K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chuyện này mới nghe đây thui, mà cũng thấy ghê

Nói sơ qua: xóm mình ở bây giờ có 5 phòng, 3 phòng cuối thì mình ít nói chuyện, có mỗi c phòng đầu, 2 c,e đều ở 1 mình nên buổi tối cũng hay nói chuyện. Cách đây mấy ngày thui, tự nhiên buổi sáng mình bị bể mất cái vòng tay đeo lâu rùi. Buổi tối về rảnh rỗi lại vào page ” Hội sợ ma nhưng vẫn thích xem phim ma” đọc chán chê rùi mới tắt đèn đi ngủ. Vừa tắt đèn thì mình thấy có cái gì đó nhấp nháy trong cái chăn, nhìn kỹ lại thì hóa ra con đom đóm, tự nhiên lúc ấy hết hồn, người cứ ngây ra 1 lúc, rùi lại nghĩ sáng nay mình bị bể mất cái vòng tay, cả ngày lại gặp toàn chuyện xui xẻo đâu đâu, đã thế gần cả tuần nay ngủ lúc nào cũng bị mệt, trc đó tầm 1 tháng mới gặp ác mộng như bị bóng đè ấy. Lúc ấy cũng khá muộn rùi, tầm 11h30, sợ làm phiền nhưng quả ấy thần hồn nát thần tính rùi nên suy nghĩ 1 hồi mình quyết định sang gõ cửa phòng c, hên là chị ấy chưa ngủ, nói chị: “e mới gặp con đom đóm trong phòng, mà cả mấy năm nay e có thấy đom đóm bao giờ, sáng nay bị bể mất cái vòng tay nữa nên hơi sợ, chị cho e quả ngủ vs c”.

Bà chị này thì gan rùi, ko sợ gì cả nên cười đồng ý. Thế là mình ôm chăn vs gối (cả cái gối ôm, đi đâu cũng ôm theo ^_^)qua phòng c. Qua đấy thì bà chị bảo ko ngủ dc nên đang nằm nghe nhạc thui. 2 chị e nói chuyện 1 hồi thì lại quay về chuyện ma quỷ, chị bảo đàng nào cũng ko ngủ dc nên chị kể chuyện gia đình c cho nghe. Mình tuy sợ mà vẫn ham nên cũng hóng. Chị kể thế này:

Chuyện của chị là bên gia đình chồng. Chị lấy chồng dc có mấy tháng thì bố chồng c mất. ( Nhà chồng c thì cũng đông a,e. Chồng chị là út, trên còn mấy anh trai và chị gái nữa. Nhà ở quê, lúc trc cũng ko khá khẩm gì). 3 năm sau, tính đến ngày giỗ bố thì quyết định làm lớn để sang cát cho ông lun. Cả nhà cũng rậm rịch cả tháng rùi. Bỗng khoảng 3 ngày trc đám giỗ, bà mẹ chồng chị buổi tối ngủ cứ ngửi thấy mùi bùn rất nặng ở phía đầu giường, bà nghĩ là đêm rùi mà ai còn đào bới gì không biết, bà tỉnh dậy mở cửa kiểm tra quanh nhà nhưng ko thấy gì, quay vào ngủ tiếp.

Nhưng nằm xuống bà vẫn ngửi thấy mùi bùn và ngày càng nồng nặc hơn, quay qua quay lại kiểu gì bà cũng ko ngủ dc. Tự nhiên lúc ấy bà thấy cái bóng đen mờ mờ cứ lập lờ, bà giật mình tỉnh dậy và như là có người xúi ấy, bà mới nhìn lên ban thờ ở phòng ngoài ( nhà ở quê, đêm đến thì tối om, đâu có đèn đóm gì, chỗ bà nằm kề chỗ gian thờ, nhìn nghiêng là thấy ) thì thấy có 1 cái đốm như ngón tay đỏ chót trên bàn thờ ( kể đến đây mà mình vẫn nổi da gà). Không sợ gì, lúc âý bà chỉ nghĩ ” chắc là sắp đến ngày giỗ của ông nên ông về nhà chơi”, nên bà mới đi ra gian thờ thắp hương và khấn ông ” tui biết là ông về, cả nhà cũng đang lo để sang áo mới cho ông rùi, nên ông cứ yên tâm đi đi, để cho tui ngủ lấy sức mai còn làm nữa”. Khấn xong bà vô giường nằm tiếp, nhưng bà vẫn cứ ngửi thấy mùi bùn ở giường, bà lẩm nhẩm khấn 1 hồi nữa thì mới thấy mùi bùn hết dần.

