K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

c2:

-Cô hòa trường tôi là giáo viên đã có nhiều công vô cùng.Suốt sự nghiệp cô đã đóng nào là những công sức về giảng dạy,quyên góp,dạy thêm,đào tạo ra những hs ưu tú nhất trường tôi vd như:Quang Thắng,Đinh Công,Thanh Lâm(học sinh đã thi học sinh giỏi cấp tỉnh ở trường tôi)

-Qua tren tôi thấy:"chỉ cần ta cố gắng là sẽ làm đc"

11 tháng 11 2021

c3:

-để bày tỏ ta cần:có ý thức tốt là cô thầy vui lắm rùi

 

14 tháng 12 2016

Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân (chắp hành nghiêm chỉnh kế hoạch nhà nước, thực hiện tốt pháp luật giao thông...)

Chúc bạn học thật tốt!hahahihi

 

 

24 tháng 8 2016

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

27 tháng 8 2016

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội

Chắc là C

29 tháng 12 2021

chắc chắn không 

Câu 31: Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?   A. Con cái hiếu thảo với bố mẹ.   B. Bố mẹ  con cái yêu thương nhau.   C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.   D. Bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra.Câu 32: Biểu hiện  nào sau đây thể hiện lành mạnh trong sinh hoạt gia đình?    A.  Anh em bất hòa.    B.  Con cái nói trống không với cha mẹ.    C.  luôn được sống trong bầu không khí thoải...
Đọc tiếp

Câu 31: Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

   A. Con cái hiếu thảo với bố mẹ.

   B. Bố mẹ  con cái yêu thương nhau.

   C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.

   D. Bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra.

Câu 32: Biểu hiện  nào sau đây thể hiện lành mạnh trong sinh hoạt gia đình?

    A.  Anh em bất hòa.

    B.  Con cái nói trống không với cha mẹ.

    C.  luôn được sống trong bầu không khí thoải mái, đầm ấm

    D.  Sử dụng các loại văn hóa đồi trụy.

Câu 33: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?

   A. Gia đình đoàn kết.

   B. Gia đình hạnh phúc.

   C. Gia đình hòa thuận.

   D. Gia đình văn hóa.

Câu 34: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

   A. Xây dựng xã hội thịnh vượng.

   B. Xây dựng xã hội lành mạnh.

   C. Xây dựng xã hội phát triển.

   D. Xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Câu 35: Khi thấy gia đình bạn gặp khó khăn trong cuộc sống em sẽ  làm điều gì sau đây?

   A. Tìm mọi cách để  tránh tiếp xúc với gia đình bạn

   B. Chia sẻ với bố mẹ và nhờ bố mẹ giúp đỡ gia đình bạn

   C. Từ chối lời đề nghị giúp đỡ

   D. Em làm ngơ, coi như không biết

Câu 36: Tình bạn có ở đâu?

   A. Giữa các em nhỏ với nhau.

   B. Trong độ tuổi thanh thiếu niên.

   C. Giữa những người già với nhau.

   D. Ở tất cả mọi người, tất cả lứa tuổi

Câu 37: Tình bạn giữa mọi người không  được hình thành trên những cơ sở nào sau đây?

   A. Tính tình hợp nhau.

   B. Cùng chung sở thích.

   C. Hình thức giống nhau.

   D. Có cùng lí tưởng sống .

Câu 38: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ 

   A. Phía người có địa vị thấp hơn.

   B. Cả hai phía.

   C. Phía người có địa vị cao hơn.

   D. Chỉ cần một phía.

Câu 39: M và N chơi thân với nhau, một lần N phát hiện M bị một nhóm bạn khác lôi kéo, rủ rê tham gia sử dụng ma túy đá. Trong trường hợp này nếu em là N em sẽ làm gì sau đây?

   A. Làm ngơ, coi như không biết.

   B. Khuyên M không tham gia, không dùng ma túy

   C. Đồng tình và ngỏ ý muốn tham gia cùng

   D. Khuyên M nên thử một lần cho biết cảm giác lạ.

Câu 40: Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh?

