K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo

1.1. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). 1. Tổ chức bộ máy nhà nước Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi từ Ninh Bình trở ra Bắc là BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi. Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc ,tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao. Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ ( Hoàng triều luật lệ , Luật Gia Long) với 400 điều hà khắc, qui định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự phong kiến.. 2. Quân đội được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ. Binh lính người Việt thời Nguyễn 3. Ngoại giao Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc). Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục. Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ". 4. Nhận xét Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay. Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong. Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược. Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ. 1.2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn 1. Nông nghiệp Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn. Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang. Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều. Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ. ⇒ Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu. 2. Thủ công nghiệp Thủ công nghiệp nhà nước: Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ). Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước. Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước. 3. Thương nghiệp Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước. Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai. Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng. Cho nên đô thị tàn lụi dần. ⇒ Nhận xét Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều. 1.3. Tình hình văn hóa - giáo dục Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển … Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước. Văn học: văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. Sử học : Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú , Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức .. Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.

30 tháng 3 2022

lần sau đăng có tâm

9 tháng 4 2022

A

12. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào ?A.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếuB. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộC. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghétD. Triều đình nhà Nguyễn biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần13. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu...
Đọc tiếp

12. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào ?

A.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ

C. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét

D. Triều đình nhà Nguyễn biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần

13. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng

B. "Đánh nhanh thắng nhanh"

C. "Chinh phục từng gói nhỏ"

D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung

14. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

A. Từ năm 1897 đến năm 1915          

B. Từ năm 1897 đến năm 1914

C. Từ năm 1897 đến năm 1913            

D. Từ năm 1897 đến năm 1912

15. Từ chỗ giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào ?

A. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam

B. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân

C. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam

D. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp

16. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện, đó là :

A. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán         

B. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp

C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân                

D. Những nhà thầu khoán, đại lý

17. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân ?

A. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu           

B. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng

C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền           

D. Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ

18. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì ?

A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp

B. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp

C. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam

D. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp

19. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là ai ?

A. Văn thân sĩ phu yêu nước                                           

B. Địa chủ các địa phương

C. Nông dân                                                                     

D. Những võ quan triều đình

20. Người nói câu nổi tiếng: “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là :

A. Trương Định                                                              

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Nguyễn Trung Trực.                                                   

D. Nguyễn Đình Chiểu

21. Nội dung cơ bản của chiếu Cần vương:

A. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.

B. Kêu gọi các văn thân  và nhân dân chống phái chủ hòa.

C. Kêu gọi các văn thân, sĩ phu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.

D. Kêu gọi các văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.

22. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác  cùng kiệt.

B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.

C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.

D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

23. Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang:

A. Nước Pháp.              

B. Nước Nga.             

C. Nước Nhật.           

D. Nước Mỹ.

24. Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng( Sài Gòn) thời gian nào?

A. 6/5/1911.                  

B. 5/6/1912.                 
C. 5/6/1911.              

D. 6/5/1912.

25. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đất nước:

A. Kinh tế phát triển.        

B. Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX thắng lợi.

C. Kinh tế phát triển không đều.

D. Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực.

26. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện đó là:

A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.

B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

C. Những nhà thầu khoán, đại lí.

D. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán.

27.Yếu  tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam ?

A. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế

B. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước

C. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa

D. Chính sách cai cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn

28. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương ?

A. Cửa biển Hải Phòng

B. Cửa biển Trà Lý ( Nam Định)

C. Cửa biển Thuận An ( Huế)

D. Cửa biển Đà Nẵng

29. Khi tấn công Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp đã liên kết với quốc gia nào ?

A. Anh       B. Nhật Bản        C. Tây Ban Nha       D. Hà Lan.

30. Nội dung nào không phải là quyền lợi mà thực dân Pháp đạt được ở hiệp ước Nhâm Tuất (1862) kí với triều Nguyễn ?

A. Pháp có quyền cai quản ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

B. Triều Nguyễn thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

C. Triều Nguyễn phải mở một số cửa biển cho Pháp vào buôn bán.

D. Pháp được triều Nguyễn bồi thường cho một khoản chiến phí lớn.

31.Nội dung nào không phải là ý nghĩa của trào lưu cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam ?

