K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Ý tưởng về bức tranh này là lúc ông đến thăm MIkhailovsky - trang viên mà ngày xưa A.X. Pushkin từng về sống trong thời gian nhà thơ bị chính phủ chuyên chế của Nga hoàng thù ghét, trục xuất khỏi Pê-téc-bua vô thời hạn. Khung cảnh thơ mộng tuyệt đẹp nơi đây như còn phảng phất bóng dáng của Pushkin, khơi gợi trong lòng họa sĩ bao suy tư về cuộc sống, về sự cô đơn và nghệ thuật. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

V.E. Páp-cốp là họa sĩ Nga nổi tiếng sau thế kỉ XX, từng tạo ảnh hưởng lớn đối với các họa sĩ cùng thế hệ ở trong nước. Trong tranh ông vẻ đẹp tâm hồn Nga thuần phác đã được diễn tả bằng một bút pháp độc đáo, thoạt nhìn có vẻ khắc khổ nhưng đầy tính biểu cảm và triết lí. 

Mùa thu. Pushkin là bức tranh họa sĩ chưa kịp hoàn thành trước lúc đột ngột ra đi vì một tai nạn bi thảm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đây là bức tranh sơn dầu vẽ trên toan khổ 169x172 cm

Để phá vỡ sự khô cứng và nặng nề thì họa sĩ đã dùng ánh sáng "đầy" cột bên phải lùi ra phía ngoài thêm một chút. Mấy chiếc lá vàng rơi trên sàn cũng góp phần tạo nên ấn tượng: 

+ không gian

+ vòm lá 

+ những dải đồi gò xám xanh 

+ bóng con ngựa trắng 

Gương mặt của Pu-skin nhìn nghiêng, sáng và nổi bật những nét đặc thù trên nền vàng nhạt - xám xanh. 

4 tháng 7 2021

Cái này chị nghĩ phải nhìn nhận qua cả tác phẩm chứ thông qua nhân vật Liên thì rất hẹp á em:

Em tham khảo dàn ý này nhé:

1. Mở bài

- Đi từ lí luận văn học
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Bức tranh cuộc sống phố huyện nghèo khi chiều buông xuống
 

2. Thân bài:

* Khái quát chung:
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: khi tác giả sống ở quê ngoại Cẩm Giàng đã có cơ hội quan sát, thấu hiểu con người nơi đây.
- Xuất xứ: in trong tập: “Nắng trong vườn”
* Phân tích, cảm nhận:

a. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi chiều tàn

- Chợ chiều: hình ảnh + mùi vị:
+ vãn từ lâu, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất
+ mùi âm ẩm bốc lên
+ chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi,...
- Con người:
+ mẹ con chị Tí
+ chị em Liên
+ những đứa trẻ
→ Nghèo khổ, đơn điệu, thưa thớt, lẻ loi
+ Bà cụ Thi điên: nghiện rượu, tiếng cười khanh khách...
→ Tiêu biểu cho kiếp người tàn
⇒ Bức tranh tiêu điều, mỗi người một cảnh nhưng đều giống nhau ở cái nghèo, mệt mỏi, buồn chán

b. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi đêm về:

- Tượng trưng: kiếp người sống chìm khuất
“ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn”
- Nhịp sống, cuộc sống:
+ Mẹ con chị Tí
+ Bác Siêu
+ Gia đình bác Xẩm: chủ yếu sống bằng sự thương hại của người đời
+ Chị em Liên: ngồi chõng, tính tiền hàng,...
→ Nghèo nàn, nhưng cũng đáng trọng và vẫn có niềm khao khát

c. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi chuyến tàu đêm đi qua:

 

Ý nghĩa:
- Là hoạt động cuối cùng của đêm, mạnh mẽ, sôi động, xóa đi sự tịch mịch của phố huyện dù chỉ trong chốc lát.
- Ánh sáng đoàn tàu xóa đi sự mờ ảo, lẻ loi ở phố huyện.
- Chính chuyến tàu đi qua mà Liên thấy rõ hơn sự ngưng đọng, tù túng của cuộc sống đầy bóng tối nghèo nàn của cuộc đời mình và mọi người xung quanh.
* Đánh giá
- Nghệ thuật, nội dung tác phẩm: sử dụng bút phát lãng mạn, thủ pháp tương phản → bức tranh cuộc sống phố huyện

 

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm
- Mở rộng: lí luận văn học.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837):

+ Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế, xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.