Đang nằm thiu thiu ngủ, tự nhiên bà nghe thấy tiếng hét thất thanh của con dâu cả bà nhà ở bên cạnh ( mấy nhà con ở xung quanh nhà bà, quê toàn thế. Chồng chị là con cả, làm tài xế đường dài, đi suốt, chị này ở nhà với 2 đứa con). Bà và mấy người trong nhà mới vội vàng chạy qua, mấy a e ở xung quanh cũng đổ xô qua, hỏi có chuyện gì, bà chị dâu mới nói ” con đang ngủ tự nhiên thấy như có ai cứ lay lay chân con, giật mình tỉnh dậy thì con thấy cái đốm như ngón tay đỏ lòe trên bàn thờ, con sợ quá”. Nghe vậy bà mới bảo ” bố mày về đấy, lúc nãy ông có về trên nhà, tao khấn ông đi mà ông lại qua đây. Không biết là có gì ko”.

Ngày hum sau, ông anh trai kế chồng chị, nhà ở bên cạnh, sáng sớm ông đã quét sạch cái sân trc nhà để phơi thóc (ông này rất kỹ tính, cái sân ông quét phải sạch bong, ko 1 cái lá nào nữa ông mới chịu), cổng thì vẫn cài nhá. Quét xong, ông vô buồng để lấy thóc ra, thì vừa ra đến cửa tự nhiên ông thấy cái sân có 1 vệt máu rất lớn chạy từ ngoài cổng vào đến chỗ bậc thềm ( khúc này mình nghe vừa sợ mà vừa ko tin lắm ). Ông cứ ngây người ra 1 lúc. Rùi ông như chợt tỉnh, vội vàng chạy qua nhà bà mẹ kể chuyện. Cả nhà kéo qua thì ko thấy gì nữa, nhưng bà mẹ nói ” chắc là có chuyện gì nên từ hôm qua đến giờ mới có nhiều chuyện lạ vậy”. Nói rùi bà mới nói với chị chuẩn bị ít đồ qua gặp ông thầy cúng trong làng coi sao. Qua đến nơi, vừa vào nói chuyện chưa dc bao lâu thì ông thầy nói” nhà bà chuẩn bị có việc lớn, nhưng đừng có làm, người âm đã về báo cho gd biết rùi, mà nếu cứ cố tình làm thì sẽ có chuyện xui xẻo”. Bà nghe thì biết vậy, nhưng về nhà bàn bạc thì mọi người đều nói đã mời cỗ hết, mọi thứ cũng đã chuẩn bị hết, bây giờ có rời lại cũng ko dc, thui cứ làm đi”.

Qua ngày hum sau ( trc ngày giỗ nha), ông anh cả chồng chị về nhà. Anh chạy xe đường dài, chuẩn bị đến ngày giỗ bố thì thu xếp để về. Vừa về đến nhà thì anh hỏi nhà có gì lạ ko, mọi người mới kể sơ sơ. Lúc ấy anh mới kể ” trên đường về đây, có lúc mệt quá anh tấp vào quán ven đường nghỉ ngơi uống nc. Đang ngồi thì có 1 ông già bước vào quán, đang ngồi tự nhiên ông già nhìn a rùi nói ” nhà a có đang có việc lớn, nhưng đừng có làm, vì nếu cứ làm thì trong 3 anh con trai sẽ có 1 anh chết thảm”. Nói xong ông đi, a thì lúc ấy chẳng biết nói gì nữa. Cứ vậy mà về thui”.