A.Làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.

B. Thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của các văn thân, sĩ phu.

C. Đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta lúc bấy giờ.

D. Tạo điều kiện cho phong trào Duy Tân ra đời vào đầu thế kỉ XX.

32. Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng nào ?

A.Dân chủ tư sản        B. Vô sản          C. Phong kiến     D. Chủ nghĩa xã hội.

33. Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến được đánh dấu bắng sự kiện nào?

A. Quân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam (1858).

B. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết (1874).

C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết (1884).

D. Quân Pháp chiếm được kinh thành Huế (1883).

34. Đầu thế kỉ XX, Liên bang Đông Dương bao gồm:

A. Việt Nam, Lào, Cao Miên               B. Việt Nam, Lào, Mã Lai

C. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma              C. Việt Nam, Lào, Miến Điện.

35. Một trong những mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng hệ thống giao thông vận tải trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam là để

A. Tăng cường bóc lột kinh tế                  B. Cải thiện điều kiện kinh tế- xã hội

C. Hình thành những ngành nghề mới     D. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển

 

1
30 tháng 7 2021

12. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào ?

A.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu

B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ

C. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét

D. Triều đình nhà Nguyễn biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần

13. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng

B. "Đánh nhanh thắng nhanh"

C. "Chinh phục từng gói nhỏ"

D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung

14. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?

A. Từ năm 1897 đến năm 1915          

B. Từ năm 1897 đến năm 1914

C. Từ năm 1897 đến năm 1913            

D. Từ năm 1897 đến năm 1912

15. Từ chỗ giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào ?

A. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam

B. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân

C. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam

D. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp

16. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện, đó là :

A. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán         

B. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp

C. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân                

D. Những nhà thầu khoán, đại lý

17. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân ?

A. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu           

B. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng

C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền           

D. Nguyễn Huy Tế, Nguyễn Trường Tộ

18. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì ?

A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp

B. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp

C. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam

D. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp

19. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong trong trào Cần Vương là ai ?

A. Văn thân sĩ phu yêu nước                                           

B. Địa chủ các địa phương

C. Nông dân                                                                     

D. Những võ quan triều đình

20. Người nói câu nổi tiếng: “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là :

A. Trương Định                                                              

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Nguyễn Trung Trực.                                                   

D. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 1:  Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?Câu 2: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?  Câu 3: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?Câu 4: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?Câu 5: Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, sau khi được tăng viện binh, năm 1883, Pháp đem quân đánh thẳng vào...
Đọc tiếp

Câu 1:  Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?
Câu 2: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?  
Câu 3: Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào?
Câu 4: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
Câu 5: Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, sau khi được tăng viện binh, năm 1883, Pháp đem quân đánh thẳng vào đâu?
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?  
Câu 7: Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn các tỉnh nào?
Câu 8: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở đâu?
Câu 9: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại?
Câu 10: Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?
Câu 11: Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào?
Câu 12: Nông dân Yên Thế đứng lên khởi nghĩa nhằm mục đích gì?
Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Câu 14: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào?
Câu 15: Chính sách nào thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
Câu 16:  Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo xu hướng nào?
Câu 17: Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
Câu 18: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương
Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần Vương
Câu 20: Chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) của nhân dân Hà nội có ý nghĩa gì?
Câu 21: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 22: Ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở địa điểm nào?
Câu 23. Nguyên nhân sâu xa của việc Pháp xâm lược nước ta là
Câu 24. Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ gì?
Câu 25: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm là gì?
Câu 26: Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì?
Câu 27: Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm lược Việt Nam bằng con đường nào ?
Câu 28: Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”  bị thất bại sau lần Pháp tấn công ở đâu ?
Câu 29: Từ sau năm 1862 phong trào đấu tranh của nhân dân miền Đông Nam Kì có sự kiện tiêu biểu nào ?
Câu 30: Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Étpêrăng là ai?
Câu 31: Tại trận Cầu Giấy 12/1873, tướng giặc bị tiêu diệt là ai ?​                
Câu 32: Sau khi mất 6 tỉnh Nam kì, triều đình nhà Nguyễn đã
Câu 33: Nguyên nhân chính khiến triều đình Huế vội kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất là
Câu 34: Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách nào dưới đây?
Câu 35:  Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình nhà Nguyễn đã thỏa thuận với Pháp những nội dung gì?
Câu 36: Nguyên nhân thắng lợi trong trận Cầu Giấy ngày 21-12-1873 của quân dân ta là:
Câu 37: Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ hai năm 1882 là:
Câu 38: Với Hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp vùng đất nào ?
Câu 39: Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là gì?  
Câu 40: Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm mục đích gì?

