K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2016
Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp ..... rồi đó, đã là một cô học sinh chững trạc không như ngày này của ..... năm về trước. Tám lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó. Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở gi bài đủ loại với những hình chuột Mic Key, công chúa váy hồng … . Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì… đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!” Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị những cũng không khỏi lo lắng hồi hộp. Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 2010 – 2011. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng. Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả. Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp. Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng. Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ. Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương! Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
2 tháng 4 2023

Bài văn ngắn mình gửi bạn:

Buổi lao động ở địa phương em là một hoạt động rất thiết thực và ý nghĩa. Cả cộng đồng đã đoàn kết để cùng nhau làm việc vào một ngày đẹp trời. Mọi người đã tích cực đóng góp sức lực, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển địa phương.

Sáng sớm, mọi người đã đổ về tại điểm hẹn, đeo găng tay, mang xẻng và dao, sẵn sàng cho buổi lao động. Các công việc được phân công cho từng đội nhóm, mọi người đã bắt tay vào khám phá, tìm hiểu và bắt đầu hoàn thành công việc của mình. Những người cùng nhau lao động đã tạo nên một không khí hòa thuận, giúp mọi người gắn kết hơn. Trong quá trình làm việc, các thành viên trong đội đã cùng nhau chia sẻ, trò chuyện và học hỏi kinh nghiệm từ nhau.

Cảnh tượng của một cộng đồng lao động hăng say làm việc, với những cuộc trò chuyện, tám chuyện, đùa nghịch, tạo nên một bức tranh vô cùng sống động về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Khi buổi lao động kết thúc, mọi người đã hoàn thành tốt công việc được phân công. Với những mồ hôi và những nỗ lực, họ đã hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần cao cả và sự đoàn kết trong tinh thần "mọi người trong cộng đồng chung tay, sức mạnh nhân dân to lớn".

Tổ chức buổi lao động không chỉ có ý nghĩa xây dựng hạ tầng, mà còn giúp cộng đồng gắn kết hơn, tạo dựng sự đoàn kết và chia sẻ. Nó cũng là cách để từng cá nhân đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

2 tháng 4 2023

mk cảm ơn bn nhìu nha

 

 

1 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

25 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nhé !

Nhắc đến đất nước Việt Nam ta không thể không nhắc đến những dòng sông như sông Mã, sông Đồng Nai, sông Mê Công,… Trong số những dòng sông ấy, em yêu nhất vẫn là dòng sông Hồng của quê hương mình. Dòng sống như một người bạn tinh thần của không chỉ riêng em mà còn của cả người dân thành phố.Dòng sông tĩnh lặng nhất có lẽ là vào những buổi sớm mai. Khi ấy, mặt nước sông trong xanh và phẳng lặng. Ở hai bên bờ sông, những bãi mía, nương dâu đang chuyển mình thức giấc sau một đêm say ngủ. Chúng đu đưa trong gió nhẹ, hào hứng đón chào một ngày mới bắt đầu. Mùi cơm sôi từ những dãy thuyền chài sát bờ tỏa ra thơm phức. Những người dân đã dạy từ bao giờ để chuẩn bị ra khơi. Khi mặt trời lên cao, những tia nắng chiếu xuống nước lấp lánh. Mặt nước đỏ đậm phù sa. Trên bến cảng các hoạt động của ngày mới cũng bắt đầu diễn ra. Tiếng người gọi nhau í ới, tiếng xe cộ qua lại nhộn nhịp. Đó là hình ảnh quen thuộc của cuộc sống hàng ngày. Trên cầu những dòng xe qua lại ngày càng tấp nập. Mỗi ngày đều có rất nhiều đoàn người ghé tới nơi này để ngắm cảnh và chụp lại những bức ảnh làm kỉ niệm.

Lúc về ngoại, em có đi ngang qua một ngôi nhà, phía sau nhà đó có một khu vườn trồng đủ loại trái cây. Khu vườn râm mát thật. Chợt em nghe có tiếng đọc bài của một cô bé đang nằm võng, chiếc võng được mắc vào giữa hai cây bưởi cạnh nhau.