+ Ông là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

+ Pu-skin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga ð Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tóm tắt những thông tin chính về một tác giả văn học có tác phẩm được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11. 

- Tóm tắt những thông tin chính của một văn bản được học ở Bài 8 - Cấu trúc của văn bản thông tin.

21 tháng 12 2019

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và luận đề

- Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930 - 1945. Ông sở trường về truyện ngắn. Văn phong của Thạch Lam trong trẻo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và, đằng sau những trang văn tinh tế đầy cảm xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ.
- Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn 1938. Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về.
- Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức tranh nhân thế.

2. Bức tranh cảnh vật lúc chiều tối

- Tác giả chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc một tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần. Bóng tối bắt đầu lan tỏa khắp nơi: trên cái chòi, đám mây và lũy tre làng và bao trùm lên cảnh vật, gợi lên từ âm thanh của “tiếng trống thu không (...) vang ra từng tiếng để gọi buổi chiều”, gợi lên từ màu sắc: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đó là cảnh vật phố huyện nghèo nàn, xơ xác tiêu điều: tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran, cảnh chợ tàn, trên nền đất chỉ còn rác rưởi, một miền đất như đang lụi tàn trong quên lãng.

3. Bức tranh nhân thế

- Trong cảnh xơ xác, tiêu điều ngập đầy dần bóng tối là những cuộc đời đầy bóng tối: Những đứa trẻ nghèo vờ vật trong buổi chiều tàn. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại đội cái chõng tre tàn ra sân ga bày bán với một hy vọng còm cõi như chõng hàng của chị. Bà cụ Thi xuất hiện trong bóng tối và trở về cũng đi lần vào bóng tối... Thấp thoáng sau họ là một bà cụ móm phải cho thuê bớt một gian hàng ọp ẹp, một người cha mất việc. Bao quanh họ là những đồ vật tàn: những tấm phên nứa dán nhật trình, cái chõng sắp gãy...
- Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này qua ngày khác. Nhịp sống lặp đi không thay đổi nói lên cái mòn mỏi, vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng cuộc sống nghèo mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải, nhàm chán.
- Nhưng nhân vật của Thạch Lam dường như “còn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Họ chờ đợi cái gì không rõ, chỉ thấy nỗi lòng thương xót của nhà văn.

4. Nổi bật trong bức tranh phố huyện mù tối ấy là hai đứa trẻ, đặc biệt là cô bé Liên

- Nhân vật Liên trong thời khắc chiều tối gây ấn tượng cho người đọc ở sự nhạy cảm và chiều sâu tâm hồn: Cảnh thiên nhiên trong ánh nắng chiều lăng trầm và u uất làm Liên “buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn”. Liên thương những đứa trẻ nhặt rác ở bãi chợ.
Nhà văn như hóa thân vào nhân vật để day dứt về kiếp sống vô nghĩa, lụi tàn.

5. Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả

- Đây là truyện ngắn giàu chất thơ:
+ Chất thơ tỏa ra từ cảnh vật quê hương: Không gian chiều là không gian quen thuộc, cảnh bình dị nhưng giàu sức gợi. Mùi vị quê hương hiện lên chân thực và thú vị.
+ Chất thơ tỏa ra từ bức tranh đời sống u buồn, hiu hắt.
+ Chất thơ còn tỏa ra trong cách tác giả miêu tả hồn người, tác giả tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Hệ thống lời văn, hình ảnh góp phần làm ngôn ngữ miêu tả của tác phẩm đầy chất thơ

6. Đánh giá

- Đằng sau bức tranh phố huyện, đằng sau những kiếp người mòn mỏi là tư tưởng nhân đạo của tác giả. Đó là lòng yêu nhân ái, nỗi day dứt trước những cuộc đời đơn điệu, nặng nề. Là tâm hồn tinh tế, đồng cảm với nỗi khổ và khát khao ánh sáng của họ.
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả góp phần thành công cho thiên truyện.



31 tháng 8 2023

Tham khảo:

Giống nhau

- Đều là dạng bài nghị luận văn học

- Đều trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật 

- Đều phải dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận

Khác nhau

-  Là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

-  Phải nêu được các nhận xét, ý kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); phải có các luận cứ tiêu biểu xác thực làm cơ sỏ cho luận điểm.

 

- Cần sử dụng phối hợp các thao tác, kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải thích…); nên có những suy nghĩ, những cách trình bày bài mang sắc thái riêng.

- Là  trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Cần phân tích các yếu tố như ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. Để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật

 

- Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về.

- Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép.

- Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.