Cả nhà chị lúc ấy là cũng bắt đầu lo rùi, nhưng mà bảo nhau thui cứ chuẩn bị tiếp mọi thứ để xem thế nào rùi tính. Buổi chiều hum ấy, cả nhà bắt đầu mang gà vịt ra làm. Thì thật kỳ lạ, gà cắt tiết rùi mà vẫn ko chết, cứ đập phành phạch suốt, còn vịt thì cắt đến đứt cả đầu mà con vịt ko đầu cứ chạy quanh sân, máu me chảy đầy ra hết sân. Mọi người lúc ấy hoảng rùi, nhất là ông anh cả, ông nghĩ ” mình chạy xe đường dài, mà nhỡ có chuyện gì thì người chịu đầu tiên là mình”. Nên ông quyết định là dừng lại hết, ko làm gì nữa, mọi người chia nhau ra đi báo hủy với ng ta. Tới ngày hum sau là ngày giỗ thì gd chị chỉ làm mâm cơm nhỏ thắp hương rùi thui. Cũng ko có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra cả.

Chuyện bên lề: bà chị dâu cả có nuôi con heo bảo để đến giỗ bố thì thịt, cũng bự, hơn 100kg ý. Vì ko làm giỗ nên ko thịt, bà mới nhờ ng tới xẻ thịt để bán, lúc làm ra thì thấy 2 hòn dái của con lợn mỗi hòn to bằng cả nắm tay đàn ông ý. Còn thịt bán cho ng ta thì nhà nào mua về làm xong cũng đến nói là thịt hôi ko thể ăn dc, fai bỏ đi hết. Lúc ấy bà mới nghĩ ” cũng may là ko làm giỗ, nếu ko thì ng ta ăn người ta lại chửi cho vào mặt rùi lại có chuyện”.

Đấy là câu chuyện của chị hàng xóm mình về đám giỗ bố, khá sợ, nhưng may là cả nhà dừng lại kịp ko thì đúng là ko bít sẽ có chuyện gì. Ngoài ra mình kể thêm mấy câu chuyện lẻ tẻ về ma mà bà chị ấy đã gặp nhá. Bà chị này dc thấy nói là rất cao số, chỉ ng ta sợ mình chứ mình ko sợ ng ta.

14 tháng 2 2019

trẻ em như búp trên cành biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan : dựa vào câu thơ trên, hãy viết một đoan văn nói về quyền và nghĩa vụ của trẻ em

24 tháng 7 2018

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!

6 tháng 5 2020

tui 2k9 nhưng tui ko làm đâu hihi

27 tháng 11 2020
  

tui 2k10 ko biết

Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.

Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".

Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?

Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.

Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.

TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.

Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."

Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"

Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.

Xem nội dung đầy đủ tại:
https://123doc.org/document/3121655-hay-ke-lai-mot-cau-chuyen-xuc-dong-ve-tinh-cha-con-ruot-thit.htm


 

17 tháng 5 2020

tớ ko bt

nếu bạn nói ko sao chép trên mạng thì tiên biêt !

18 tháng 2 2022

5A mấy vậy trường nào

13 tháng 5 2018

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.

Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.

Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.

Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý. 

Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-cau-chuyen-co-h-cay-khe-c117a21471.html#ixzz5FNug45ba

13 tháng 5 2018

+ Câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim

+ Câu chuyện cổ tích Sọ dừa
k mình nhé

12 tháng 2 2019

kb  nha mn

12 tháng 2 2019

                                         Câu chuyện Nàng tiên ốc

Tôi là một bà lão nghèo khổ cô độc, gầy còm sống bằng nghề mò cua, bắt ốc. Cuộc sống cô độc đã xếp từng nếp nhăn trên da mặt tôi. Sự nghèo khổ in hằn trên áo quần vá chằng vá đụp của tôi. Tuổi già đè nặng trên thân thể gầycòm mòn mỏi của tôi. Hằng ngày, tôi vẫn phải lặn lội trên từng đám ruộng, bờ sông mò cua bắt ốc đế đổi lấy gạo.