Người bạn ấy tên gì? Em cũng không biết, nhưng chắc bạn ấy bằng tuổi của em. Hàng mi cong cong hay chớp chớp, chắc cái tật đó nó đã là thói quen từ nhỏ. Đôi mắt to đen lay láy chăm chú theo dõi từng dòng chữ trên trang giấy:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.

Giọng đọc của bạn không lớn lắm nên không gây ồn ào làm phiền lòng người khác, chỉ có những kẻ tò mò như em mới chú ý. Giọng đọc hay nhất, trôi chảy nhất là khi bạn diễn đạt cảm xúc thay đổi khi trầm bổng và thay giọng cho những câu đối thoại. Khu vườn đầy bóng mát này cũng là nơi tập hợp những con vật khác nhau. Chú chim sâu nhảy nhốt trên cành cây mận, bọn gà vịt xúm xít quanh nhau làm rộn rã cả một gốc ao. Có lúc chúng lại chay đuổi nhau như các cô bé ưa đùa giỡn. Cô mèo mướp thì nằm lim dim ở trên đống rơm không sợ nắng ban trưa. Trông xa, cái bộ dạng của cô ta giống như tiểu thư đài các ưa làm biếng và ưỡn ẹo. Chú mực đang ngủ, lỗ tai chú cứ hướng về phía góc ao nghe ngóng, giật mình sủa mấy tiếng, rồi chợt nhận thấy mình vô duyên nên lại thôi. Tất cả như im lặng để nghe cô bé đọc:

Thân gầy guộc, lá mong manh…

Chợt có chiếc lá vàng buồn bã rời khỏi cành chao chao rơi xuống đất, một tia nắng từ kẽ hở của lá xiên xuống tập cũng khòng làm cho bạn thôi thánh thót.

Giật mình, em vội vã về nhà ngoại kẻo bà chờ nên em đã từ giã người bạn dưới gốc cây bưởi mà em không hề quen biết mà đã vụng trộm nhìn ngắm. Đi xa rồi, em còn nghe giọng đọc nhỏ dần, rồi im bặt. về nhà, sau khi hỏi ra em mới biết bạn ấy tên Giang, là một học sinh giỏi của trường ở thành phố, hè về thăm nội như em nhưng cũng không quên mang theo sách để ôn bài.

Hình ảnh của Giang cứ ám ảnh em hoài. Em thèm có được giọng tập đọc khi trầm khi bổng, khi lảnh lót bay cao, khi xao xuyến nao lòng người như bạn. Phải chi em được quen với Giang nhỉ. Phải chi em cũng đọc được như Giang? Em sẽ sang kết bạn với Giang. Rồi hai đứa chia ra hai giọng đọc để đọc một bài thơ, để kể một câu chuyện hay, rồi em sẽ tò mò hỏi Giang bao nhiêu điều ở trên thành phố đầy những chuyên hấp dẫn mà em chỉ nghe thôi. "Nhưng cái chính yếu nhất là nhờ bạn bày cho mình cách tập đọc" em nghĩ thế.

Buổi tối cơm nước xong, trăng thanh gió mát, ngoại đang nằm trên võng bỏm bẻm nhai trầu, em sà vào lòng ngoại thủ thỉ nói cái ý định thầm kín của mình. Ngoại mỉm cười ve vuốt tóc em và em ngủ lúc nào không biết.

14 tháng 3 2018

Trong lớp, người bạn thân nhất của em chính là bạn Hoàng. Chủ nhật vừa rồi,em sang nhà Hoàng  chơi. Em thấy bạn đang học bài.  Lúc ấy bạn thật chăm chú.