0
20 tháng 7 2019

Đáp án C

18 tháng 4 2019

Chọn đáp án: C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

Giải thích: Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn rơi vào tình trạng khủng hoảng tranh cấp quyền lực, thối nát, thu thuế của dân nặng nề làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực. Nhiều phong trào chống đối đã nổi lên.

18 tháng 3 2022

tham khảo

Tình hình nước ta sau hiệp ước Nhâm Tuất:

- Nhân dân khổ cực,căm phẫn.Nhiều toán nghĩa binh nổi lên chống giặc

- Triều đình bạc nhược,yếu kém nhờ đó quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn

- Cuộc kháng chiến của nhân dân vô cung khó khăn,không chỉ chống giặc mà còn bị triều đình Huế ra sức ngăn trở

so sánh thái độ nhân dân với triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp

Thái độ của triều đình NguyễnThái độ của nhân dân ta 

- Trong buổi đầu chống Pháp,triều đình cũng có quyết tâm chống giặc có thể kể đến như: Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương,quân dân ta anh dũng chống trả làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của địch,cử Hoàng Diệu làm tổng đốc thành Hà Nội,...

- Sau đó triều đình Huế quyết định đi theo chính sách cầu hòa,nhân nhượng và thương lượng với Pháp.Nhu nhược hèn yếu kí với Pháp những bản hiệp ước bán nước,đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn

- Đàn áp các cuộc khởi nghĩa,ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân,tiếp tay cho Pháp tiếp tục xâm lược nước ta

- Vì lợi ích của dòng họ mà quên đi lợi ích của dân tộc

- Bảo thủ,bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh,không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách,kể cả những cải cách hoàn toàn có thể thực hiện được làm cho kinh tế,xã hội rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng

⇒⇒ Nhu nhược,hèn nhát,bảo thủ,không đoàn kết với nhân dân chống giặc

- Nêu cao tinh thần chống giặc,bảo vệ bảo vệ bờ cõi.Lập nên nhiều trung tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của nhiều lãnh tụ nổi tiếng như: Nguyễn Trung Trực,Nguyễn Hữu Huân,...Nhiều người thà chết không chịu khuất phục,có người dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Huân Nghiệp,...

- Anh dũng đứng lên kháng chiến,phản đối mạnh mẽ những chính sách bất công của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp

⇒⇒ Kiên cường,bất khuất,dũng cảm hi sinh xương máu bảo vệ nền độc lập nước nhà

18 tháng 3 2022

Bạn xem lại bài này nhé

Tình hình nước ta sau hiệp ước Nhâm Tuất:

- Nhân dân khổ cực,căm phẫn.Nhiều toán nghĩa binh nổi lên chống giặc

- Triều đình bạc nhược,yếu kém nhờ đó quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn

- Cuộc kháng chiến của nhân dân vô cung khó khăn,không chỉ chống giặc mà còn bị triều đình Huế ra sức ngăn trở

So sánh thái độ nhân dân với triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp

Thái độ của triều đình NguyễnThái độ của nhân dân ta 

- Trong buổi đầu chống Pháp,triều đình cũng có quyết tâm chống giặc có thể kể đến như: Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương,quân dân ta anh dũng chống trả làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của địch,cử Hoàng Diệu làm tổng đốc thành Hà Nội,...

