K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2022

tham khảo :
 

Câu ca dao đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Cô gái dùng hình ảnh "nước giếng sâu", "nối sợi gầu dài", "nước giếng cạn", "tiếc hoài sợi dây" để nói về tình cảm của mình .Cô tưởng người con trai sâu sắc nên đã dành tình cảm yêu thương sâu nặng của mình cho anh ta; tuy nhiên, cô đã nhầm người, vì vậy mà cô tiếc cho tình cảm của mình.

 

2 tháng 1 2019

Câu ca dao đã sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Cô gái dùng hình ảnh "nước giếng sâu", "nối sợi gầu dài", "nước giếng cạn", "tiếc hoài sợi dây" để nói về tình cảm của mình .Cô tưởng người con trai sâu sắc nên đã dành tình cảm yêu thương sâu nặng của mình cho anh ta; tuy nhiên, cô đã nhầm người, vì vậy mà cô tiếc cho tình cảm của mình.

Chúc pạn hok tốt!!!

2 tháng 1 2019

+ẩn dụ:nước giếng sâu ,nước giếng cạn ,sợi dây dài
- Nước giếng sâu: lòng người sâu thẳm, tình nghĩa ,chan chứa tình yêu thương, nồng thắm.
- Nước giếng cạn: lòng người cạn hẹp , ích kỉ trong tình yêu, không biết đáp lại tình cảm của người khác.
- Sợi dây dài : sự hi sinh ,trao gửi trong tình yêu.
>>>>> đây là lời than phiền của một cô gái khi bước mới yêu nhưng ko đc đáp lại tình cảm , bởi vì khi mới yêu người con gái thường yêu hết mình , chỉ đến khi lòng người như nước giếng cạn thì mới tiếc , hối hận vì mình đã từng hết mình yêu và hi sinh cho người con trai. Nước giếng cạn hay lòng người cạn khô .Sợi dây dài mà cô làm cô những tưởng rằng sẽ múc đc thứ nước mát , trong lành nào ngờ làm cô phải '' tiếc hoài''. cái giếng là một hình ảnh gắn liền với làng quê , như ''cây đa bến nước sân đình''.Cái giếng hay chính là người con trai mà cô gái đã từng yêu

23 tháng 9 2017

chị tham khảo, em tìm thấy bài này trên google ạ

Vàng” là vật quý báu. “Cầm vàng” có thể hiểu là giữ gìn một vật quý báu. “Lội sang sông”, hiểu theo nghĩa đen là dùng đôi chân mình để lội sang phía bên kia bờ sông mà không dùng thuyền hay đò; hiểu theo nghĩa bóng là phải trải qua những khó khăn trở ngại, tốn nhiều thời gian, công sức. “Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”, hiểu nghĩa của câu trong chỉnh thể của nó ta sẽ có một ý nghĩa khái quát nhất: mất mát vật quý báu cũng không tiếc bằng công sức mình, thời gian mình đã bỏ ra để giữ gìn vật đó. Ở câu này ta không nên hiểu máy móc “vàng rơi không tiếc” là vật quý mất đi cũng không tiếc, bởi trong thực tế thì không ai không tiếc “vàng rơi” cả. “Vàng rơi không tiếc” chỉ là một cách nói quá nghệ thuật để nhấn mạnh hơn tới mệnh đề sau: “Tiếc công cầm vàng”.

Tại sao mất vật quý giá lại không tiếc bằng công sức thời gian mình đã bỏ ra để giữ gìn vật đó? Liệu nó có đúng với thực tế không? Ta lại liên tưởng tới câu tục ngữ “Của một đồng công một nén”. Thì ra dân gian đã coi trọng công sức làm ra của cải, công sức giữ gìn của cải hơn là giá trị vật chất của của cải đó. Hơn nữa của cải mất có thể làm lại được, cái mất đi không tìm lại được là thời gian và công sức đã giữ gìn của cải đó.

Có thể hiểu câu ca dao còn một lớp nghĩa nữa, lớp nghĩa nói về tình yêu. Một người con trai đến với một người con gái. Họ đã vượt qua bao trở ngại, khó khăn, đã tốn bao thời gian và công sức để nuôi dưỡng tình yêu. Họ chờ đợi, hi vọng và tin tưởng vào tình yêu. Nhưng cuối cùng họ không lấy được nhau do một nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó. Căn cứ vào lớp nghĩa thứ nhất, ta có thể hiểu như thế này chăng: mất tình yêu cũng rất tiếc, nhưng tiếc hơn cả là tiếc thời gian, công sức mình đã nuôi dưỡng, chờ đợi và hi vọng vào tình yêu. Điều này liệu có đúng với thực tế không?

