K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

1.Hơn bảy thế kỉ đã trôi qua, kể từ ngày Hịch tưởng sĩ được công bố, âm hưởng hào hùng của nổ như vẫn còn âm vang trong lòng mỗi người dân đất Việt, gieo vào lòng họ những cảm xúc mãnh liệt và niềm tự hào sâu sắc.

Hịch tướng sĩ là một áng văn nghị luận cổ của văn học trung đại Việt Nam, được viết vào giữa thế kỷ XIII, trước cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ hai. Tác giả bài Hịch là một danh tướng kiệt xuất của triều Trần, vị chủ tướng của cuộc kháng chiến lúc bấy giờ. Với trọng trách mà dân tộc giao phó đè nặng trên đôi vai, với nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, Trần Quốc Tuấn nung nấu một khát vọng cao cả: chiến thắng giặc thù, giữ yên giang sơn bờ cõi. Để khơi dậy ngọn lửa yêu nước và động viên ý chí chiến đấu trong ba quân tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã ra lời kêu gọi tướng sĩ bằng một bài Hịch bất hủ: Dụ Chư tỳ tưởng hịch vân – còn gọi là Hịch tướng sĩ văn, áng hùng văn của mọi thời đại.

Chất hùng văn của Hịch tưởng sĩ được tạo nên từ nghệ thuật trữ tình hùng biện và tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong tim người anh hùng dân tộc.
Tình cảm sục sôi và nhiệt tình yêu nước cháy bỏng, ý chí quyết chiến quyết thắng giặc thù làm nên chất nhân văn cao đẹp của bài hịch.

Tình cảm ấy trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc, nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt khi thấy đất nước bị giày xéo, tàn phá. Trần Quốc Tuấn đã lột tả bản chất tham lam, hống hách, tàn bạo của bọn giặc: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa thu bạc vàng. Thái độ của Trần Quốc Tuấn vừa căm giận vừa khinh bỉ. Để tỏ lòng căm giận và khinh bỉ của mình, tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để chỉ bọn giặc, coi chúng như những loài cầm thú: cú diều, dê chó, hổ đói.

Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ hiểm hoạ của Tổ quốc, nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn không những tiêu biểu cho lòng căm thù giặc, mà còn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc. Sau khi vạch trần bản chất của bọn giặc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của mình: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

Nếu như cả bài hịch là hình tượng cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại của Trần Quốc Tuấn thì đoạn văn này lại tiêu biểu nhất cho tình cảm cao đẹp ấy. Với bút pháp khoa trương ít nhiều có tính chất ước lệ nhưng thống thiết, hào sảng, phù hợp với ngôn ngữ hùng biện của thể hịch văn, vì thế có sức ngân vang lớn. Đoạn văn đã thể hiện đậm nét trạng thái sục sôi, hận thù bỏng rát của một trái tim vĩ đại, chất chứa cảm xúc lớn với vận mệnh đất nước, sự tồn vong của dân tộc, số phận của nhân dân. Tất cả các trạng thái cảm xúc ấy đều được đẩy tới cực điểm. Căm giận thì sục sôi, đau xót thì mãnh liệt: Quên ăn; mất ngủ; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.

Từ trái tim vĩ đại sục sôi nhiệt huyết đến ý chí quả quyết muốn hành động, hi sinh cứu nước, là sự phát triển phù hợp với chuyển biến tâm tư tình cảm của người anh hùng. Sự phát triển của cái tôi trữ tình yêu nước gói gọn trong những ngôn từ: Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gối trong da ngựa ta cũng vui lòng. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lòng căm thù giặc và nỗi đau xót trước vận mệnh dân tộc lại được biểu hiện sâu sắc, mãnh liệt và xúc động lòng người đến thế! Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương sáng về lòng trung quân ái quốc.

Từ căm thù cháy bỏng đến hành dộng giết giặc cứu nước là tất yếu và phải được đặt lên hàng đầu, thà chết chứ không chịu lùi bước. Đó là khí phách của một dân tộc anh hùng. Hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn hiểu rõ rằng ý chí quyết chiến quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì nước của vị thống soái toàn quân là yếu tố rất quan trọng, nhưng chưa đủ để làm nên chiến thắng, cần có một sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh ấy phải được tạo nên từ sự đồng lòng nhất chí, từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù của cả dân tộc.

Đe động viên tới mức cao nhất tinh thần của tướng sĩ, bên cạnh việc nêu gương sáng của các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước trong sử sách, bày tỏ nỗi lòng của mình, Trần Quốc Tuấn còn khéo khích lệ tướng sĩ. Đầu tiên ông nhắc lại mối ân tình của mình với tướng sĩ: không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa. Thật hiếm có vị chủ tướng nào lại chăm sóc tướng sĩ ân cần chu dáo đến thế! Điều cảm kích hơn là tình cảm chan hòa hiếm có giữa ông với tướng sĩ lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.

