K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

Nó là câu thành ngữ phê phán những kẻ vong ơn bạc nghĩa với những người đã từng giúp mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nhưng khi người giúp mình gặp khó khăn những kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, thậm chí còn hãm hại ân nhân của mình

Ăn cháo đá bát là một câu thành ngữ rất quen thuộc. Nó có ý nói là phản bội lại những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, phản bội lại những ân nhân của mình. Khi mình gặp khó khăn thì người ta giúp đỡ mình. 

nhớ k mik nha

24 tháng 1 2022

tham khảo

Nó là câu thành ngữ phê phán những kẻ vong ơn bạc nghĩa với những người đã từng giúp mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nhưng khi người giúp mình gặp khó khăn những kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, thậm chí còn hãm hại ân nhân của mình.

24 tháng 1 2022

Tham khảo 

Nó là câu thành ngữ phê phán những kẻ vong ơn bạc nghĩa với những người đã từng giúp mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. Nhưng khi người giúp mình gặp khó khăn những kẻ đó lại ngoảnh mặt đi, thậm chí còn hãm hại ân nhân của mình.

11 tháng 2 2020

1. Biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.

2. Phản bội, vong ân bội nghĩa với những người có công với mình.

3. Việc có lợi cho mình thì đi trước, khó khăn hoặc không có lợi thì đi sau.

4. Bài học con cái phải biết nghe lời bố mẹ.

5. Giữ gìn danh dự, nhân cách trong hoàn cảnh khó khăn.

18 tháng 11 2016

đây là câu tục ngữ bn nhévui

18 tháng 11 2016

thành ngữ

14 tháng 2 2022

Tham khảo

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

Trong kho tàng ca dao tục ngữ khổng lồ của dân tộc ta, em đặc biệt yêu thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu tục ngữ với nghĩa đen chỉ hành động nhớ ơn người trồng cây, chăm bón cho cây để có quả ngọt mà ta được ăn ngày hôm nay. Từ đó, mở rộng hơn đến nghĩa bóng, chỉ những hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng, luôn nhớ đến những người đã giúp đỡ, đã hi sinh, đã giúp đỡ ta trong cuộc sống.

Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta gìn giữ và phát huy suốt bao thế hệ. Điều đó thể hiện qua từng hành động trong cuộc sống hằng ngày. Từ ngày còn tấm bé, ta đã được ông bà, bố mẹ dạy rằng phải biết khoanh tay cảm ơn rồi nhận bằng hai tay khi được cho quà. Lớn hơn nữa, được dạy phải biết cảm ơn, kính trọng các cô, các bác đã làm ra hạt gạo, tấm áo, dọn dẹp vệ sinh trường học để mình được ấm no, sạch sẽ. Những bài học về lòng biết ơn được lồng ghép trong những bài học, những câu chuyện, khiến cho truyền thống nhớ ơn ấy cứ ngấm dần trong tiềm thức của mọi người. Điều đó minh chứng, qua những đài tưởng niệm, những ngày lễ tôn vinh những người có công cống hiến cho đất nước, xã hội. Và rõ nét nhất, chính là tập tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều giá trị cũng đã dần bị thay đổi. Nhưng nét truyền thống tốt đẹp “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ấy thì vẫn còn vẹn nguyên trong tâm khảm của những người dân Việt.

Uống nước nhớ nguồn

 

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp được gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở con người về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ được hiểu theo hai nét nghĩa. Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Về nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.

Bất kì thành quả nào chúng ta được hưởng ngày hôm nay đều được tạo ra từ công sức của rất nhiều người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải biết trân trọng, ghi nhớ công lao của họ. Dân tộc Việt Nam vốn trọng ơn nghĩa. Để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này.

Nhưng hiện nay, không ít người, đặc biệt là những bạn trẻ có lối sống vô ơn. Điều đó thật sự đáng lên án, tránh xa. Đối với học sinh cần - chủ nhân của đất nước hôm nay cần phải ghi nhớ câu tục ngữ trên. Chúng ta cần biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô… - những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng hay dạy dỗ trong cuộc đời.

Có thể khẳng định câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Tấm lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn sẽ giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn.

  
18 tháng 9 2016

bài j z bn

ns rõ đi mik làm cho ak

18 tháng 9 2016

bài trên đấy bạn khocroi

4 tháng 10 2016

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

4 tháng 10 2016

Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

20 tháng 5 2021


Gạo thơm Nàng Quốc em nuôi mẹ già
-Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về.
-Ai về Gia Định thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.
 “Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”Chèo ghe sợ sấu cắn chưng
Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ m Hết gạo thì có Đồng Nai

Hết củi thì có Tân Sài chở vô-Gạo Cần Đước, nước Đồng NaiAi về xin nhớ cho ai theo cùng.- Cám ơn hạt lúa nàng co Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng-Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăa Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
-Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cám ơn hạt lúa nàng co
 Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
-Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

20 tháng 5 2021

3### bài TK 

10 tháng 5 2022

refer 

 

Lòng biết ơn chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm nay. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

 

Ông cha ta đã để lại rất nhiều “trái ngọt” cho con cháu. Tất cả đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hy sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.