   A. Làm mọi cách cho bạn vui.

   B. Luôn chỉ có mặt bên cạnh bạn lúc bạn có tin vui.

   C. Vô tư, cao thượng, vì bạn quên mình, không cần báo đáp.

   D.  Đồng cảm sâu sắc, cùng bạn vượt qua khó khăn, buồn, vui cùng bạn.

5
18 tháng 3 2022

D

C

D

D

B

D

D

B

B

C

18 tháng 3 2022

Câu 31: Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

   A. Con cái hiếu thảo với bố mẹ.

   B. Bố mẹ  con cái yêu thương nhau.

   C. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.

   D. Bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra.

Câu 32: Biểu hiện  nào sau đây thể hiện lành mạnh trong sinh hoạt gia đình?

    A.  Anh em bất hòa.

    B.  Con cái nói trống không với cha mẹ.

    C.  luôn được sống trong bầu không khí thoải mái, đầm ấm

    D.  Sử dụng các loại văn hóa đồi trụy.

Câu 33: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?

   A. Gia đình đoàn kết.

   B. Gia đình hạnh phúc.

   C. Gia đình hòa thuận.

   D. Gia đình văn hóa.

Câu 34: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

   A. Xây dựng xã hội thịnh vượng.

   B. Xây dựng xã hội lành mạnh.

   C. Xây dựng xã hội phát triển.

   D. Xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Câu 35: Khi thấy gia đình bạn gặp khó khăn trong cuộc sống em sẽ  làm điều gì sau đây?

   A. Tìm mọi cách để  tránh tiếp xúc với gia đình bạn

   B. Chia sẻ với bố mẹ và nhờ bố mẹ giúp đỡ gia đình bạn

   C. Từ chối lời đề nghị giúp đỡ

   D. Em làm ngơ, coi như không biết

Câu 36: Tình bạn có ở đâu?

   A. Giữa các em nhỏ với nhau.

   B. Trong độ tuổi thanh thiếu niên.

   C. Giữa những người già với nhau.

   D. Ở tất cả mọi người, tất cả lứa tuổi

Câu 37: Tình bạn giữa mọi người không  được hình thành trên những cơ sở nào sau đây?

   A. Tính tình hợp nhau.

   B. Cùng chung sở thích.

   C. Hình thức giống nhau.

   D. Có cùng lí tưởng sống .

Câu 38: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ 

   A. Phía người có địa vị thấp hơn.

   B. Cả hai phía.

   C. Phía người có địa vị cao hơn.

   D. Chỉ cần một phía.

Câu 39: M và N chơi thân với nhau, một lần N phát hiện M bị một nhóm bạn khác lôi kéo, rủ rê tham gia sử dụng ma túy đá. Trong trường hợp này nếu em là N em sẽ làm gì sau đây?

   A. Làm ngơ, coi như không biết.

   B. Khuyên M không tham gia, không dùng ma túy

   C. Đồng tình và ngỏ ý muốn tham gia cùng

   D. Khuyên M nên thử một lần cho biết cảm giác lạ.

Câu 40: Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh?

   A. Làm mọi cách cho bạn vui.

   B. Luôn chỉ có mặt bên cạnh bạn lúc bạn có tin vui.

   C. Vô tư, cao thượng, vì bạn quên mình, không cần báo đáp.

   D.  Đồng cảm sâu sắc, cùng bạn vượt qua khó khăn, buồn, vui cùng bạn.

15 tháng 11 2016

heo minh thì câu này có nghĩa như sau nè bạn:sự giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống,góp phần tạo nên hạnh phúc của mỗi gia đình nói riêng và xã hội nói chung.Song giáo dục ngoài yếu tố nhà trường cũng còn ảnh hưởng bởi những yếu tố vô cùng quan trọng khác như:cha mẹ và bản thân mỗi đứa trẻ.Mỗi gia đình,ngay từ bây giờ,hãy chung tay xây đắp việc giáo dục con em mình ,tạo nên hạnh phúc gia đình là đã góp một phần vô cùng quan trọng vào tương lai của chính bản thân mình,của con em mình và cho cả xã hội.

