K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Câu b hơi dài 1 chút:

Ý nghĩa trong câu nói của ông giáo:
- Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó để bắt một con chó thường xuyên vào vườn nhà lão thì ông giáo cảm thấy cuộc đời thật đáng buồn. Ông giáo đã biết đến Lão Hạc là một người nhân hậu, không tham lam, không muốn làm phiền người khác, một người đã khóc vì trót lừa một con chó mà nay lại đi xin bả chó để trộm chó của người khác. Hành động này khiến lão Hạc từ một người lương thiện, có tự trọng trở thành người bất lương. Lão Hạc chẳng khác nào Binh Tư và cuộc đời này cũng lắm người cướp giật của người khác. Để có cái ăn, con người, ngay cả người lương thiện cũng không từ một thủ đoạn nào nên cuộc đời này quả thật đáng buồn.
- Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, ông giáo biết được chân tướng của sự việc thì suy nghĩ của ông giáo lại khác. Cái đáng buồn trước đây ông giáo nghĩ đã không xảy ra, xã hội vẫn còn những con người chịu chết vinh còn hơn sống nhục. Đó thật sự là niềm vui lớn đối với ông giáo. Nhưng cái buồn khác của ông giáo chính là bi kịch của lão Hạc. Một con người nhân hậu, lương thiện lại rơi vào một tình cảnh không lối thoát, đến khi chết còn bị hành hạ đau đớn. Chết nhưng không được chết một cách thanh thản. Bi kịch của lão Hạc chính là bi kịch chung của đại đa số nông dân Việt Nam thời kì đó. Quả đúng là: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.

c, Vì lão không muốn liên lụy và tha hóa, qua cái chết đó, cho thấy 1 cái tâm tốt đẹp, thiện lương của lão

"Gậm" là động từ 

"Khối căm hờn" là danh từ 

Gậm là hành động muốn nghiền nát tất cả những nỗi đau của con hổ 

Khối căm hờn: Là nỗi uất hận của hổ được tích tụ theo năm tháng - nỗi đau âm ỉ mà con hổ muốn gậm nát, loại bỏ nó

28 tháng 1 2023

em c.ơn ạ

 

26 tháng 9 2021

Tham khảo

Lão Hạc là đại diện hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Lão có một cuộc sống nghèo đói, cũng phải chịu đựng những áp bức bóc lột của xã hội. Tuy nhiên, giữa những vũng bùn của sự tối tăm, thối rữa mục nát của chế độ phong kiến, Lão vẫn giữ vững những đức tính trong sạch, thanh cao cùng một tình yêu con vô bờ. Lão yêu con trai – người con độc nhất của cả cuộc đời lão một cách sâu sắc đến nhường nào. Vì lão chẳng thể lo cho con trai mình có được một đám cưới rình rang, trọn vẹn, khiến cho nó phải phẫn chí thì làm ở đồn điền cao su. Cả cuộc đời, tình yêu duy nhất ông dành hết cho nó, vậy mà xót xa thay người cha ấy chẳng thể lo lắng trọn vẹn cho hạnh phúc cả đời cho con trai. Phải chăng, do xã hội quá nhiều hủ tục nặng nề khiến cho con người ta phải lỡ dở từ bỏ những hạnh phúc lứa đôi? Hay phải chăng, là lão Hạc ích kỷ, không muốn bán mảnh vườn của mình? Ôi, thương thay, chẳng phải ông hẹp hòi, muốn giữ lại tài sản duy nhất cho bản thân mình, ông không cho con trai bán mảnh vườn vì ông biết những khó khăn, bươn trải mà con trai ông cần phải trải qua nếu như có một gia dình. “Ai lại bán vườn đi lấy vợ? Vả lại bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu? Bởi thế, mà thằng con trai lão đành từ bỏ, rồi quyết chí đi làm. Trước khi đi xa, nó còn để lại cho bố hẳn 3 đồng bạc lẻ. Đối với lão Hạc, với một người thương con như đứt từng khúc ruột, nhưng vì cái nghèo, ông cũng chẳng có lựa chọn nào khác. Một người đàn ông với đôi mắt rưng rưng, nghẹn ngào khi biết “ thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là con của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi?” Đứa con trai máu mủ ruột già do một tay Lão nuôi lớn nay đã chẳng thể giữ nó lại bên mình. Có cái nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau phải xa đứa con yêu quý, phải bơ vơ sống đơn độc tại góc vườn này. Thế rồi, lão quyết tâm, lão dùng hết lời lẽ để nhờ ông giáo, viết một cái văn tự nhượng lại cho ông giáo để sau này, khi con lão về, nó còn có một mảnh đất để cắm dùi, để có thể tự nó gây dựng một tương lai, cuộc sống của riêng nó. Tình thương con không chỉ thể hiện qua cách ứng xử, mà với lão, đó là một nguyên tắc sống. Dù cuộc sống của ông có nghèo khổ, có bị dồn đến bước đường cùng, thậm chí, bị đẩy dần đến cái chết giày vò thì lão cũng không thể phá hủy tương lai của con lão. Lão chỉ luôn mong mỏi rằng con trai có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. Như vậy, lão có chết cũng chẳng nuối tiếc gì.

26 tháng 12 2021

Lỗi r

 

16 tháng 11 2021

:))))

16 tháng 11 2021

Jz má =)))

5 tháng 4 2022

Tham khảo:

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.