Lúc đó, trời đã tờ mờ tối. Những tia nắng đã dần dần tắt trên những mái nhà. Bóng tối đang dần bao phủ xuống làng em. Những ánh đèn từ mỗi ngôi nhà đã bắt đầu bật sáng. Đó cũng là lúc Hoàng ngồi học bài. Hoàng có một góc học tập riêng rất ngay ngắn và gọn gàng. Một cái bàn bằng gỗ kê cạnh cửa sổ. Hoàngkéo ghế gỗ vào ngồi rồi  bắt đầu học bài. Ánh đèn điện  thắp sáng,  in bóng bạn trên bức tường trắng. Lúc đó bạn mặc một chiếc áo thun ngắn tay để lộ ra cánh tay chắc nịch, trắng hồng . Chiếc quần bò lửng , ôm lấy vóc hình nở nang của một cậu học sinh  lớp Năm đang lớn. Chiếc quạt thổi nhè nhẹ làm cho mái tóc cắt ngắn bay bay. Bên trái là chiếc tủ làm bằng gỗ chứa rất nhiều truyện cổ tích.. Chúng được bạn xếp ngay ngắn y như một thư viện nhỏ. Bên phải là chồng sách  gọn gàng và chiếc đồng hồ bàn nhỏ nhắn . Dưới chân bàn là một chú cún con rất dễ thương. Chắc bạn yêu quý  thú cưng lắm đây.

Bây giờ, Hoàng lúi húi bên một hộp bút sáp màu. Một tờ giấy trắng tinh đã trải ra trước mặt bạn. Một tay bạn giữ tờ giấy còn tay bên kia bạn đang cầm một chiếc bút chì đưa nhanh thoăn thoắt. Một ngọn núi đã hiện ra trên tờ giấy. Rồi bạn vẽ cánh đồng lúa chín mùa  thu. Bạn vẽ con sông Kiền hiền hòa chảy qua làng bạn. Bạn vươn vai xong lại vẽ tiếp. Bên này là người mẹ thân của Hoàng đang cấy lúa. Bạn vẽ dòng nước xanh mát uốn khúc lượn quanh. Bọn dùng  viên tẩy xóa những nét thừa. Đã đến lúc bạn tô màu. Bạn tô mái nhà đỏ như son. Tô hàng cây xanh tốt tươi, vui mắt. Bạn tô cánh đồng lúa chín rộ. Vẽ xong bạn giơ bức tranh lên hỏi em: “ Bạn thấy tớ vẽ như thế nào.? “ . Em liền reo lên: “ Ôi, Bức tranh này thật đẹp!”.  Bạn mỉm cười sung sướng. Nụ cười thật tươi nở  trên khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng của bạn.

Hoàng đúng là bạn tốt của em. Ngắm bạn học bài , em thấy bạn rất siêng năng cần cù.  Hoàng mong ước mơ trở thành họa sĩ .  Em mong  ước mơ của bạn  sớm thành hiện thực. Hoàng của em là thế đó.

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

6 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

9 tháng 5 2016

Đối với mỗi  người chắc hẳn đều có những kỉ niệm không thể nào quên được. Đó có  thể chỉ là những kỉ niệm rất  thân thương nhưng đôi khi cũng chỉ là những kỉ niệm về một tiết học nào đó hay đó là buổi khai giảng đầu  tiên. Tôi cũng có những kỉ niệm như thế nhưng đối với tôi kỉ niệm về buổi chào cờ đầu tiên khi tôi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong tôi những ấn tượng mà tôi không thể nào quên được.

Đó là một buổi chiều thứ hai đầu tuần, khí trời hôm nay khiến cho tôi cảm thấy rất thoải mái.   Tôi đến lớp chuẩn bị một số thứ như ghế và mũ rồi đến đúng ........(tự điền vào) tiếng trống rộn ràng báo hiệu buổi chào cờ đã đến. Lúc bấy giờ tất cả các học sinh từ tất cả các lớp ùa ra như bầy chim vỡ tổ từ tất cả các hành lang. Lúc bấy giờ tôi mới để ý chỗ khán đài của trường từ bao giờ đã được các anh chị khóa trên trang trí và bày bàn ghế ra thật nhanh chóng. Hai hàng ghế gỗ mỗi hàng có hai dãy được kê rất ngay ngắn và cẩn thận phía hai bên của khán đài để lộ ra một không gian ở giữa rất rộng để một chiếc míc đứng ở đó và một chiếc bàn khá cao ở đó được trải một tấm vải đỏ lên ,phía trên để tượng Bác rất trang nghiêm nhưng cũng rất đẹp. Dưới sân tất cả các bạn xếp thành những hàng ghế thẳng tắp lớp nào ra lớp đấy trông rất đẹp. Vì chưa quen nên cô giáo chủ nhiệm phải xuống dưới chỗ chúng tôi chỉ cho chúng tôi về vị trí xếp và thứ  tự hàng như nào cho đúng. Các anh chị lớp trên do đã quen nên xếp khá nhanh các anh chị chỉ xếp một loáng là đã xong rồi.