Nhắc lại ân tình ấy, ông như muốn nhắc nhở họ: ta đôi với các ngươi như vậy sao các ngươi lại thờ ơ, bàng quang đến vô ơn bội nghĩa: thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn… nghe nhạc thái thường để đãi yến mà không biết căm. Đồng thời ông còn chỉ ra cho họ thấy nỗi nhục của chính bản thân họ: làm tướng triều đình mà phải hầu quân giặc mà không biết tức. Trần Quốc Tuấn đã thẳng thắn và nghiêm khắc phê phán thái độ bàng quan thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của các tướng sĩ, từ những thú vui tầm thường vô bổ: đánh bạc, chọi gà, thích rượu ngon…, đến sự vun vén cá nhân ích kỉ: làm giàu, quyến luyến vợ con. Tác giả đã đối lập từng quan điểm sống với khả năng đánh đuổi kẻ thù để vạch ra trước mắt tướng sĩ nguy cơ thất bại đáng sợ với những hậu quả ghê gớm khôn lường, gắn với quyền lợi của tướng sĩ và của dân tộc.

Tóm lại chỉ có phát huy ý thức trách nhiệm, danh dự của người làm tướng, từ bỏ lối sống cầu an hưởng lạc, chuẩn bị hành động đánh giặc giữ nước mới mong báo đáp ân tình với chủ tướng mới bảo vệ được nền độc lập tự chủ của dân tộc. Không làm được như thế chỉ là một kết cục bi thảm: Nước mất, nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời. Tình cảm của người anh hùng trào dâng đến đỉnh điểm!

Bên cạnh tình cảm sục sôi mãnh liệt là nghệ thuật giàu sức biểu cảm. Nghệ thuật ấy được thể hiện ở cách lập luận, giọng điệu, lời văn. Cách lập luận của bài hịch hết sức chặt chẽ với sự kết hợp cả lí trí và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã nói đến ân tình sâu nặng của ông với tướng sĩ, kêu gọi tướng sĩ vì quan hệ tốt đẹp đó mà nâng cao trách nhiệm và danh dự của kẻ làm tướng, chung lòng chung sức với ông trong cuộc chiến. Trần Quốc Tuấn cũng nói tới tình cảm nhân bản thân thiết, sâu xa, cao quý, thiêng liêng nhất của mỗi con người (gia quyến, vợ con, mồ mả cha ông, tông niếu xã tắc) sẽ có kết cục bi thảm như thế nào nếu không chống nổi giặc ngoại xâm.

Giọng điệu của bài Hịch rất phong phú và linh hoạt: khi thì ôn tồn, thống thiết nghĩa nặng tình sâu, khi thì chì chiết chua cay, trách mắng nghiêm khắc, khi thì mỉa mai châm chọc. Cùng với giọng điệu là lời văn giàu cảm xúc, giàu sắc thái biểu cảm, vừa hùng hồn, vừa khúc chiết. Thêm vào đó là sự xuất hiện cái tôi trữ tình yêu nước vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Như vậy nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ là nghệ thuật trữ tình hùng biện rất giàu cảm xúc, hình tượng và đầy sức thuyết phục, xứng đáng là một kiệt tác văn chương yêu nước bất hủ của thời đại chống Mông Nguyên nói riêng và mọi thời đại nói chung.

Hịch tướng sĩ đi vào lịch sử văn học như một trong những áng hùng văn tiêu biểu nhất, một bản anh hùng ca yêu nước bất diệt.

20 tháng 3 2018

2,Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu, từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Nguyên tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên"...

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

7 tháng 5 2021

tk 

rần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

 

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai họa về sau!".

 

Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa.

 

Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

 

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc.

 

"Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

 

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười".

 

Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

 

Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,…

 

Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.

 

Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đống củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".

 

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

 
23 tháng 4 2020

- Trong phần đầu của bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích:

+ Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời.

+ Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.

+ Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tinh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 4 2020

+trong phần đầu của bài '' Hịch tướng sĩ ''Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương trong Bắc sử nhằm mục đích gì ?

 Trần Quốc Tuấn nêu lên những tấm gương nhằm  thể hiện rằng đó là một niềm tự hào của Trần Quốc Tuấn khi nghĩa về thế hệ đi trước đồng thời như một lời nhắc nhở, khích lệ các tướng lĩnh tự xem lại bản thân mình, cố gắng hết mình lập công danh cho đất nước, nhân dân. 

+trong đoạn cuối của bài ''Hịch tướng sĩ '' Trần Quốc Tuấn đã yêu cầu các tướng sĩ nhằm mục đích gì?

Kêu gọi quân sĩ bỏ thói ham chơi, tập trung sức lực và tinh thần để sẵn sàng chống giặc.