Một hôm, tôi bắt được một con ốc màu xanh óng ánh. Con ốc nhỏ xinh vỏ màu xanh bạc, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Con ốc đẹp quá, có người hỏi mua nhưng tôi không bán. Tôi thấy thương con ốc nên đem nó về thả trong chum nước để nuôi. Từ ngày tôi nuôi con ốc, nhà tôi xảy ra nhiều sự lạ: khi tôi đi làm về, cơm canh đã được dọn sẵn, nhà cửa sạch bóng, cỏ vườn đã được dọn sạch, lợn trong chuồng đã được ăn no. Tôi ngạc nhiên quá, lạ thật, ai đã giúp mình? Tôi tự hỏi rồi quyết chí rình xem. Một sáng, tôi đi ra đồng bình thường như mọi hôm nhưng nửa đường tôi quảy gánh về nhà, rón rén núp ở đầu hè. Từ trong chum nước, một cô gái mặc bộ màu xanh như màu vỏ ốc bước ra. Cô gái ấy đẹp như một nàng tiên: khuôn mặt trái xoan, đôi mắt đen láy nổi bật trên nước da trắng hồng, tươi tắn. Cô gái vén tay áo, dọn dẹp nhà cửa nhanh thoăn thoắt: cô cho lợn ăn, nhặt rau, quét sân. Cô gái nấu cơm, luộc rau. Nắng mai chiếu lên tấm áo lụa cô mặc lóng lánh màu vỏ ốc làm tôi sực tỉnh. Tôi len lén đến bên chum nước, đập tan vỏ ốc ra. Cô gái giật mình, chạy đến chum nước. Tôi ôm lấy cô, tha thiết:

–   Già sống một mình buồn tủi làm sao! Con hãy làm con gái già nhé!

Từ đấy, hai mẹ con tôi sống bên nhau hạnh phúc, bình yên.



Nguồn: https://hocsinhgioi.com/trong-vai-ba-cu-em-hay-ke-lai-cau-chuyen-nang-tien-oc#ixzz5fKPhP78k

2 tháng 3 2019

Đề 3:

  Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.

  Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.

  Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.

Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: "Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?". Ta bèn nói: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.

  Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người am vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.

  Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.

  Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thfi sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.

1 tháng 12 2022

hay quá cảm ơn bn chúc bn học tốt nha thanghoa

24 tháng 2 2018

                                                                                           Bài làm:

 Trong công cuộc xây dựng đất nước, đã có biết bao người phụ nữ tài giỏi, họ đã vượt lên số phận của mình bằng ý chí và nghị lực để làm giàu cho chính mình và cho đất nước. Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe nói về chị Phan Huỳnh Minh Nguyệt sinh năm 1971, hiện chị là Giám đốc Công ty Cổ phần Duy Nguyễn và làm chủ Spa Sài Gòn Beauty Care, 152 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

 Cha mẹ chị chia tay nhau khi chị còn rất nhỏ. Chị lớn lên bên cạnh bà ngoại. Nhà bà ngoại ngèo nên sau mỗi buổi học, chị phải phụ ngoại buôn bán kiếm sống.

 Năm 11 tuổi, chị phải dậy từ một giờ sáng cùng ngoại đón xe đò đi Long Khánh, Đồng Nai mua chuối về bán. Sáu giờ về lại Sài Gòn, chị mới chuẩn bị tập vở đến lớp. Lên lớp 7, chị đạp xe mấy chục cây số mua rựu về bán lại cho các quán nhậu. Hồi đó chị nhỏ con và ốm yếu nhưng phải chở tới bốn can rựu đi bỏ mối. Tiền lời mỗi can đủ mua một ki-lô-gam gạo.

 Có lần, chị bị đụng xe, bốn can rựu bị vỡ, bắn tung tóe trên mặt đường. Hết vốn, chị chỉ biết ngồi khóc và đạp xe quay lại năn nỉ người bán cho mua chịu rồi trả dần.