Cuối cùng công tác chuẩn bị cũng đã xong chúng tôi đã xếp được thành các hàng ngay ngắn còn trên phía khán đài các thầy cô giáo đã ra hết để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ đầu tuần. Chị liên đội trưởng với dáng vẻ nhanh nhẹn hô cho chúng tôi làm lễ chào cờ. Chị không cao nhưng cũng không lớn nhưng giọng nói của chị khiến cho chúng tôi nghiêm trang làm theo lời chị. Chị hô to “Chào cờ! Chào”tiếng hô của chị thật dõng dạc. Tức thì chúng tôi ai nấy đều đưa tay lên chỗ thái dương mắt nhìn cờ. Không biết các bạn có như tôi không nhưng đối với tôi mỗi lần nhìn lên lá cờ đỏ thắm ấy đều mang lại cho tôi rất nhiều những cảm xúc đặc biệt lắm.

Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường. Những lúc như thế toàn trường đều ngồi im phăng phắc lắng nghe. Thật may là tuần này chúng tôi không vi phạm lỗi nào nên được nhà trường tuyên dương nữa. Chúng tôi đứa nào đứa đấy đều vui và phấn khởi lắm tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa để được cô tuyên dương. Đôi  khi cô  đang nói nhưng có một nhóm bạn lớp bên chúng tôi mất trật tự liền bị cô nhắc nhở ngay. Nghe chừng các bạn ấy sợ lắm chẳng thế mà mấy bạn đó ngồi im phăng phắc không dám nói gì. Thấy thế anh sao đỏ lớp đó cũng nhanh chóng ghi khuyết điểm lớp đó vào , Thế là mới đầu tuần lớp bên chúng tôi đã bị khuyết điểm rồi các bạn phải cố gắng nhiều đây. Sau phần nhận xét của cô chúng tôi về lớp để tiếp tục tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để thu dọn lại bàn ghế.

Những buổi chào cờ như thế luôn để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng, Sau mỗi buổi chào cờ dường  như tôi thấy phấn trấn hơn sảng khoái hơn và sẵn sàng cho những giờ học sau đó.Ngồi trong phòng học của mình mà không khí buổi chào cờ như còn đọng mãi trong em. Một không khí vừa trầm mặc, trang nghiêm biểu hiện của một niềm tôn kính, lại vừa hào hùng, kiêu hãnh về một dân tộc anh hùng. Ngoài kia, trong các vòm lá xanh um của cây me, cây phượng, mấy chú chim đang nhảy nhót hót ca, hòa cùng với chúng em niềm vui của một buổi học đầu tuần. 

 
9 tháng 5 2016

làm gì có chào cờ vào buổi chiều

24 tháng 9 2016
 Chúng ta không nhập mình vào ngôi ể đó mà các bạn có thể kể lại những câu chuyện mình đã được học trong chương trình hoặc nghe thầy cô và bạn bè kể lại. Câu chuyện của các bạn kể phải giống với cốt truyện của truyện lúc đầu,

 
24 tháng 9 2016

mk hiểu rồi cảm ơn bạn nhiều nhé !

11 tháng 5 2018

Tùng! Tùng! Tùng! Hồi trống bỗng vang lên khi cô giáo vừa kết thúc xong bài học. Cả lớp chúng em đứng dậy chào cô rồi chạy ùa ra khỏi lớp. Mấy phút trước, sân trường hãy còn lặng im, vắng vẻ thế mà bây giờ lại rộn rã hơn hẳn vì tiếng cười đùa, nói chuyện của các bạn học sinh.