1 tháng 6 2020

a. Lên án hành động của kẻ thù:

- Lên án tội ác của kẻ thù:

+ Sứ giả đi lại nghênh ngang.

+ Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.

+ Đem thân dê chó bắt nạt tể phụ.

+ Thu vàng bạc, vơ vét của cải.

+ Hổ đói -> họa về sau.

=> Ngôn ngữ để thể hiện rõ tinh thần căm thù giặc.

- Trực tiếp nói về nỗi đau cả mình trước hiện thực đất nước:

+ Tới bữa quên ăn

+ Nửa đêm vỗ gối

+ Ruột đau như cắt

+ Nước mắt đầm đìa

- Quyết tâm đánh giặc:

+ Trăm thân phơi ngoài nội cỏ

+ Nghìn xác gói trong da ngựa

=> Ta cũng cam lòng.

- Mối quan hệ của chủ tướng hết sức khăng khít: 

+ Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày.

+ Không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm.

+ Quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng.

+ Đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa.

+ Lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.

-> Những lí lẽ vừa chí tình vừa chí lí tạo nên sự thuyết phục, lay động lòng người.

b. Phê phán thái độ thờ ơ của quân sĩ:

- Hưng Đạo Vương lên án thái độ thờ ơ trước thời cuộc.

+ Chủ nhục – không lo

+ Nước nhục – không thẹn

+ Hầu giặc – không tức

+ Thú vui – có mang đến hòa bình, có đánh đuổi được quân giặc không?

=> Khẳng khái, đanh thép.

=> Cảnh cáo.

- Giọng điệu linh hoạt, thái độ khôn khéo.

=> Đánh đúng vào tâm lí của quân sĩ.

=> Khích lệ tinh thần đấu tranh của tướng sĩ.

Nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng

- Đưa ra những giải pháp tinh thần và hành động cho tướng sĩ:

+ Không được phép bị động và chủ quan.

+ Tập luyện bắn cung, diệt giặc.

- Niềm vui khi có một quốc gia thịnh trị:

+ Hưởng bổng lộc.

+ Lưu danh.

+ Sống yên bình.

+ Dòng họ được hạnh phúc.

=> Cấu trúc câu văn biền ngẫu: “Chẳng những… mà…” gắn lợi ích của đất nước với những lợi ích trực tiếp, thiết thân của mỗi cá nhân. Điều đó đã góp phần tác động trực tiếp tới cả tình cảm, lí trí của binh sĩ.

- Chỉ rõ con đường đánh giặc:

+ Học tập binh pháp “Binh thư yếu lược”.

+ Luôn phải chủ động.

+ Phải có thế dự phòng.

- Câu kết: thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta” => thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

- Ngôn ngữ vừa có sự nghiêm khắc nhưng cũng ân cần, gần gũi, vừa lạnh lùng, khảng khái lại vừa trầm ngâm và tha thiết.

23 tháng 3 2021

Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) – người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính – tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyển đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyển, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,… Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

20 tháng 1 2019

Hịch tướng sĩ là văn bản dùng giao tiếp giữa Trần Quốc Tuấn và binh sĩ dưới quyền:

  - Nghiêm khắc khi chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ, ví dụ:

    + Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lom thấy nước nhục mà không biết thẹn… lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào .

  - Khoan dung khi khuyên bảo tướng sĩ chân tình.

    + Huống chi ta cùng các ngươi ở vào thời loạn lạc… để vét của kho có hạn.

    + Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung… há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất.

5 tháng 1 2022

Tk:

Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.

4 tháng 5 2022

 Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc . Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.

 



 

6 tháng 3 2016

C2;Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có các tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “ thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dâng lên vua Quang Trung một bài tấu thể hiện rõ quan niệm của ông về việc học và đoạn trích “Bàn luận về phép học” (Ngữ Văn 8, tập 2) thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp “Học” và “Hành” như ông bà ta thường nói:

“Học đi đôi với hành”Đầu tiên ta hãy tìm hiểu: Học là gì ?. Học là thu thập kiến thức, kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân. Học, là tăng gia sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của kẻ khác làm của mình. Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn...có cao, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. Hay như theo La Sơn Phu Tử, người đi học là học đạo, học cách đối nhân xử thế hàng ngày, học cách ăn, cách ở, cách phò vua giúp nước chứ không phải học để mưu câù danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng. Còn Hành là gì ? Hành nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết trong học tập vào thực tế, vào cuộc sống.

La Sơn Phu Tử đã so sánh : “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Vậy trước tiên là phải học. Học là phải học từ thấp đến cao, từ căn bản đến nâng cao, từ Tứ thư, Ngũ kinh rồi đến Chư sử. học rộng rồi tóm lược cho gọn. Nhưng trước khi học, người đi học phải biết rõ mục đích của việc học để sau này không lệch lạc, không xa rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân, phì gia, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để “lập đức”, “lập công”, để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc âý “triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị” . Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường, thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang.

