K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2022

Phép liên kết: phép nối

Cụm từ " May mắn thay " đã liên kết 2 câu

10 tháng 11 2021

1. PTBD : Tự sự 

Nội dung : Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về giữa dòng rồi biến mất.

2. 

Yếu tố kì ảo :Trương Sinh lập đàn giải oan,Vũ Nương hiện về,bóng nàng lu mờ rồi biến mất

Tác dụng :   Để khẳng định Vũ Nương trong sáng,tác giả đã tạo ra chi tiết kì ảo này.Qua đó,nàng đã được minh oan,được các nàng tiên và Linh Phi thương tình cứu sống.Các chi tiết ấy chứng minh cho tấm lòng trong sạch của Vũ Nương,đó cũng là sự khát khao về lẽ phải,về công bằng của nhân dân. Việc VN không trở về trần gian cũng có nghĩa là nàng đã từ chối trở về xã hội pk đầy rẫy sự bất công.Các chi tiết kì ảo vuwaftaoj sức hấp dẫn lôi cuốn cho tác phẩm,vừa chứng tỏ vẻ đẹp trong tính cách của nàng Vũ Nương.Đồng thời,cho thấy thái đọ ngưỡng mộ,ngợi ca,cảm thông của tác giả.Vũ Nương dù được cứu sống nhưng vì mang ơn vợ vua Nam Hải nên nàng không vì hạnh phúc riêng để trở về nhân gian,qua đó càng tô đậm thêm vẻ đẹp của nàng.Tóm lại ,chi tiết kì ảo vừa giúp Vũ Nương minh oan,chiêu tuyết cho hồn nàng,vừa giúp cho cốt truyện thêm lôi cuốn,hấp dẫn,vừa thể hiện sự cảm thông,ngợi ca với ng phụ nữ xưa và tài năng của tác giả

3. Vũ Nương quả là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa trước hết là từ người chồng đa nghi và thô bạo. Trương Sinh được giới thiệu từ đầu là 1 người “có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức” và là con nhà hào phú nhưng không có học. Đó chính là mầm mống của bi kịch. Tiếp theo đó là sự xử xự hồ đồ, độc đoán, phũ phàng của Trương Sinh khi ghen tuông mù quáng. Trương Sinh đã phớt lờ tất cả các cơ hội để tránh được thảm kịch và mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương đi. Nguyên nhân tiếp theo là lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ô nhục nhất. Tất cả những cái đó đã bức tử Vũ Nương, khiến nàng phải chết. Vũ Nương chính là một nạn nhân của xã hội phong kiến
Cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung kết thúc có hậu hay không – phần này hoàn toàn là những tình tiết kì ảo, thể hiện tính chất truyền kì của truyện. Vũ Nương được Linh Phi cứu và sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, đặc biệt là chi tiết kết thúc tác phẩm : “ Vũ Nương ngồi trên 1 chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng, theo sau có tới 50 chiếc xe cờ, võng, lọng, rực rỡ dòng sông, lúc ẩn lúc hiện.” Sự hiện diện đẹp đẽ của Vũ Nương chứng tỏ nàng vô tội và ở thế giới ấy, nàng đã được đối xử xứng đáng với phẩm giá của mình.

 

16 tháng 5 2021

Ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào".

Học hành là quá trình ta tích luỹ, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà ''cái rễ ấy'' còn làm cho con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào" của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài cố gắng học tập. Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, chắc hẳn để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản. Qua đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

Thành phần biệt lập: Để có thể hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, chắc hẳn để có được một chiếc rễ to và chắc khoẻ như thế thì không hề đơn giản.

Phép liên kết lặp:  "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà ''cái rễ ấy'' còn làm cho con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới.

Phép liên kết nối: Qua đó ta có thể hiểu được nghĩa của câu ngạn ngữ này là: Nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu được những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

 

 

Em có thể xem thêm ở phần ghi chú SGK nhé :

Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du

1 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đoạn trích khắc họa rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người đồng thời là những dự cảm về vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du

15 tháng 9 2021

ket qua la 2592

15 tháng 9 2021

?????????????