- Sau đó triều đình Huế quyết định đi theo chính sách cầu hòa,nhân nhượng và thương lượng với Pháp.Nhu nhược hèn yếu kí với Pháp những bản hiệp ước bán nước,đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn

- Đàn áp các cuộc khởi nghĩa,ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân,tiếp tay cho Pháp tiếp tục xâm lược nước ta

- Vì lợi ích của dòng họ mà quên đi lợi ích của dân tộc

- Bảo thủ,bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh,không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách,kể cả những cải cách hoàn toàn có thể thực hiện được →làm cho kinh tế,xã hội rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng

⇒ Nhu nhược,hèn nhát,bảo thủ,không đoàn kết với nhân dân chống giặc

- Nêu cao tinh thần chống giặc,bảo vệ bảo vệ bờ cõi.Lập nên nhiều trung tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của nhiều lãnh tụ nổi tiếng như: Nguyễn Trung Trực,Nguyễn Hữu Huân,...Nhiều người thà chết không chịu khuất phục,có người dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Huân Nghiệp,...

- Anh dũng đứng lên kháng chiến,phản đối mạnh mẽ những chính sách bất công của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp

⇒ Kiên cường,bất khuất,dũng cảm hi sinh xương máu bảo vệ nền độc lập nước nhà

9 tháng 3 2022

Tình hình nước ta sau hiệp ước Nhâm Tuất:

- Nhân dân khổ cực,căm phẫn.Nhiều toán nghĩa binh nổi lên chống giặc

- Triều đình bạc nhược,yếu kém nhờ đó quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn

- Cuộc kháng chiến của nhân dân vô cung khó khăn,không chỉ chống giặc mà còn bị triều đình Huế ra sức ngăn trở

 So sánh thái độ của nhân dân với triều đình trước sự xâm lược của thực dân pháp

Triều đình NguyễnNhân dân

- Nhu nhược,hèn yếu bỏ qua nhiều thời cơ thuận lợi để chống Pháp

- Thương lượng,thỏa hiệp kí với Pháp những bản hiệp ước bán nước

- Ngăn trở,đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân

- Bảo thủ,lạc hậu,tiếp tục thực hiện những chính sách nội trị,ngoại giao lỗi thời khiến cho kinh tế,xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng

- Nhân dân có tinh thần quyết tâm chống giặc ngay từ những ngày đầu chống giặc 

- Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra,nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc.Có những người dùng thơ văn để chiến đấu

⇒⇒ Anh dũng,kiên cường,bất khuất

 

9 tháng 3 2022

 

tham khảo

- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân, đổi mới đất nước.

- Đồng thời thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược qua việc:

+ Trước ưu thế của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dânn chống ngoại xâm, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán quyền lợi dân tộc.

+ Kí hiệp ước Nhâm Tuất – 1 hiệp ước hoàn toàn bất lợi với người dân và bồi thường 1 khoản tiền vô lý khá lớn cho thực dân Pháp. Đây chẳng khác nào là 1 hành động bán nước.

30 tháng 3 2023

Em đồng ý , Vì : - Trước khi Pháp xâm lược nhà Nguyễn không giải quyết được cuộc khủng hoảng mà còn làm cho cuộc khủng hoảng ấy thêm trầm trọng gây mất khối đại đoàn kết dân tộc - Khi thực dân Pháp xâm lược với tư cách là người đứng đầu của nước Việt Nam đã không kêu gọi toàn thể nhân dân chiến đấu không phát động cuộc chiến tranh nhân dân - Nhà Nguyễn đặt lợi ích của dòng họ lên trên lợi ích của dân tộc . Từng bước nhu nhược đầu hàng bằng một loạt các bản hiệp ước nhâm Tuất Giáp Tuất hác-măng và pa-tơ-nốt - Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.