K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Từ khổ thơ thứ hai sang khổ thơ thứ ba, chúng ta đã thấy một sự khác biệt rõ nét về không gian của bài thơ. Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới thì sang tới khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.

- Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ ba, tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện. Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả mượn hình ảnh những bông hoa, chiếc lá, cành cây để miêu tả sự biến chuyển của thời gian khi thu sang thì ở khổ thứ ba, tác giả miêu tả cảnh thu sang qua hình ánh trăng, núi, gió và con người. 

Trong khổ thơ thứ hai, chúng ta thấy tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt. 

Trong khổ thơ thư ba, một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu vừa gần gũi , vừa thân thuộc.

Tham khảo:

Tròn khổ cuối, nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó: 

+ Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chỉ có duy nhất một câu.

→ Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.
 

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 so với khổ 1 có nhiều điểm khác biệt. Nếu khổ thơ thứ nhất tác giả miêu tả bức tranh thôn Vĩ Dạ ngập tràn sức sống với khung cảnh thiên nhiên ngập tràn sắc màu thì ở khổ hai, khung cảnh thiên nhiên đã trở nên đượm buồn hơn. Nỗi buồn ấy đã nhuốm cả vào không gian, cảnh vật, làm cho tâm trạng con người cũng trở nên buồn hơn. 

Tham khảo: 

Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất. 

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tơi, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Nhưng sâu trong con người họ đề khao khát được hạnh phúc.

 - Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:

+ Chí Phèo: trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, gặp Thị Nở và rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người, dẫn đến hành động tự sát của chính mình.

+ Phăng-tin: vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.

19 tháng 7 2023

Tham khảo nha!

Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. 

Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:

Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.

⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:

+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.

+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.