K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2017

Vận động viên thể hình Việt Nam Phạm Văn Mách (quê An Giang) đến nay đã đem về cho môn thể hình Việt Nam tổng cộng mười chiếc huy chương gồm đủ loại. Những đóng góp của anh cho thể thao Việt Nam quá lớn, song điều đơn giản nhất là có một chỗ đế an cư lạc nghiệp thì vẫn còn là mơ ước đối với anh. Cuộc đời của vận động viên thể hình này như huyền thoại. Ngày 10-3-1997 định mệnh và cũng là bước ngoặc thay đổi cuộc đời anh. Anh rời quê An Giang khăn gói lên Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Là con trai duy nhất của một gia đình có tám chị em, quyết định này của anh đã gây bàng hoàng cho những người thân trong gia đình. Còn đang choáng ngợp trước vẻ lộng lẫy của Thành phố Hồ Chí Minh, chưa biết mưu sinh như thế nào, thì có người bạn cũ là Phạm Hồng Thắng giới thiệu vào Câu lạc bộ thể hình Bàu Cát làm hướng dẫn viên. Để cải thiện nguồn sống, Mách còn nhận lời làm ca sĩ và nhảy trình diễn nhạc Ráp tại Nhà văn hóa Gò vấp. Tháng 5-1997, Mách đăng quang nhà vô địch sinh viên học sinh, nhưng phải đội tên bạn Dương Tấn Dũng, may mà trót lọt. Nhờ vậy, Mách đã lọt vào “mắt xanh” của các huấn luyện viên. Bảy tháng sau, Mách tham dự giải toàn quốc và giành Huy chương Vàng. Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Huỳnh Anh nhận xét Mách vượt trội hơn các đối thủ về vẻ đẹp cơ bắp. Lời nhận xét ấy đã đưa Phạm Văn Mách gia nhập hàng ngũ các lực sĩ của đội tuyển thế hình Việt Nam. Thành công ngày càng lớn, nhưng anh không quên năm năm trời tá túc gian khố tại Thành phố Hồ Chí Minh. Căn phòng trọ hiện Mách đang ở tại Gò vấp chỉ rộng hơn 10m2 xen lẫn trong khu mồ mả, xung quanh nhiều tệ nạn xã hội. Nhưng với Mách, như thế cũng đầy đủ rồi. Anh hạnh phúc với những gì đã có và đang có, mặc dù bạn bè chế giễu nhà vô địch giàu vàng mà cái nhà cũng không ra hồn. Thêm vào đó, vấn đề “nạp năng lượng” đã trở thành kỉ luật của nhà thể hình, nhiều lúc gây khó khăn cho anh. Mỗi ngày phải mất trăm ngàn cho nhu cầu ăn uống, bảo đảm thể chất. Kinh phí tập luyện do ủy ban cấp không đủ trang trải, có tháng phải cầu viện gia đình gửi lên cứu đói, có những lần phải khất cả tiền thuê nhà. Tuy vậy, chúng ta vẫn hi vọng ở nhiều thành công phía trước của anh. Vì nhà vô địch Phạm Văn Mách của Việt Nam ta còn yêu và say nghề. Tin rằng anh sẽ vượt qua tất cả và thành công.

5 tháng 4 2017

Bạn viết rõ câu hỏi có dấu đi bạn

19 tháng 4 2017

Đề này mình không biết làm.

Ba Thị Bích Vân thông cảm

15 tháng 1 2020

Trường học là dạy cho em muôn vàn kiến thức trong cuộc sống. Khoác trên mình tấm áo màu rêu vàng, ngôi trường với biển tên:" Trường THCS ........." lấp ló trong màu xanh cây cối tạo nên cảm giác thật cổ kính, nghiêm trang. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi. Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,… Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Và một trong số những thầy cô mà tôi kính trọng thì có lẽ cô Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp em là người em yêu quý nhất. Cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ. Học sinh trong trường ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, kính thầy, yêu bạn. Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 1 2020

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Tôi yêu nhất mái trường cấp hai – nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất."

21 tháng 11 2016

Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.

Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân,... Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.

Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),..., Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8...)Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.

Chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của Ai-ma-tốp, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trích Ngục Trung Thư) của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,…Tôi xin giới thiệu đôi nét vế một tác phẩm văn học Việt Nam mà tôi cho là hay nhất trong suốt quá trình học đó là tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Với ngòi bút hiện thực, sinh động của ông, đoạn trích đã tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, đã đẩy họ vào con đường cùng với tình cảnh quá cơ cực khiến họ phải liều mạng chống lại. Và chị Dậu là một hình ảnh tiêu biểu. Truyện còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng còn có những tác phẩm văn học nước ngoài với lời văn hết sức tinh tế và độc đáo. Tiêu biểu như đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện kể về một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh của một em bé bán diêm. Ngay từ nhỏ em đã phải sống trong sự thiếu vắng tình thương của mẹ cùng với sự lạnh lung, ghẻ độc của cha. Năm mộng tưởng cao đẹp đã cùng em và bà về nơi Thượng Đế. Qua lời văn của tác giả, ta thấy truyện còn tố cáo xă hội đã bất nhân, lạnh lung, đối xử tàn tệ với trẻ em của xã hội tư bản và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh mà An-đéc-xen muốn truyền đạt cho chúng ta.
Nhưng chưa hết đâu, ở phần Tiếng Việt chúng ta sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ - Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Noi tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…Ở bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ giúp ta hiểu rõ hơn vế ý nghĩa, đặc tính của các từ, rèn luyện cho ta cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ thật chuẩn xác. Tiếp đến là bài Trường từ vựng, ý nghĩa công dụng của nó gần giống như bai trên nhưng nó chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn và đòi hỏi kĩ năng sử dụng các tính chất của trường từ vựng cao hơn. Khi đã thực vững vàng thì ta sẽ được học tiếp bài Từ tượng hình – Từ tượng thanh, giúp ta phân biệt rõ rang từ nào là chỉ âm thanh, từ nào là chỉ hình ảnh, trao dồi cho ta nhiều vốn liếng vế từ ngữ hay rối từ đó có thể thành lập được những câu văn hay để đưa vào bài viết. Càng thú vị hơn khi ta được học bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nó giúp ta biết thêm về một số ngôn từ ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước và vài biệt ngữ nghe vô cùng lạ tai thường được sử dụng trong một số tấng lớp xã hội nhất định.Hãy nhớ nhé, tôi xin khẽ nhỏ với các bạn một kinh nghiệm của tui từ khi tiếp xúc và làm quen với quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một này là: “Những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt sẽ là chiếc cầu nối đưa ta cập bến và đi tới sự thành công ở phần Tập làm văn.” Vì ở phần Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vựng ngữ pháp vế dấu câu, cách chọn lọc, sử dụng từ ngữ từ đó có thể “đúc kết” ra những bài văn hay, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đừng nên bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học phần Tiếng Việt còn Tập làm văn thi không. Tôi xin mách rằng: ai mà có tư tưởng ấy thì hãy xóa bỏ thật nhanh nó đi nếu như không muốn mất đi tư chất của một học sinh học Văn. Vì ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, Chương trình địa phương(phần Văn), Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng,…Tôi xin sơ lược về một số bài và công dụng của nó. Ở các bài: Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm giúp ta hiểu thật rành rẽ hơn về kết cấu, cấu tạo của đoạn văn, bài văn và cách sử dụng phương tiện lien kết để có sự mạch lạc, rõ rang giữa các đoạn văn. Còn trong ba bài: Tìm hiểu về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh được sắp xếp trong chương trình giảng dạy theo độ khó tăng dần, nhằm thúc đẩy ta làm quen và thích nghi nhanh với phương thức biểu đạt mới, luyện tập cho ta có thể mạnh dạng và chủ động hơn trong mọi đề văn thuyết minh dưới hình thức nói hoặc viết.
Như vậy, qua đó ta cũng đã thấy được vô ngàn kiến thức bổ ích cấn phải tìm hiểu sâu hơn trong quyên sách Ngữ Văn 8 – tập một này. Nó giúp ta tiếp cận vói những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật, đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống. Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, toi luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách”
Tôi luôn mong rằng sách sẽ đồng hành với mình thật lâu dài nên tôi đã tự đạt cho mình một châm ngôn:”Một trang sách hay, muôn ngàn kien thức”.Nếu mất đi một trang sách thi tôi sẽ mất đi biết bao nhiêu là tri thức nên bản thân tôi tự nhủ phải làm mọi cách để cho sách có thể nguyên vẹn trong suốt thời gian ở bên tôi. Đừng nên nghĩ đến việc sang lớp 9 là sẽ vứt cuốn sách Ngữ Văn 8 –Tập một này đi nhé! Như thế sẽ không tốt chút nào, dù nó là vật vô tri nhưng cũng đã gắn bó với mình suốt một năm học qua, với lại kiến thức cũ ở lớp 8 sẽ còn gặp lại ở lớp 9, nếu có những khuất mắt thì chúng ta có thể lật lại từng trang sách xưa để ôn luyện. Vì vậy, dù không còn học quyển sách Ngữ Văn 8 – tập một thì vẫn nên để nó gọn gang, vuông vắn vào kệ sách, khi cần thiết có thể xem lại bất cứ lúc nào.
với tôi, sách là người bạn thân thiết, mãi đồng hành cùng tôi trên ghế nhà trường. Và tôi luôn nâng niu, trân trọng từng trang sách, từng bài học, từng lời văn,…vì tôi biết sách luôn kề vai sát cánh bên tôi, bồng bế tôi qua nhưng nẽo đường khúc khuỷa để tiến về đỉnh vinh quang của học vấn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại. Ngọn đèn tri thức chính là sách và ngọn đèn ấy chẳng bao giờ bị dập tắt cho dù nó có đứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết.

Ôi ! Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một chứa đựng biết bao nhiêu là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Sách như ngọn đèn sáng soi bước đường tôi đi và sách cũng như chiếc chìa khóa vạn năng mở toan các cánh cửa trên con đường học vấn tôi đang lê bước và một sự đóng góp lớn lao trong việc “Trăm năm trồng người”. Đó chính là công sức to lớn của những thầy, cô giáo luôn tận tụy, hết mình vì học sinh, luôn tìm tòi nhưng cách giảng thật hay, thật dễ hiểu để học sinh chúng tôi có thể tiếp thu dễ dàng những kiến thức bổ ích mà thấy, cô đang truyền đạt. Như vậy, sách cũng như những người thầy, người cô láy đò đưa chúng tôi sang sông cặp bến của tương lai tươi sáng.

22 tháng 11 2016
Trong cuộc đời của mỗi người, hẳn ai cũng từng biết qua một vài quyển sách, càng bổ ích hơn khi được đọc hoặc nghiên cứu về chúng. Hôm nay, tui xin giới thiệu với các bạn quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một mà tôi đang được học ở trường. Đây là một quyển sách chứa đựng thật nhiều kiến thức vế các phần như: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tôi sẽ trình bày đôi nét vế quyển sách này để các bạn biết rõ hơn vế nó.

Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, được tái bản lần thứ năm. Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Nào là phải chọn lọc rồi biên soạn lại, trình bày bìa và minh họa, chọn size chữ, chọn bản in,…Nhân đây, tui xin nhắc đến một số người đã góp công trong việc phát hành quyển sách này. Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. Vế phần nội dung do Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên phần Văn), Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt), Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn), Lê A, Diệp Quang Ban, Hồng Dân,... Chịu trách nhiệm xuất bản do chủ tịch HĐQT kiêm tổng Tổng Giám đốc Ngô Trần Ái và phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nguyển Quý Thao. Biên tập lần đầu Kim Chung, Ngọc Khanh, Hiền Trang. Biên tập tái bản Phạm Kim Chung. Trình bày bìa và minh họa là Trần Tiểu Lâm. Nguyễn Thanh Thúy chịu trách nhiệm biên tập kĩ thuật. Sửa bản in do Phòng sửa bản in (NXB Giáo dục). Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục. Sách có mã số 2H811T9 và số đăng ký KHXB: 01-2009/CXB/219 – 1718/GD, được in 70 000 cuốn tại Công ty TNHH MTV XSKT & Dịch vụ In Đà Nẵng. In xong nộp lưu chiểu tháng 02 năm 2009.

Cầm quyển sách trên tay, ta sẽ dễ dàng đọc được dòng chữ “Ngữ Văn 8 – Tập một” in thật to ở bìa sách. Bìa thuộc dạng bìa cứng , có bề mặt nhẵn, được trang trí với màu cam thật đẹp mắt, trên cùng, ở gốc trái có in dòng chữ màu đen: “Bộ Giáo dục và đào tạo” khoảng 2-3 milimet. Bên dưới dòng chữ ấy là tên sách:”Ngữ Văn” được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa cam có phông chữ khoảng 28 – 30 milimet cùng với số “8” màu trắng có size từ 30 – 35 milimet được in thật to bên dưới, phía bên phải và bên trái số “8” ấy có đế hang chữ “Tập một”. Thân bìa được trang trí thêm hoa, lá vàng, xanh để tăng thêm phần sinh động. Phía dưới cùng là hang chữ “Nhà xuất bản Giáo dục” với bản hiệu logo màu đỏ. Bìa sách cuối có nền màu trắng, hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình “Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu xanh như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),..., Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8...)Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá là 7 200 đồng. Kế bên là các mã vạch màu đen dung để phân biệt. Sách gồm 176 trang không tính bìa, được in theo khổ giấy là 17 x 24 cm. Bên trong sách được in với loại giấy thường gồm phần nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa mang tính logic.

Chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, lien kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cấp trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam, tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.

Chúng ta cũng đã được biết qua các tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng được thể hiện dưới hình thức truyện hoặc thơ của các nhà văn lỗi lạc trong và ngoài nước. Điển hình là một số tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tôi đi học của Thanh Tịnh, Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng, Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm (trích) của An-đéc-xen, Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê) của Xét-van-tét, Chiếc lá cuối cùng (trích) của O Hen-ri, Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của Ai-ma-tốp, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trích Ngục Trung Thư) của Phan Bội Châu, Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh,…Tôi xin giới thiệu đôi nét vế một tác phẩm văn học Việt Nam mà tôi cho là hay nhất trong suốt quá trình học đó là tác phẩm “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Với ngòi bút hiện thực, sinh động của ông, đoạn trích đã tố cáo, vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, đã đẩy họ vào con đường cùng với tình cảnh quá cơ cực khiến họ phải liều mạng chống lại. Và chị Dậu là một hình ảnh tiêu biểu. Truyện còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng còn có những tác phẩm văn học nước ngoài với lời văn hết sức tinh tế và độc đáo. Tiêu biểu như đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện kể về một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh của một em bé bán diêm. Ngay từ nhỏ em đã phải sống trong sự thiếu vắng tình thương của mẹ cùng với sự lạnh lung, ghẻ độc của cha. Năm mộng tưởng cao đẹp đã cùng em và bà về nơi Thượng Đế. Qua lời văn của tác giả, ta thấy truyện còn tố cáo xă hội đã bất nhân, lạnh lung, đối xử tàn tệ với trẻ em của xã hội tư bản và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với một em bé bất hạnh mà An-đéc-xen muốn truyền đạt cho chúng ta.
Nhưng chưa hết đâu, ở phần Tiếng Việt chúng ta sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ - Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Noi tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…Ở bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ giúp ta hiểu rõ hơn vế ý nghĩa, đặc tính của các từ, rèn luyện cho ta cách chọn lọc và sử dụng từ ngữ thật chuẩn xác. Tiếp đến là bài Trường từ vựng, ý nghĩa công dụng của nó gần giống như bai trên nhưng nó chứa đựng một hàm ý sâu xa hơn và đòi hỏi kĩ năng sử dụng các tính chất của trường từ vựng cao hơn. Khi đã thực vững vàng thì ta sẽ được học tiếp bài Từ tượng hình – Từ tượng thanh, giúp ta phân biệt rõ rang từ nào là chỉ âm thanh, từ nào là chỉ hình ảnh, trao dồi cho ta nhiều vốn liếng vế từ ngữ hay rối từ đó có thể thành lập được những câu văn hay để đưa vào bài viết. Càng thú vị hơn khi ta được học bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, nó giúp ta biết thêm về một số ngôn từ ở nhiều địa phương khác nhau trên đất nước và vài biệt ngữ nghe vô cùng lạ tai thường được sử dụng trong một số tấng lớp xã hội nhất định.Hãy nhớ nhé, tôi xin khẽ nhỏ với các bạn một kinh nghiệm của tui từ khi tiếp xúc và làm quen với quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một này là: “Những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt sẽ là chiếc cầu nối đưa ta cập bến và đi tới sự thành công ở phần Tập làm văn.” Vì ở phần Tiếng Việt nó sẽ giúp ta nắm vựng ngữ pháp vế dấu câu, cách chọn lọc, sử dụng từ ngữ từ đó có thể “đúc kết” ra những bài văn hay, sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Đừng nên bao giờ nghĩ rằng chỉ cần học phần Tiếng Việt còn Tập làm văn thi không. Tôi xin mách rằng: ai mà có tư tưởng ấy thì hãy xóa bỏ thật nhanh nó đi nếu như không muốn mất đi tư chất của một học sinh học Văn. Vì ở phần Tập làm văn chúng ta sẽ được học một số bài cũng không kém phần quan trọng như: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Luyện tập tóm tắt văn tự sự, Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Tìm hiểu chung về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh, Chương trình địa phương(phần Văn), Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng,…Tôi xin sơ lược về một số bài và công dụng của nó. Ở các bài: Bố cục của văn bản, Xây dựng đoạn văn trong văn bản, Liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm giúp ta hiểu thật rành rẽ hơn về kết cấu, cấu tạo của đoạn văn, bài văn và cách sử dụng phương tiện lien kết để có sự mạch lạc, rõ rang giữa các đoạn văn. Còn trong ba bài: Tìm hiểu về văn thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh được sắp xếp trong chương trình giảng dạy theo độ khó tăng dần, nhằm thúc đẩy ta làm quen và thích nghi nhanh với phương thức biểu đạt mới, luyện tập cho ta có thể mạnh dạng và chủ động hơn trong mọi đề văn thuyết minh dưới hình thức nói hoặc viết.
Như vậy, qua đó ta cũng đã thấy được vô ngàn kiến thức bổ ích cấn phải tìm hiểu sâu hơn trong quyên sách Ngữ Văn 8 – tập một này. Nó giúp ta tiếp cận vói những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật, đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống. Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, toi luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức. “Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách”
Tôi luôn mong rằng sách sẽ đồng hành với mình thật lâu dài nên tôi đã tự đạt cho mình một châm ngôn:”Một trang sách hay, muôn ngàn kien thức”.Nếu mất đi một trang sách thi tôi sẽ mất đi biết bao nhiêu là tri thức nên bản thân tôi tự nhủ phải làm mọi cách để cho sách có thể nguyên vẹn trong suốt thời gian ở bên tôi. Đừng nên nghĩ đến việc sang lớp 9 là sẽ vứt cuốn sách Ngữ Văn 8 –Tập một này đi nhé! Như thế sẽ không tốt chút nào, dù nó là vật vô tri nhưng cũng đã gắn bó với mình suốt một năm học qua, với lại kiến thức cũ ở lớp 8 sẽ còn gặp lại ở lớp 9, nếu có những khuất mắt thì chúng ta có thể lật lại từng trang sách xưa để ôn luyện. Vì vậy, dù không còn học quyển sách Ngữ Văn 8 – tập một thì vẫn nên để nó gọn gang, vuông vắn vào kệ sách, khi cần thiết có thể xem lại bất cứ lúc nào.
với tôi, sách là người bạn thân thiết, mãi đồng hành cùng tôi trên ghế nhà trường. Và tôi luôn nâng niu, trân trọng từng trang sách, từng bài học, từng lời văn,…vì tôi biết sách luôn kề vai sát cánh bên tôi, bồng bế tôi qua nhưng nẽo đường khúc khuỷa để tiến về đỉnh vinh quang của học vấn.
“Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại. Ngọn đèn tri thức chính là sách và ngọn đèn ấy chẳng bao giờ bị dập tắt cho dù nó có đứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết.

Ôi ! Quyển sách Ngữ Văn 8 – Tập một chứa đựng biết bao nhiêu là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Sách như ngọn đèn sáng soi bước đường tôi đi và sách cũng như chiếc chìa khóa vạn năng mở toan các cánh cửa trên con đường học vấn tôi đang lê bước và một sự đóng góp lớn lao trong việc “Trăm năm trồng người”. Đó chính là công sức to lớn của những thầy, cô giáo luôn tận tụy, hết mình vì học sinh, luôn tìm tòi nhưng cách giảng thật hay, thật dễ hiểu để học sinh chúng tôi có thể tiếp thu dễ dàng những kiến thức bổ ích mà thấy, cô đang truyền đạt. Như vậy, sách cũng như những người thầy, người cô láy đò đưa chúng tôi sang sông cặp bến của tương lai tươi sáng.
---------------------------------:D--------------------------------------
Nhớ thanks nhé....  
18 tháng 10 2017

VD khuyết điểm là quay cóp nhớ
MB tự làm
TB:
- Y1: Hoàn cảnh mắc khuyết điểm
( Nêu thời gian, không gian, lí do)
Ví dụ:
Hôm đó là 1 buổi tối mùa đông, tiết trời rất lạnh, ai nấy đều phải mặc áo ấm và chit muốn ở nhà vì lạnh cóng. Vậy mà ngày mai lớp tôi lại kiểm tra môn .... Không may cho tôi là hnay có 1 bộ phim rất hay. Tôi đã xem suốt 1 tháng nay và hnay lại là tập cuối. Tôi đã định là sẽ học bài sau khi ăn nhưng trời lạnh quá nên học rất khó vào. K những thế, bộ phim lại quá hấp dẫn. Tôi đã quyết định xem phim & nghĩ rằng sau khi xem sẽ học bài. Tôi ngồi trên giường trùm chăn kín mít & k hề để ý j` đến bài ktra sáng mai. KHi hết phim, tôi cũng định học nhưng mắt cứ díp lại vì buồn ngủ. Tôi tự nhủ:"Tói nay k học thì ság mai mìh dậy sớm học cũg đc." Vậy là tôi nằm xg' giường ngủ 1 giấc ngon lành. Sáng hsau, khi chuông đồg hồ kêu lúc 5h, tôi thấy trời rất lạh & còn tối nên đã địh ngủ thêm 1 chút r` dậy học bài. Nhưng khi tôi tỉh dậy cũng là lúc sắp đến h học. Tôi cuống cuồng đáh răg rửa mặt đi học. Tối đến trg` đúg vào lúc tg' trốg báo hiệu h học vag lên.
Ý 2iễn biến xảy ra kh' đ?
Cô giáo bước vào, cả lớp đứg lên chào cô. Ai nấy đều háo hức chuẩn bị cho h ktra. Chỉ có riêg tôi là hồi hộp & lo lắg. Cô giáo bắt đầu đọc đề bài(nêu câu hỏi cụ thể). Cả ớp đều vui vẻ & chăm chú làm bài.(mtả quang cảnh lớp học: yên ắng,..).Loay hoay m~ tôi vẫn chưa làm đc. bài. Tôi đàh nhìn sag bài bạn bên cạh cầu cầu nhưg đều vô vọg và hnay cô cho đêg chẵn lẻ. Thừoi jan trôi qa,15' 20', tôi nhìn sag đã thấy có bạn làm hết 1 mặt giấy còn tôi vẫn chưa làm chữ nào. Lúc đó tôi đã đáh liều mở tài liệu(mtả tâm trạg lo lắg sợ hãi). Vừa nhìn cô tôi vừa mở vở, mải mê chép lia lịa, cô giáo đứng bên cạh lúc nào k biết. (mtả nỗi buồn của thầy cô & sự ân hận của em trcs n~ khuyết đ/ đó)
KB(tư làm nhé)
hoặc
bạn có thể kể là bạn là 1 học sinh khá của lớp ( có thể nắm 1 chức vụ gì đó ) và là 1 học sinh rất ngoan không bao h phạm khuyết điểm,được cô giáo rất quí mến.rùi 1 lần bạn mải chơi suốt ngày mà không nhớ ra là mai có 1 pài kiểm tra của đúng cô giáo chủ nhiệm.tối hôm đấy bạn về muộn nên không kịp học.hum sau bạn ko làm được pài nhưng ko mún bị điểm kém nên đã quay cóp mà cô giáo ko biết.Lúc trả bài bạn được điểm cao nhất lớp và được cô giáo tuyên dương trước cả lớp.lúc ý bạn cảm thấy hổ thẹn và xin lỗi cô.cô ko những chê trách bạn mà còn khen tính tự giác của bạn.sau đó bạn hứa với cô giáo và các bạn sẽ không bao h làm thế nữa rùi bạn muốn viết gì nữa cũng được.Nhớ viết mùi mẫn nha.pài nì bik khai thác 7-8 trang là bình thường ý.Chúc bạn điểm cao nha!

18 tháng 10 2017

Đề 1:
- Mở bài : Nói sơ wa về việc làm sai trái đó, nó làm bạn ân hận thế nào.
- Thân bài : Kể lại chi tiết:
+ Nguyên nhân.
+ Diễn biến cụ thể của việc làm đó.
=> Việc làm đó làm thầy cô buồn lòng thế nào, bạn ân hận ra sao, muốn sửa chữa nó như thế nào.
- Kết bài : Sự hối hận vì đã làm việc đó.
Đề 2 cũng tương tự thôi hà.

22 tháng 11 2016

Mở bài:
Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
Thân bài:
1/ Lịch sử chiêc áo dài:
a/ Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
b/ Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
c/ Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, m ặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho ph ụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chi ếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.

d/ Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
e/ Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét c ứng c ỏi c ủa áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
h/ Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động c ủa người phụ nữ ngày nay.

2/ Cấu tạo:
a/ Các bộ phận:
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước c ổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu c ổ áo dài được bi ến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,.
– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon c ủa người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
– Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi c ổ
tay.
– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
b/ Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:
Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Ch ất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

3/ Công dụng:
Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, h ọc sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

4/ Bảo quản:
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, gi ặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc.
Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp.
Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

Kết bài:
Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

21 tháng 11 2016

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.


Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.


Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh


Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.


Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

 




Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.


Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.


Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

 

5 tháng 1 2019

cảm nghĩ về tiếng việt

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

       Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

          Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

     Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.

Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.

Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.


 

5 tháng 1 2019

tui chi bao neu cam nghi 8->10 cau ve de thi cua lop 8 nam 2018-2019