 Bỏ mối rựu được hai năm, chị xin vào làm thuê cho chủ quán nhậu. Mặt dù làm việc vất vả nhưng lúc rảnh rỗi chị lại lấy sách ra học. Ngày qua ngày chị cứ làm như vậy cho đến khi chị thi đậu vào trường chuyên Lê Hồng Phong.

 Cuộc sống của mấy bà cháu chị trôi qua khốn khó. Gia đình chị không đủ tiền mua thịt cá nên bữa ăn hàng ngày chỉ toàn đồ chay.

 Học hết lớp 12, chị phải rời xa trường lớp, chị cần tiền để phụ bà nuôi em ăn học. Một người dạy miễn phí cho chị nghề may. Tuy nhiên trong chị vẫn ấp ủ một khác vọng được tiếp tục học. Nhờ chị chịu khó, nên khách hàng đặt may ngày càng đông. Cuộc sống đỡ vất vả, chị nảy ra ý định muốn đi học lại. Ban ngày may, tối đến học thêm Anh văn, vi tính. Lấy được bằng B Anh văn, chị xin vào làm ở một công ty nước ngoài. Công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên. Thấy kiến thức của mình quá ít, chị quyết lấy được tấm bằng đại học.

 Ước mơ cuối cùng thành hiện thực sau bốn năm, chị rất toại nguyện khi cầm trên tay tấm bằng cử nhân Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

 Chị lập gia đình năm 1994, chồng chị là công nhân cơ khí. Cưới nhau xong, anh thi vào Đại học Mở, ngành Công nghệ Thông tin. Chị chuyển sang làm thư kí giám đốc ở một công ty xuất nhập khẩu vi tính.

 Cả hai vợ chồng chị đều nỗ lực phấn đấu. Khi con trai chị được một tuổi, chị bàn với chồng mở công ty kinh doanh máy vi tính. Vét hết tiền trong nhà được mười triệu đồng, chị chạy vay thêm được năm mươi triệu đồng. Công việc king doanh suôn sẻ, chị trả được nợ ngay. Những tưởng cuộc đời mình từ đây sẽ được ổn định. Bất ngờ, chồng chị bị đột quỵ rồi qua đời. Chị rơi vào một cơn sốc nặng, lúc đó con chị mới hai tuổi. Đau buồn khiến chị quẫn trí, chị bỏ mặt việc kinh doanh cho nhân viên. Hai năm, ngày cũng như đêm chị nhốt mình trong phòng gặm nhấm nỗi đau. Con chị ngày một lớn. Chị giật mình phát hiện mình đã quá khờ khạo. Chị tự nhủ: "Phải tiếp tục đứng dậy, đương đầu với khó khăn để nuôi con nên người".

 Thế là chị lại lao vào công việc, quên ăn, quên ngủ. Làm việc trở lại, chị mới biết thị trường máy vi tính đã bão hòa, khó phát triển.

 Làm việc mệt mỏi, chị đi massage thư giãn. Từ đây chị chợt nảy ra ý định king doanh spa trên đường Pasteur.

 Thấy kinh doanh spa đông khách, chủ nhà lấy lại mặt bằng. Quyết không chịu thua, chị lại chạy đôn đáo tìm mặt bằng khác. Ròng rã hàng tháng trời, cuối cùng chị đã tìm được địa điểm mới.

 Nhìn chị làm việc hăng say, không ai biết hằng đêm chị vẫn khóc thầm cho mình. Đôi khi, chị thèm được nghe một câu an ủi, động viên mỗi khi gặp khó khăn.

 Dù sao tất cả những gì trải qua đã giúp chị có thêm nghị lực sống. Mong muốn duy nhất của chị bây giờ là nuôi con khôn lớn, thành tài.

24 tháng 2 2018

Hai Bà Trưng Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng lất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm đưực 65 thành trì. Tô Định chỏng cự không lại trôn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ớ Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập. Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ỡ Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh. Mùa thu nàm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc. Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời. Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.  