Một câu ca dao khác cũng có thể đúng với trường hợp này:

“Tưởng giếng sâu em nối sợi gầu dài.
Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”

Nghĩa là tiếc công mình, tiếc niềm tin mình đã đặt vào một ai đó, ai ngờ người đó không xứng đáng với niềm tin mình, với tình yêu của mình. Người đó mình không tiếc, mà tiếc cho công sức mình, thời gian mình đã chờ đợi, tin tưởng.

Nếu cách hiểu lớp nghĩa thứ hai này là hợp lý thì câu ca dao “cầm vàng”... này là một triết lí sâu sắc về tình yêu: Trong tình yêu, nếu không yêu nhau nữa hay vì một cớ gì đấy mà không lấy được nhau thì cũng đừng nên lấy làm tiếc (có thể tìm một tình yêu khác), cái đáng tiếc là mất đi niềm tin, mất đi thời gian quý báu tức là mất đi một phần của cuộc đời mình. Phải chăng đằng sau triết lí này còn hàm chứa nỗi thương thân sâu lắng?

23 tháng 9 2017

Hình ảnh tu từ là chỗ nào vậy trời..mik tìm hoài ko thấy.

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:                   “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày                   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay                   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.                   Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,                   Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.                   Áo anh rách vai                   Quần tôi có vài mảnh vá                   Miệng cười buốt...
Đọc tiếp

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

                   “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

                   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

                   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

                   Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

                   Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

                   Áo anh rách vai

                   Quần tôi có vài mảnh vá

                   Miệng cười buốt giá

                   Chân không giày

                   Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

                   Đêm nay rừng hoang sương muối                   Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới                   Đầu súng trăng treo”.

                                                (Chính Hữu, Đồng chí)Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

 Viết bài văn ạ giúp mình với                 

3
10 tháng 2 2021

Bạn tham khảo!

 

I. Khái quát:

-  Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

-  Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh.

-  “Đồng chí” là một trong những tác phẩm thành công của Chính Hữu. Bài thơ diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến, được biểu hiện rõ nét nhất ở đoạn thơ:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

…Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

II. Phân tích:

1.  Tình đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm của nhau:

-  Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Căn nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

-  Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa…Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính.

-  Tuy nhiên, sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong gió nơi quê nhà xa xôi. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhưng thực ra chính là nói nỗi nhớ của tiền tuyến gửi về hậu phương.

2.  Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

-  Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày…

-  Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết được sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người, biết được cảm giác “miệng cười buốt giá”: trời lạnh, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu.

-  Thế nhưng, những người lính vẫn cười trong gian lao bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Sức mạnh của tình đồng đội đã truyền cho họ niềm tin, động lực để giúp họ vượt qua tất cả, đẩy lùi khó khăn, gian khổ.

-  Trong đoạn thơ, “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ. Có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

III. Đánh giá:

-  Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, bút pháp tả thực, lời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng; hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa…

-  Qua đây khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn của những lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng của tác giả.

10 tháng 2 2021

I. Khái quát:

-  Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

-  Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh.

-  “Đồng chí” là một trong những tác phẩm thành công của Chính Hữu. Bài thơ diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến, được biểu hiện rõ nét nhất ở đoạn thơ:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

…Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

II. Phân tích:

1.  Tình đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm của nhau:

-  Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Căn nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

-  Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa…Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính.

-  Tuy nhiên, sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong gió nơi quê nhà xa xôi. Nói “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhưng thực ra chính là nói nỗi nhớ của tiền tuyến gửi về hậu phương.

2.  Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

-  Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày…

-  Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết được sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người, biết được cảm giác “miệng cười buốt giá”: trời lạnh, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu.

-  Thế nhưng, những người lính vẫn cười trong gian lao bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Sức mạnh của tình đồng đội đã truyền cho họ niềm tin, động lực để giúp họ vượt qua tất cả, đẩy lùi khó khăn, gian khổ.

-  Trong đoạn thơ, “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ. Có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

III. Đánh giá:

-  Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, bút pháp tả thực, lời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng; hình ảnh thơ gợi cảm, giàu ý nghĩa…

-  Qua đây khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn của những lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng của tác giả.

Đây là dàn ý bn tham khảo nha

11 tháng 11 2018

Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.

       + Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.

       + Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.

    - Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.

→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.

13 tháng 11 2017

  - “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.

    - Câu thơ có nỗi nhớ hai chiều da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình, quê nhà.

→ Những người lính chia sẻ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà cùng với nhau. Họ sống với nhau trong tình thương nỗi nhớ, và cùng nhau vượt qua nỗi nhớ để tiếp tục chiến đấu.