Từ trên tầng 2 nhìn xuống, sân trường trông giống như một “rừng hoa” bởi các bạn học sinh đều mặc đồng phục áo trắng quần kẻ caro màu đỏ. Cũng có thể ví sân trường lúc này giống như một bầy ong vỡ tổ bởi lẽ, khắp sân trường đâu đâu cũng thấy các bạn học sinh đứng từ hành lang các dãy nhà trên tầng 3 xuống tầng 1. Rồi thì từ trong lớp cho đến ngoài sân, tiếng nói, tiếng cười, tiếng đùa nghịch hòa lẫn với tiếng chim ríu rít trong vòm lá một buổi sớm đầu Thu đã làm cho sân trường nhộn nhạo cả lên.

Dưới tán phượng già xanh mát, từng tốp bạn nữ chơi nhảy dây và chơi que chuyền thoăn thoắt. Còn các bạn nam thì chơi bắn bi hay đá cầu. Ở phía những hàng ghế đá dưới gốc bằng lăng, có rất nhiều bạn học sinh ngồi ôn lại bài. Thi thoảng, các bạn khác đến trêu chọc, giật mất cuốn sách trên tay. Thế là lại có một cuộc rượt đuổi, hò hét vang cả một góc sân. Sôi nổi nhất có lẽ là bên ngoài sân thể dục, các “cầu thủ” hai lớp 6A và 6B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho hội thi “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Hai phía bên trái và phải của sân bóng là các “cổ động viên” của hai đội đang chăm chú quan sát theo đường bóng lăn và hò reo rộn rã. Bên trái hô: “6A chiến thắng!”, bên phải lập tức đáp lại ngay: “6B vô địch!”. Các cầu thủ đội nào đội nấy đều nhễ nhại mồ hôi, thế mà ngang sức ngang tài chưa phân được thắng bại.

Trong khi đó, căng tin của trường cũng là một chốn “huyên náo”. Hầu hết các bạn học sinh trong trường đều tới đây để mua những đồ ăn vặt như kem, ô mai chua, sấu dầm hay hạt hướng dương… vì trong buổi học học sinh không được phép ra ngoài trường. Chính vì thế mà khu vực căng tin là một “cục nam châm” thu hút học sinh rất lớn. Lại có vài tốp học sinh làm nhiệm vụ cờ đỏ, trực nhật tưới mấy bồn hoa và gom rác về thùng rác. Các bạn ấy cũng nhắc nhở các bạn học sinh xung quanh nên bỏ rác vào thùng đúng nới quy định để cho sân trường được sạch đẹp hơn. Trên hành lang dãynhà văn phòng, các thầy cô giáo đưa mắt xuống sân nhìn lũ trẻ chơi đùa, bàn luận và mỉm cười, nét mặt như tràn đầy niềm phấn khởi.

Một nhịp trống lại vang lên. Không gian như ngưng đọng trong tích tắc rồi lại rộn rã bởi những tiếng bước chân vội vã chạy hướng về phía lớp mình. Hai mươi phút nghỉ giữa giờ kết thúc, sân trường lại trở về với không khí yên tĩnh của nó. Bên trong các lớp học, một tiết học mới lại bắt đầu.

tk m nha

Tuổi thơ mỗi chúng mình đều là những lứa tuổi thần tiên và ngập tràn thú vị. Ai lớn lên mà chưa từng cắp sách tới trường thì đó quả thật là một nỗi bất hạnh. Bởi vì đã mất đi một khoảng thời gian đầy thơ mộng của những năm tháng thuở thiếu thời. Niềm vui của tuổi thơ chúng mình là những giây, những phút được tụm năm, tụm bảy cùng nhau trước khi vào giờ học, trong giờ giải lao, hay cùng nhau sánh bước trên con đường về nhà sau buổi tan trường…

Vào mỗi buổi sáng đẹp trời, tụi nhỏ chúng mình vẫn thường cùng nhau cắp sách đến trường. Với một tâm trạng vô cùng háo hức, phấn khởi chào đón một ngày mới với biết bao bài học thú vị. Đặc biệt nhất là trong những ngày giáp tết đầy sôi động này, ai ai cũng muốn được đến lớp sớm hơn hẳn mọi ngày, để được cùng nhau tâm tình chuyện trò nhiều hơn trước, chuẩn bị cho một tuần chia tay nhau đón tết ở nhà.

