K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2016

khoảng những năm chín mươi thế kỷ 20, bắt đầu có nhiều tác giả xem xét lại cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Quý Ly, đặc biệt nhấn mạnh tư duy cải cách kinh tế của Hồ Quý Lý. Tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã vẽ nên chân dung con người Hồ Quý Ly, phần nào lột tả ông vua có tài nhưng không gặp thời này.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, bắt đầu có hiện tượng say mê đề tài “Hồ Quý Ly nhà cải cách”. Sau đó, một số bài báo lại có nhiều mỹ từ dường như thanh minh cho ông, hình như thương cảm ông một thời gian dài oan uổng.

Hồ Quý Ly chấm dứt nhà Trần, đó dứt khoát là một công lao. Điều này sử gia phong kiến chê trách, nhưng với cách nhìn mới, thấy rõ Hồ Quý Ly là một anh hùng đã xuất hiện để chấm dứt một triều đại mạt vận, từ lúc xuất hiện hiển hách mà sau hơn 100 năm, đã suy vi, mất vai trò dẫn dắt dân tộc. Trần Trọng Kim trong “Việt nam sử lược” đánh giá Hồ Quý Ly “vì cái lòng tham xui khiến, hễ có thế lực là sinh ra bụng muốn tranh quyền, cướp nước” thì đúng là quan điểm trung quân phong kiến. Hồ Quý Ly có oan chăng là oan suốt thời kỳ phong kiến, do có đánh giá này. Vấn đề đó, cho đến nay, nhất là từ sau thời Đổi Mới, coi như đã được cởi bỏ rồi

Mong bạn đừng chê nhaok.

9 tháng 12 2016

Mình cảm ơn bạn nhiều lắmyeu

 

14 tháng 12 2021

Tham kharo

 

- Hồ Quý Ly là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Tuy nhiên những cải cách đó không phù hợp với hoàn cảnh ->  thất bại.

- Có năng lực nhưng không được lòng dân và để mất nước vào tay giặc Minh



 

19 tháng 5 2016
-Về Chính trị: Thay thế các võ quan nhà Trần bằng những người thân cận. Đổi tên các đơn vị hành chính và quy định cách làm việc của chính quyền các cấp- Về Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng- Về Xã hội: Ban hành chính sách hạn nô, cứu đói và chữa bệnh cho nhân dân.- Về Văn hóa và giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi hoàn tục, dịch chữ Hán ra chữ Nôm và bắt buộc phải học.- Về Quân sự: Thực hiện một số biện pháp tăng cường quân sự và quốc phòng.
19 tháng 5 2016

  Trước những yêu cầu khách quan của xã hội thời Trần  với mong muốn cứu vãng tình thế Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị quân sự, kinh tế -xã hội và văn- hóa giáo dục….

 

 

 

1. Trên lĩnh vực chính trị- quân sự :

Hồ Quý Ly đã cho cải tổ lại bộ máy chỉ huy quân sự lúc bấy giờ:tổ chức các kì thi xác hạch nhân tài, tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội  như đưa vào đội ngũ những người khỏe mạnh và giảm bớt người yếu

Năm 1375 Hồ Quý Ly đã đề nghị “chọn các viên quan  người nào có tài năng luyện tập võ nghệ thông hiểu thao lược thì không cử là tôn thất, đều cho làm tương coi quân”

Năm 1397 thay đổi một số lộ trấn trấn và  quy định về cơ chế làm việc: “lộ coi phủ,phủ coi châu, châu coi huyện”.

Hồ Quý Ly cho xây dựng một kinh thành ở An Tôn (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa) còn gọi là Thành Nhà Hồ

Tăng cường củng cố  sức mạnh quân sự quốc phòng  Hồ Quý Ly đã cho cải tiến các loại vũ khí tiêu biểu là Hồ Nguyên Trừng (con của Hồ Quý Ly ) đã chế tạo ra súng thần cơ, thuyền chiến cổ lâu đi biển.

Hồ Quý Ly đặt lệ cử quan ở Tam quán và Nội nhân , đi về các lộ thăm hỏi cuộc sống nhân dân và tình hình quan lại để thăng giáng cho hợp lý (năm1400).

2. Trên lĩnh vực tài chính- kinh tế và xã hội

2.1 Tài chính:   

      Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thu hồi hết các loại tiền đồng gọi là “thông bảo hội sao” có 7 loại hình vẽ khác nhau. Nhà nước quy định làm giả phải tội chết, 1 quan tiền đồng đổi được 1 quan 2 tiền giấy, ai dùng tiền đồng bị bắt cung bị tội như  làm giả. Trước phản ứng của nhân dân, năm 1403 nhà Hồ ban điều luật về tội không tiêu tiền giấy, nâng giá hàng và đóng cửa hàng, đặt chức thi giám, ban mẫu về công thước thương đấu.

