.