Còn học mà không hành thì sẽ ra sao ? Học mà không hành thì như ông bà ta thường ví von: “Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ...”. Tức là nếu như học mà không “tiêu hóa”, không “hành” thì khác gì con tằm nhả dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói...Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. George Duhamel có nói:
"Đừng sợ máy móc của bên ngòai...hãy sợ máy móc của cõi lòng..."

Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận rồi...Lúc âý xã hội cũng chỉ còn những “chúa tầm thường, thần nịnh hót” và thảm cảnh “nước mất, nhà tan” là điều khó tránh khỏi.

Một Quốc Gia có càng nhiều hiền tài có, có hành thì Quốc Gia âý mới mong được vững mạnh, hưng thịnh, triều đại, lúc âý, mới mong được lâu dài. Lối học không hành thì sẽ chỉ đào tạo ra một lũ “nịnh thần” làm suy đồi triều chính, dân trí. Đó là lối học hình thức, học hòng mưu cầu danh lợi, học để hướng đến những nhân cách đồi bại, những mục đích tầm thường và thậm chí là ích kỉ, hại dân.

Hành không phải là chuyện gì khó nhưng cũng chẳng đơn giản. Trước khi hành những thứ mà ta đã học thì trước tiên chúng ta phải hành “đạo” để sau này ra xã hội, chúng ta không sai lệch trong tư tưởng và trong cách làm việc hàng ngày. Nêú không xác định được việc đó thì hậu quả thật khó lường. Xã hội này sẽ trở thành một nơi không cảm xúc, không lễ nghĩa mà chỉ có học thức và thủ đoạn. Lúc âý, xã hội không còn là cộng đồng của người và người nữa mà sẽ trở thành chiến trường – nơi mà mạnh thì được còn yếu thua. thì Không noí về ngaỳ xưa mà mới chỉ trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao việc tham ô, nhũng loạn của dân. Đó là những người trí thức mang trên mình tấm bằng bác sĩ hối hả chia chác tiền hoa hồng trên đơn thuốc của bệnh nhân, là những “ông lớn” ngành xây dựng lén lút rút bớt vật tư khi thi công công trình, và còn nhiều nữa. Vậy cần phải coi lại cái thực học của những kẻ “tri thức” như thế. Những người có học chân chính thì không thể hành như vậy được.

Học lúc nào cũng đi đôi với hành. Học thật nghiêm túc để sau này xây dựng đất nuớc, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Vì vậy, những ai đang lơ là học tập thì hãy chú ý hơn; những ai đang chất đầy bồ kiến thức mà không hành thì hãy mang ra áp dụng và những người đang thực hành những điều học thì hãy nhớ lâý mục đích học tập của mình. Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật sự có ích cho chúng ta.

Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.

6 tháng 3 2016

C1;

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông nước thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyển đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyển, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vui tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Thái tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bây giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng.

28 tháng 12 2019

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.

a. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh. (0.5đ)

b. Thân bài: Nêu được nội dung cơ bản sau:

   - Về tác giả Trần Quốc Tuấn (2đ):

      + Thời đại: (1231? – 1300), là vị anh hùng triều Trần, góp công lớn cùng quân dân nhà Trần đại phá quân Nguyên Mông.

      + Gia đình - quê hương: Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê quán ở phủ Thiên Trường, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ngày nay.

      + Bản thân: Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Mông – Nguyên tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm Tướng chỉ huy. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã có những chiến thắng quan trọng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

      + Ông đã soạn hai bộ binh thư: “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trong giai đoạn giặc Mông – Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược nước ta, ông đã viết “Hịch tướng sĩ” để truyền lệnh cho các tướng, răn dạy quân sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, chuẩn bị chống giặc.

      + Sau khi kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến xin ý kiến, kế sách của ông.

      + Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong là Đức Thánh Trần.

      + Đặc biệt, danh tướng Trần Hưng Đạo đã được các nhà bác học và quân sự thế giới vinh danh là một trong 10 vị Đại Nguyên soái quân sự của thế giới trong một phiên họp do Hoàng gia Anh chủ trì tại Luân Đôn vào năm 1984.

   - Về tác phẩm Hịch tướng sĩ (1đ):

      + Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai, bằng thể hịch.

      + Mục đích: khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược.

      + Bố cục: 4 phần

      + Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện cụ thể qua lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

      + Nghệ thuật: Áng văn chính luận xuất sắc, kết hợp lập luận chặt chẽ, lời văn thống thiết, giàu hình ảnh và sức biểu cảm.

c. Kết bài (0.5đ)

   Khẳng định lại sức vóc, sự đóng góp củaTrần Quốc Tuấn và tác phẩm Hịch tướng sĩ.