K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Hình dáng thân (hình chữ nhật, hình vuông, hình quả lê,...)
- Dáng vẻ
- Màu sắc bộ lông
-  Màu sắc da thân, da chân
- Hình dáng tai
- Kiểu và màu sắc mào 

NG
5 tháng 8 2023
D
5 tháng 8 2023

D, giá trị thường 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

- Gà Đông Tảo: Những con có đầu to, mào đỏ, dái tai to, tích gà đỏ xệ đều đồng thời bộ lông mượt và tươi màu. Thân hình gà bệ vệ, dáng đứng thẳng di chuyển nhanh nhẹn, linh hoạt. Đặc biệt không nên chọn gà trống có chân quá to vì điều này sẽ khiến chúng khó đạp mái. Do đó, chỉ cần chọn những chú gà Đông Tảo có chân tròn, to vừa, cân đối là được. Gà giống trưởng thành có mức cân nặng lý tưởng từ 4-5 kg.

- Trâu đực: Những con có ngoại hình cân đối, tầm vóc và khối lượng lớn, trông vạm vỡ, khoẻ mạnh, tính chất nhanh nhẹn, hăng hái. Đầu và cổ to, rắn chắc. Ngực sâu và nở nang. Vai rộng, lưng thẳng và dài. Bụng thon gọn, không xệ, mông dài, rộng, săn chắc. Bốn chân to, khoẻ, đi không chụm khoeo hay chữ bát. Móng chân khít. Bộ phận sinh dục phát triển, cân đối, dịch hoàn cân đối, mềm mại, nhưng không quá sa xuống.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi (tính bằng gram hay kilogram)
- Tốc độ tăng khối lượng (tính bằng gram/ngày)
- Hiệu quả sử dụng thức ăn (số kilogram thức ăn để tăng một kilogram khối lượng cơ thể)
 

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo
Mèo ta:
- Thân hình: Mèo ta có kích thước trung bình, với chiều cao từ 25 đến 30 cm và nặng từ 3 đến 5 kg. Thân hình mèo ta thường khá linh hoạt và nhỏ gọn, tương đối thon dài, với đầu tròn và đôi tai nhỏ.
- Màu lông: Mèo ta có nhiều màu lông khác nhau, phổ biến nhất là màu trắng, đen và cam.
- Tính cách: Mèo ta có tính cách thân thiện, dễ gần và khá thông minh. Chúng thích khám phá, chơi đùa và rất thích được chăm sóc.
- Sinh sản: Mèo ta có khả năng sinh sản khá cao và chúng có thể sinh đến 2-3 lứa mỗi năm.

25 tháng 8 2023

- Vật nuôi bản địa: Gà Đông Tảo, Gà ri, Vịt Bầu

- Vật nuôi ngoại nhập: Lợn Yorkshire, gà Hybro.

25 tháng 8 2023

- Những chỉ tiêu cơ bản được sử dụng trong chọn giống vật nuôi:

+ Ngoại hình

+ Thể chất

+ Sinh trưởng, phát dục

+ Khả năng sản xuất

- Biểu hiện và ý nghĩa của các chỉ tiêu đó trong chọn giống vật nuôi:

 

Ngoại hình

Thể chất

Sinh trưởng, phát dục

Khả năng sản xuất

Biểu hiện

Hình dáng toàn thân, màu sắc da, lông, tai, mõm, bụng, số núm vú, sừng, chân (đối với gia súc); mào, tích, chân, màu sắc lông (đối với gia cầm)

Tốc độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức khỏe của vật nuôi, khả năng hoạt động của vật nuôi, ..

Lớn nhanh, tiêu tốn thúc ăn thấp, cơ thể phát triển hoàn thiện, sự thành thục tính dục biểu hiện rõ, phù hợp với độ tuổi từng giống.

Giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể.

Ý nghĩa

Chọn được những cá thể cân đối, mang các đặc điểm đặc trưng của giống, không bị khuyết tật, lông và da bóng mượt, mắt tinh nhanh để làm giống.

Chọn được cá thể có đặc điểm như lớn nhanh, kích thước lớn trong đàn, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn để làm giống

Giúp vật nuôi phát triển ngày càng hoàn chỉnh.

Tạo ra sản phẩm của vật nuôi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

* Khái niệm: Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.

* Khi chọn giống vật nuôi, người ta căn cứ vào những chỉ tiêu sau:

- Ngoại hình

- Thể chất

- Sinh trưởng, phát dục

- Khả năng sản xuất.

* Có 2 phương pháp chọn giống vật nuôi:

- Chọn lọc hàng loạt

- Chọn lọc cá thể.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Phương pháp chọn lọc hàng loạt:
Chọn lọc hãng loạt là phương pháp định kì theo dõi, ghi chép các chi tiêu như ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm mà vật nuôi đạt được ngay trong điều kiện của sản xuất.
Cách tiến hành:
1. Đặt ra những tiêu chuẩn cho các chi tiêu chọn lọc (công việc này được tiến hành trước khi chọn lọc)
2.Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng, khối lượng cơ thể, năng suất sửa, trứng,... của đàn vật nuôi để tiến hành chọn.
3.Những cá thể đạt tiêu chuẩn sẽ được giữ lại làm giống
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và được áp dụng khi cần chọn lọc nhiều vật nuôi một lúc hay trong thời gian ngắn.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao
Phương pháp chọn lọc cá thể: Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc được tiến hành tại các trung tâm giống để chọn lọc Hãy nề dược vật nuôi đạt yêu cầu cao về chất lượng giống. Thông thường, quá trình chọn lọc cá thể gồm các bước sau:
1.Chọn lọc tổ tiên: Dựa vào phả hệ (lí lịch) để xem xét các đời tổ tiên của vật nuôi có tốt hay không và từ đó dự đoán dược phẩm chất sẽ có ở đời sau. Vật nuôi nào có tổ tiên tốt sẽ là đối tượng được chọn lọc.
2. Chọn lọc bản thân: Để phát huy tốt tiềm năng di truyền của vật nuôi thì chúng sẽ được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc.
3.Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho dời sau. Căn cứ vào phẩm chất của đời con để quyết định có tiếp tục sử dụng bố hoặc mẹ chúng làm giống hay không.
Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao hơn
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian, trình độ khoa học kĩ thuật và điều kiện cơ sở vật chất.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Quan sát kết hợp với chụp ảnh, quay phim và dùng tay để sờ, nắn
- Dùng thước để do một số chiều đo nhất định.