Năm 1402 Hồ Quý Ly cho định lại thuế đinh và thuế ruộng. Thuế đinh chỉ đánh vào những người có ruộng được chia, còn không phải đóng thuế đinh đó là người không ruộng,trẻ mồ côi, đàn bà góa. Và thuế được đánh theo lũy tiến : người có 5 sào ruộng nộp 5 tiền, có trên 2 mẫu 6 sào nộp 3 quan..

 

2.2 Về kinh tế :

Hồ Quý Ly đặt  ra phép hạn điền vào năm 1397. Tất cả mọi người từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa:10 mẫu) trừ đại vương và trưởng công chúa. Người nào nhiều ruộng thì được phép lấy ruộng chuột tội còn ruộng thừa thì sung công.

Năm 1398 Hồ Quý Ly đã cho quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất với mục đích là để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền. Những ai có ruộng tư thi phải kê khai rõ số ruộng và phải cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng đó. Nếu sau 5 năm ruộng nào không có ai nhận  thì nhà nước sung công.

2.3  Về xã hội:

Hồ Quý Ly chú trọng đến phép hạn nô. Năm 1401 Hồ Quý Ly quy định các quan lại , quí tộc theo các phẩm cấp chỉ được nuôi một số nô tì, nông nô nhất định số thừa ra sẽ sung công. Nhà nước đền bù 5 quan tiền cho 1 gia nô trừ loại mới nuôi với gia nô nước ngoài , các gia nô còn lại thị phải ghi dấu hiệu ở trên trán theo tước hiệu của chủ. Cho làm lại sổ hộ và biên hết tên những người từ 2 tuổi trở lên những dân phiêu tán thì không được ghi vào sổ còn các dân kinh thành sống ở các phiên trấn phải trở về quê quán.

Nhà Hồ đã đưa những người có của mà không có ruộng biên vào quân ngũ ở lại trấn giữ lâu đài khi đánh chiếm được vùng đất Hóa Châu đến Cổ Lũy vào năm 1403 và sau đó gọi nhà giàu nộp tâu vào đây.

Nhà Hồ đã cho quan địa phương khám xét nhà giàu có thừa thóc, bắt phải bán thóc cho dân đói theo thời giá, khi nạn đói xảy ra năm 1403 đồng thời đặt quản tế thự để chữa bệnh cho nhân dân

3. Trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục :

Hồ Quý Ly đã cho chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo đề cao Nho giáo và hạn chế Phật giáo, Đạo giáo. Năm 1396 Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi bắt họ phải Hồ Quý Ly hoàn tục vị nho giáo thực dụng chống giáo điều kết hợp với tinh thần pháp gia. Năm 1392 soạn sách” minh đạo” bàn về Nho giáo, phê phán thói giáo điều của Nho Hàn Dũ , Chu Đôn Di, Trình Hiệu La “trộm Nho” và đề Cao Chu Công. Ngăn cấm và xử phạt nặng những người làm nghề thương thuật.

Người  có ý thức đề cao chữ Nôm, từ đó cho nên ông đã tự mình dịch “Thiên Vô Dật” để dạy cho vua Trần Nhuận Tông và dịch sách Kinh thi để cho các nữ quan dạy các phi tần, cung nữ.

Hồ Quý Ly rất quan tâm đến giáo dục và thi cử. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử đặt  kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc. Ông đã bỏ trường thi ám  tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Ông đã đặt thêm trường thứ 5 thi viết chữ và toán.

  Ngay sau khi mới lên ngôi ông mở khoa thi hội lấy đỗ 20 người trong đó có Nguyễn Trãi  Nhà sử học Ngô Thời Sĩ  “phép khoa cử đến đây mới đủ văn tự 4 trường, đến nay còn theo , không thay đổi được”. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đề nghị đặt học quan ở các lộ  Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông.

 

4 tháng 5 2023

Tích cực : 

Cải cách của Hồ Quý Ly có nhiều điểm tiến bộ đã : 

+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương . Giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc 

+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc 

Hạn chế : 

+ Những cải cách đó vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế 

 

Hồ Quý Ly đã  thực thi được cải cách mạnh mẽ  trên nhiều linh vực :

nông nghiệp , chính trị , quân sự , xã hội , kinh tế , văn hóa , giáo dục 

4 tháng 5 2023

cảm ơn bạn

 

22 tháng 9 2016

* Ngày 19/8/1945, các đội tiền thân của LLVT Thủ đô đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