 

14 tháng 3 2018

Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.



 

14 tháng 3 2018

Ở hiền thì được gặp hiền

Người ngay thì được Phật tiên độ trì.

Đó là hình ảnh cô bé tốt bụng trong câu chuyện cổ tích nước ngoài em đã được học. Trên truyện thật dễ thương: Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng:

Ngày xưa, có một cô gái hiền lành tốt bụng. Cha mẹ cô đều mất sớm nên cô phải đi ở cho hai mẹ con nhà giàu nọ. Mẹ con chủ nhà thật là độc ác, chua ngoa. Họ chửi mắng cô gái đi ở tồi tệ, mặc dù cô chăm chỉ làm việc, thật thà, chất phác.

Một hôm, ra bờ suối để múc nước gánh về, cô gái gặp một cụ già rách rưới xin ngụm nước. Cô thấy thương cụ quá nên vội rửa sạch thùng rồi chạy ra ngoài xa múc nước trong, hai tay dâng thùng nước cho bà cụ uống.

Uống xong, cụ già bảo:

- Con tốt bụng lắm. Con thật đáng khen. Ta ban phép lành cho con đây. Từ nay con mở miệng nói thì ra hoa, ra ngọc. Cô gái cúi đầu cảm ơn bà cụ, lúc nhìn lên thì bà cụ đã biến mất. Cô gái vội gánh nước trở về. Đến nhà, mẹ con chủ nhà quát mắng. Cô gái chắp tay van xin:

- Con xin bà tha lỗi cho con!

Vừa nói dứt lời thì hai đóa hoa thơm ngát và hai viên ngọc lấp lánh từ trong miệng cô bay ra.

Mẹ con chủ nhà vô cùng kinh ngạc. Khi nghe cô kể lại sự việc, mụ chủ vội giục con gái ra suối lấy nước. Cô ta mang bình đi. Đến nơi, bỗng một em bé rách rưới, bẩn thỉu đến xin nước uống. Cô ta bĩu môi nói rằng:

- Cái con bé dơ bẩn này! Dễ tao đến đây múc nước cho mày uống à? Muốn uống thì tự xuống suối mà uống!

Em bé lúc đó bỗng biến thành một bà tiên. Người bà tỏa ánh sáng lấp lánh. Bà tiên bảo rằng:

- Mày xấu bụng lắm. Đáng bị trừng phạt. Từ rày, mày mở miệng ra nói thì nhả ra rắn, ra cóc vậy. Nói rồi bà tiên biến mất, cô ả ngoai ngoải về nhà.Thấy con gái về, mụ mẹ săn đón hỏi han từ cổng vào:- Thế nào hả con? Có gặp bà tiên không?

Cô ta vừa đáp:

- Mẹ ạ!

Bỗng hai con rắn và con cóc từ miệng cô bò ra thật khiếp đảm! Mụ mẹ hoảng hốt la hét:

- Trời ơi! Sao lại thế này? Con ranh ác độc kia. Hại con tao phải không? Vừa nói mụ vừa lấy cây đánh cô bé đi ở. Cô gái sợ quá chạy một mạch vào rừng xanh, oan ức và buồn tủi. Giữa lúc ấy thì hoàng tử đi săn về ngang qua đấy. Nhìn thấy cô gái khóc, hoàng tử dừng lại xuống ngựa, lại gần cô và hỏi:

- Vì sao cô khóc? Cô gái thổn thức trả lời:

- Em bị bà chủ đánh...

Hoàng tử thấy miệng cô gái hoa và ngọc bay ra, rất lấy làm lạ. Biết chuyện, hoàng tử đưa cô gái về cung, xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Còn ả con gái mụ chủ thì ngày càng khiếp sợ về mình. Ả đi lang thang khắp nơi, không ai dám làm bạn và hỏi chuyện với ả. Còn mẹ ả thì sống thui thủi một mình, chẳng bao lâu thì chết.

Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: "Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ". Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc.