K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

V.E. Páp-cốp là họa sĩ Nga nổi tiếng sau thế kỉ XX, từng tạo ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ cùng thế hệ ở trong nước. Trong tranh ông vẻ đẹp tâm hồn Nga thuần phác đã được diễn tả bằng một bút pháp độc đáo, thoạt nhìn có vẻ khắc khổ nhưng đầy tính biểu cảm và triết lí. 

Mùa thu. Pushkin là bức tranh họa sĩ chưa kịp hoàn thành trước lúc đột ngột ra đi vì một tai nạn bi thảm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đây là bức tranh sơn dầu vẽ trên toan khổ 169x172 cm

Để phá vỡ sự khô cứng và nặng nề thì họa sĩ đã dùng ánh sáng "đầy" cột bên phải lùi ra phía ngoài thêm một chút. Mấy chiếc lá vàng rơi trên sàn cũng góp phần tạo nên ấn tượng: 

+ không gian

+ vòm lá 

+ những dải đồi gò xám xanh 

+ bóng con ngựa trắng 

Gương mặt của Pu-skin nhìn nghiêng, sáng và nổi bật những nét đặc thù trên nền vàng nhạt - xám xanh. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Ý tưởng về bức tranh này là lúc ông đến thăm MIkhailovsky - trang viên mà ngày xưa A.X. Pushkin từng về sống trong thời gian nhà thơ bị chính phủ chuyên chế của Nga hoàng thù ghét, trục xuất khỏi Pê-téc-bua vô thời hạn. Khung cảnh thơ mộng tuyệt đẹp nơi đây như còn phảng phất bóng dáng của Pushkin, khơi gợi trong lòng họa sĩ bao suy tư về cuộc sống, về sự cô đơn và nghệ thuật. 

10 tháng 3 2021

Xuân Diệu sinh ngày mùng 2 tháng 2 năm 1916, mất ngày 18 tháng 12 năm 1985, tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập "Thơ Thơ" và "Gửi hương cho gió". Ngoài làm thơ, ông còn là nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học. Quê ông ở làng Trảo Nha, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn và một nhà văn hóa lớn.

9 tháng 3 2021

Bạn tham khảo dàn ý nhé:

A, MB

- giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu: nhà thơ mới và sự nghiệp văn chương cùng phong cách sáng tác

+ Trước Cách mạng tháng 8, Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới

+ Sau Cách mạng, nhà thơ Xuân Diệu là người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền thơ ca Cách mạng Việt Nam

+ Tư tưởng nổi bật nhất trong thơ ca Xuân Diệu là thái độ sống cuồng nhiệt, nhiệt huyết, khát khao được tận hưởng tình yêu và vẻ đẹp cuộc sống.

- giới thiệu bài thơ Vội vàng và giá trị nội dung

+ Bài thơ  Vội vàng được in trong tập "Thơ thơ" (1933-1938), xuất bản năm 1938. Bài thơ thể hiện một tình yêu đời, tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt cũng như một quan niệm nhân sinh chưa từng có trong thơ ca truyền thống

- giới thiệu khổ thơ cuối từ đó làm rõ nội dung: thái độ tích cực trước cuộc đời

B, TB: Phân tích khổ cuối để làm rõ nội dung

1, 7 câu đầu đoạn thơ cuối:

- Lời giục giã của thi nhân trước khi đời người ngắn ngủi kết thúc:"Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm"

- Khao khát được sống trọn với tình yêu, được tận hưởng cuộc sống:

+ Điệp ngữ  "Ta muốn" thể hiện được khát khao mãnh liệt

+ Những hình ảnh ước lệ tượng trưng như: cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn (cuộc sống tươi đẹp), mây đưa và gió lượn (cảnh sắc cuộc sống), cánh bướm và tình yêu (tình yêu đôi lứa), một cái hôn nhiều (tận hưởng cuộc sống)

+ Một loạt các động từ mạnh như: ôm, riết, thâu, hôn--> thái độ sống tích cực, vồ vập với cuộc sống của nhà thơ

2, Những câu cuối: Khát vọng tràn ngập mãnh liệt đến bùng nổ với tình yêu cuộc sống

- Cho no nê, cho đã đầy, cho chếnh choáng --> thái độ sống tích cực của nhà thơ với những sự tươi đẹp của cuộc sống nhưng ngắn ngủi nên phải muốn tận hưởng hết

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! là câu thể hiện khát vọng mãnh liệt trào dâng nhất. Xuân hồng là những tươi đẹp, đẹp đẽ của cuộc sống. Và tác giả xưng "ta" thể hiện được cái tôi cá nhân mạnh mẽ muốn được tận hưởng cái đẹp của sự sống bằng cả tấm lòng và nhiệt huyết

C, KB: Tổng kết lại những gì đã trình bày

- Tổng kết những đóng góp của Xuân Diệu

- Tổng kết lại nội dung về tình yêu cuộc sống, tình yêu đời trong khổ thơ cuối

9 tháng 3 2021

khái quát thôi mà bạn

9 tháng 4 2021

Tham khảo:

I. Đôi nét về tác giả Huy Cận

- Huy Cận ( 1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận

- Ông tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau

- Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường có nỗi buồn cô đơn, điều này khắc họa khá rõ trong thơ ca

- Các tác phẩm chính:

   + các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi,...

   + văn xuôi: Kinh cầu tự

- Phong cách nghệ thuật: thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí

⇒ Huy Cận là gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại

II. Đôi nét về tác phẩm Tràng Giang (Huy Cận)

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

2. Bố cục

- Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

- Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

- Phần 3 (khổ 4): cảnh hoàng hôn kì vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại

9 tháng 4 2021

Tham khảo:

Khổ 4

- Mang màu sắc Đường thi khá rõ từ những hình ảnh ước lệ đến cách dùng các thi liệu thơ Đường

   + hình ảnh Lớp lớp mây cao đùn núi bạc lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ chỉ sự hùng vĩ của thiên nhiên nhưng câu thơ của Huy Cận miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng

   + hai câu thơ cuối phảng phất ý vị thơ Thôi Hiệu

- Hình thức ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng cảm xúc lại mang tính hiện đại: cái tôi cô đơn, bơ vơ, rợn ngợp trước cuộc đời

   + hình ảnh Chim nghiêng cánh nhỏ gợi cảm giác chấp chới, rợn ngợp

   + nỗi nhớ nhà dợn dợn trong lòng, đó là nỗi khao khát tìm đến chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống vắng của tác giả

9 tháng 4 2021

1. Tiểu sử -  Con người

- Tố Hữu (1920 - 2002)

- Thời thơ ấu: sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

- Sau đó, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của đất nước, đặc trách mặt trận văn hóa văn nghệ.



 

9 tháng 4 2021

a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

-  Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào tháng 7/1938 nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.

- Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu của Tố Hữu, gồm có  ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” (1937 – 1946).

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca và đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.

c. Bố cục: 3 phần

- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.

- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.

- Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.



 

29 tháng 3 2021

tham khảo

Tác giả

1. Tiểu sử

-  Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí,sinh ra ở Đồng Hới,Quảng Bình.

-  Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.

- Năm 21 tuổi ông vào Sài Gòn lập nghiệp.

-  Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh phong và mất.

2. Sự nghiệp văn học

a. Di sản văn học:

   Tác phẩm chính: "Gái quê", "Thơ điên", "Xuân như ý", "Duyên kì ngộ", "Quần tiên hội",...

b. Phong cách sáng tác

- Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu, chẳng những gợi cho ta niềm thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người.

- Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

    Nằm trong tập “Thơ điên”  sáng tác năm 1938, được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. 

b.Nội dung bài thơ:

    Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về tình yêu và hạnh phúc.

c. Bố cục: 

- Phần 1: Bức tranh thôn Vĩ

- Phần 2: Tâm trạng của nhà thơ



 

29 tháng 3 2021

Hàn Mặc Tử, người con đất Quảng Bình, là một trong những tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yếu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Ông có một khối lượng tác phẩm khổng lồ và thành công nhất có lẽ là bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ". Nằm trong tập “Thơ điên” sáng tác năm 1938, "Đây thôn Vĩ Dạ" được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về tình yêu và hạnh phúc. Qua bài thơ, người đọc không chỉ đồng cảm với thân phận, khát vọng mà còn thấy được tài năng nghệ thuật xuất chúng của tác giả.

 

30 tháng 3 2021

Bạn tham khảo !

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, gắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn cảu bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.