22 tháng 9 2016

Từ những đội tiền thân ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nhỏ, lẻ, trình độ học vấn thấp, chưa được trang bị kiến thức quân sự, vũ khí thô sơ, nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm đi theo Đảng Cộng sản, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, LLVT Thủ đô Hà Nội qua đấu tranh cách mạng đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt: Tổ chức, quân số, trang bị vũ khí kỹ thuật, trình độ kỹ, chiến thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ lịch sử.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, LLVT Thủ đô Hà Nội cùng các tầng lớp nhân dân mưu trí, ngoan cường, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của tập đoàn đế quốc và các thế lực thù địch, phản cách mạng trong và ngoài nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc", vững bước đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, oanh liệt và vẻ vang.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu XI – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập. Chiến khu XI đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Ngày 25 tháng 7 năm 1947, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, Trung ương quyết định mở rộng địa bàn hoạt động của Chiến khu XI bao gồm: Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây. Từ kết qủa phân tích, đánh giá khách quan, khoa học sự ra đời, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, sự phát triển, trưởng thành,chiến đấu, chiến thắng của Chiến khu XI, qua các cuộc Hội thảo khoa học, ngày 31 tháng 5 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1850/QĐ-QP công nhận ngày 19 tháng 10 năm 1946 là Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.
Suốt chặng đường 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT Thủ đô Hà Nội đã kiên trì trụ vững, bám dân, bám đất, xây dựng cơ sở, dựa vào dân chiến đấu và lập nên bao chiến công hiển hách, vẻ vang. Nhiều trận đánh tiêu biểu, hiệu quả, góp phần tạo ra bước ngoặt quan trọng, để lại kinh nghiệm quý về chiến tranh nhân dân, làm phong phú nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT Thủ đô Hà Nội vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện cho các chiến trường, đồng thời dũng cảm kiên cường, mưu trí, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không - Không quân quốc gia đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là Chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội – Kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, để Hà Nội trở thành "Thủ đô lương tri và phẩm giá con người". Thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, LLVT Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, vượt mọi khó khăn, vừa tăng cường chi viện cho các mặt trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lực lượng nòng cốt góp phần cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạnlật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quá cách mạng, tham gia xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành LLVT Thủ đô Hà Nội được Đảng, Nhà nước 3 lần tuyên dương Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, 1 Huân chương Sao vàng, 3 Huân chương Hồ Chí Minh, 4 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 2.361 bà mẹ đượcphong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, 231 đơn vị và 63 cá nhân thuộc LLVT Thủ đô Hà Nội được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…

4 tháng 12 2016

Nói chung, những cải cách của Hồ Quý Ly nhằm mục đích xây dựng một nước Đại Ngu cường thịnh. Tuy nhiên, tư tưởng đổi mới của Hồ Quý Ly và những cải cách của ông thực hiện quá dồn dập trong một thời gian ngắn, không đạt kết quả như mong đợi và gây ra sự phẫn nộ trong nhân dân; đặc biệt là với các sĩ phu trung thành với nhà Trần.

Hồ Quý Ly, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, là một nhà cải cách có tài nhưng khả năng về quân sự của ông chưa tương đương với tài năng về văn trị. Khi còn làm tướng nhà Trần cầm quân chống Chiêm Thành, Hồ Quý Ly thường bị thua trận (thậm chí đã bị tướng dưới quyền chê là "bất tài"). Khi phải đối phó với nguy cơ xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly chỉ mong dùng lực đối lực để chống lại kẻ địch đất rộng người nhiều mà không tính tới chiến thuật. Ông than thở với các quan: "Ước gì có 100 vạn quân để chống lại giặc bắc". Về điểm này Hồ Nguyên Trừng sáng suốt hơn ông. Khi được Hồ Quý Ly giao phó việc quân sự, Hồ Nguyên Trừng nói "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi". Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly chống lại thế lực ngoại bang của nhà Minh là sự mất lòng dân[30].

Khi lâm nguy, ông cũng mang phong độ của một văn nhân chứ không giống một chiến tướng (xem bài thơ phần Nội trị) nên không dám liều mình chết ở Lỗi Giang, dù lúc đó tuổi đã 70.

Hồ Quý Ly là vị vua giỏi cầm bút hơn cầm gươm. Nếu không có sự can thiệp mạnh của nhà Minh, rất có thể sự nghiệp của ông hoàn toàn có khả năng phát triển, mặc dù gặp phải sự chống đối của những người trung thành với nhà Trần trong nước

5 tháng 1 2022

Câu 30: Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa) gắn với sự kiện nào?

A. Chiến tranh giữa các thế lực của quý tộc nhà trần với lực lượng của hồ quý ly.

B. Hồ Quý Ly phế truất vua trần và lên làm vua, lập ra nhà hồ.

C. Hồ Quý Ly thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

D. Nhà Minh chuẩn bị xâm lược, hồ quý ly cho gấp rút xây dựng thành nhà hồ.

5 tháng 1 2022