4 tháng 10 2016

                      Tằng Tham cẩn trọng tuân theo lời dạy của thầy

Ở tuổi 16, Tằng Tham trở thành học trò của Khổng Tử. Ông siêng học và cẩn trọng tuân theo những lời chỉ dạy của thầy, và là người chủ yếu truyền bá và kế thừa học thuyết của Khổng Tử. Ông đề xuất: “Hàng ngày tự xét bản thân nhiều lần”, có nghĩa là hàng ngày ông liên tục tự xét bản thân minh để xem mình đã làm tận tâm tận lực vì người khác chưa, đối với bạn bè bằng hữu có chân thành không, hay đã nghiêm túc chăm chỉ ôn tập bài vở mà thầy truyền thụ chưa.

Có một điển cố nổi tiếng: Tằng Tham thể hiện sự tôn kính kể rằng, có lần khi Tằng Tham đang ngồi bên cạnh Khổng Tử, Khổng Tử hỏi ông rằng: “Các vị quân vương xưa kia có đức hạnh tột bậc và lí luận vô cùng thâm sâu mà họ dùng để giáo hóa dân chúng trong thiên hạ. Trò có biết vì sao mọi người có thể chung sống hòa thuận với nhau và không có sự bất mãn giữa quân vương với quần thần?”

Tằng Tham nghe xong, biết rằng Khổng Tử sắp chỉ bảo cho mình những đạo lý sâu sắc, ông lập tức đứng dậy và đứng bên mép chiếu. Sau đó ông cung kính trả lời: “Đệ tử chưa đủ thông minh để có khả năng hiểu được nguyên do. Thỉnh sư phụ chỉ bảo”.

Đây thực sự là một hành động vô cùng lễ phép. Về sau, rất nhiều người đã học tập theo lễ nghi này của Tằng Tham.

Sau khi cùng Khổng Tử rời nước Sở trở về nước Lỗ, ngày nào cũng vậy, Tằng Tham ban ngày cày ruộng và buổi tối thì học cho tới tận đêm khuya. Do không đảm nhận chức quan nào nên cuộc sống của ông vô cùng khó khăn.

Vua nước Lỗ khi đó nghe nói đến phẩm hạnh của Tằng Tham, đã quyết định tặng ông một thực ấp. Tằng Tham kiên quyết từ chối, nói rằng ông không làm thì không hưởng. Sứ giả được phái đến thuyết phục ông: “Không phải do tiên sinh cầu xin thì sao lại không nhận?”

Tằng Tham chân thành đáp: “Tôi thường nghe người ta nói rằng kẻ cho thì kiêu ngạo, kẻ nhận thì phải khúm núm. Cho dù người cho đó không hề kiêu ngạo, làm sao tôi có thể không khúm núm?”Khổng Tử biết được sự việc này, ông đã khen ngợi học trò: “Lời nói của Tằng Tham đủ để giữ tròn tiết tháo của trò ấy”.

Sau khi Khổng Tử mất, Tằng Tham và những đệ tử khác như Tử Hạ, Tử Trương, Tử Du và Hữu Nhược thương xót để tang ba năm. Khi hết ba năm, họ cùng nhau hành đại lễ tại mộ của Khổng Tử và sau đó nức nở khóc quay trở về.

Tử Hạ, Tử Trương và Tử Du sau đó đề xuất: “Hữu Nhược tướng mạo rất giống thầy, chúng ta có thể coi anh ấy là thầy Khổng Tử và đối với anh ấy thành tâm và lễ tiết như đã làm với thầy Khổng Tử. Làm vậy cũng là thể hiện sự tôn kính với thầy”.

Tằng Tham nghe vậy vô cùng tức giận và lập tức phản đối. Ông nghiêm chỉnh nói: “Chúng ta không được làm vậy. Đức hạnh của thầy vô cùng thuần khiết, tựa như được gột sạch bởi nước sông tinh khiết, và sáng chói tựa như được tắm bởi ánh dương mùa thu. Đức của ngài cũng thần thánh thiêng liêng như trời đất rộng lớn vô biên. Làm sao ngài có thể được so sánh với một người có tướng mạo giống ngài?”.

Mọi người đều kinh ngạc trước những gì Tằng Tham nói, và vô cùng cảm động trước sự đối đãi chân thành đối với thầy cũng như lễ nghi cẩn thận tỉ mỉ của ông.

mình tìm được trên mạng đó!hihi

9 tháng 11 2017

bn ơi cái này là kế hoạch của bn ra sao thì bn nên tự làm chứ ..