Những cái háo hức, vui nhộn trong tuổi thơ của lũ trẻ dường như cũng đang lây lan sang cả cảnh vật nơi đây. Cổng chính ngôi trường với hàng chữ: “Trường Tiểu học Lý Tự Trọng” màu vàng óng ả nổi bật trên nền đỏ được sơn kẻ lại, trông mới tuyệt vời làm sao! Tường rào bao quanh ngôi trường được phủ lên mình màu trắng như vôi, nhìn lóa cả mắt. Giữa sân trường là hàng phượng vĩ với từng tán lá xum xuê như đang reo vui trong từng cơn gió sớm mà vẫy chào tụi trẻ chúng mình. Bên trái, bên phải là những dãy phòng học chạy song song với hàng phượng vĩ giờ đây đã được quét lại bằng một lớp màu xanh, trông thật dịu mắt.

Sân trường càng lúc càng đông hơn, khắp nơi là tiếng nói cười ríu rít của lũ trẻ. Hòa cùng với những tiếng động cơ xe cộ, tạo thành một chuỗi âm thanh đầy náo nhiệt. Đứng trên hành lang tầng hai, tầng ba trông xuống sân trường đang ngập tràn học sinh. Cảm tưởng như có những đàn bướm trắng với hàng trăm con đang rập rờn chao liệng. Những âm thanh hỗn tạp, và náo nhiệt như tiếng hót của đàn chìa vôi, chào mào, chích chòe… tiếng cười nói… râm ran, chẳng khác gì một bản hợp tấu không lời.

Ồ! kia nữa, dưới những gốc cây phượng vĩ là những mái đầu nhỏ xíu đang chụm vào nhau cùng chơi trò búng dây thun, rồi bắn bi… Ngoài kia, những chỗ xa gốc cây, xa tán lá là nơi những trái cầu đang bay lên vụt xuống, chao qua liệng lại nhìn thật đẹp mắt. Hệt như những bông so đũa bay lả tả trong gió. Hàng phượng cũng đong đưa theo từng cơn gió sớm như muốn vui cùng tụi trẻ chúng mình. Nắng ban mai giờ đã tràn ngập sân trường. Những tia nắng ngọt ngào len lỏi khắp các tán lá, lấp đầy những chỗ trống của kẽ lá, tìm tới với những tấm áo trắng tinh, tới những làn da non làm hồng lên đôi má trẻ thơ. Dường như tất cả cảnh vật, trời mây đều đang hòa chung niềm vui rộn rã cùng tụi trẻ chúng mình, niềm vui của những ngày đầu xuân giáp tết.

“Tùng…! Tùng…! Tùng…!” ba hồi trống vang lên, ngân dài như báo hiệu giờ học đã đến. Sân trường như ngưng lại trong giây lát. Mọi trò chơi đành tạm ngưng. Trước cửa lớp từ tầng trệt, cho tới hành lang trên tầng hai, tầng ba. Tất cả học sinh các lớp đều đã chỉnh tề đội ngũ để chuẩn bị bước vào học. Một ngày mới đã bắt đầu.

Đối với mỗi chúng mình, quang cảnh sân trường trước mỗi buổi học đều là thiên đường không thể nào quên của tuổi thơ. Thiên đường ấy với vô vàn điều kì diệu. Đó sẽ luôn là những kỉ niệm đẹp, êm đềm của tuổi thơ. Sẽ còn đọng lại trong tâm hồn chúng ta, cho tới mai sau này như một niềm vui khó tìm lại trong đời.