K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

THAM KHẢO NHÉ

Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những liên tưởng thú vị. Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em bé đẹp như hoa vậy. Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó là một ngôi trường hoa trong lòng đất. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng. Trong những dòng thơ kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này. 

ĐỪNG CÓ SAO CHÉP BÀI  VĂN NÀY THÀNH BÀI VĂN CỦA MK NHAA

21 tháng 2 2016

hơi khó đấy lolang

7 tháng 2 2020

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và cũng là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều bài thơ hay ca ngợi đất nước và con người Việt Nam. Nước non ngàn dặm là một trong số những bài thơ đó.

...Con thuyền rời bển sang Hiên

Xuôi dòng sông Cái, ngược triều sông Bung

Chập chùng, thác Lửa., thác Chông

Thác Dài, thác Khó, tlìác Ông, thác Bà.

Thác, bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời...

(Trích Nước non ngàn dặm)


Đoạn thơ đã gợi lên hình ảnh đất nước ta có nhiều sông suối, lắm thác nhiều ghềnh, ấn tượng mạnh mẽ nhất là thác. Sao mà nhiều thác thế! Gắn với nhan đề của bài thơ là Nước non ngàn dặm một suy nghĩ đã nảy sinh- Sau những lớp thác kia, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì tới người đọc? Phải chăng đó là những bước đi đầy chông gai, gian khổ nôi nhau liên tiếp của dân tộc ta để có được non nước như ngày hôm nay. Đoạn trích là hành trình của một con thuyền trên ngàn dặm nước non. Mở đầu là hai câu thơ:

Con thuyền rời bến sang Hiền
Xuôi dòng sông Cái, ngược dòng sông Bung.

Hình ảnh con thuyền bắt đầu rời bến ra đi nhẹ nhàng thong thả trên những đoạn sông hiền hoà, êm ả, chẳng mấy chốc cập bến dễ dàng: Rời bến sang Hiên. Rồi tiếp tục cuộc hành trình Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung. Thuyền xuôi, thuyền ngược là hoạt động bình thường trên sông nước. Từ xuôi gợi sự thuận lợi cho hành trình của con thuyền, còn từ ngược lại bắt đầu gợi lên sự khó khăn trong hành trình. Thuvền bắt đầu gặp thác, không phải là một thác mà là rất nhiều thác. Điệp từ thác xuất hiện tới tám lần trong đoạn thơ ngắn cùng với biện pháp liệt kê tèn thác, cách ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2 đã tạo lên cảm giác thác trải dài liên tiếp, hết thác nọ đến thác quả là 1 khó khăn gian khổ!

Con thuyền vượt thác hôt sức khó khăn: Lúc chồm lên, lúc ngụp xuống, vượt hết thác này lại có thác khác xuất hiện trước mặt. Từ láy chập chùng giúp ta hình dung cảnh con thuyền vượt thác quả là một khó khăn gian khổ!

Chập chùng, thác Lửa, thác chông,

Thác Dài, thác Khó, thác Ông thác bà

Tên thác nghe rất tự nhiên, thác “Lửa”, “Chỏng”, “Dài”, “Khó”, bốn tính từ được dùng liên tiếp tưởng chừng như “chướng ngại vật” ngăn cản cuộc hành trình của con thuyền. Lại còn “thác Ông, thác Bà”, “Ông, Bà” là trị vì cao nhất trong thứ bậc của một gia đình. Có lẽ trong câu thơ này, nhà thơ sử dụng với ý nghĩa là những con thác cao nhất mà thuyền phải vượt qua. Thật thú vị với cách “dùng từ” của tác giả.

Thác, bao nhiều thác củng qua

Câu thơ sáu tiếng bỗng ngắt nhịp bất thường 1/3/2 làm cho nhịp thơ 2/2 cũng như bị “khựng” lại, chặn đứng sự “tuôn trào” nối tiếp của thác. Từ thác được tách riêng đứng ở đầu câu thơ như một câu hỏi thách thức với thiên nhiên của con thuyền! Tiếp theo là câu trả lời như khẳng định bao nhiêu thác cũng qua. Nhịp thơ lại dàn trải ở câu thơ cuối:

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

Vượt qua hết đoạn thác ghềnh, ra đến khúc sông mênh mông, hiền hoà, con thuyền lại “thênh thênh” xuôi dòng để thưởng ngoạn cảnh đẹp của non sông đất nước.

Hành trình của con thuyền vượt thác chính là hành trình của dân tộc ta vượt qua những chặng đường chông gai, đầy gian khổ. Hình ảnh con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho con thuyền cách mạng của dân tộc. Người cầm lái vĩ đại là Bác Hồ kính yêu đã đưa cách mạng qua bao thử thách gian lao. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh thác Lửa để tượng trưng cho khói lửa nóng bỏng của các cuộc chiến tranh, thác Chông tượng trưng cho những chông gai trong hành trình của cách mạng, thác Dài, thác Khó là sự trường kì vượt khó khăn của cả dân tộc Việt Nam để rồi vượt tới đỉnh cao là giải phóng dân tộc mang lại độc lập tự do cho đất nước. Chiếc thuyền cách mạng đã cập bến vinh quang. Cả nước non chìm ngập trong niềm vui thống nhất.

ý thơ là thế, nhà thơ đã không dùng thênh thênh là chiếc thuyền ta xuôi dòng bởi xuôi dòng thì chỉ diễn tả đơn thuần một ý là con thuyền “thực” sau khi đã vượt qua thác dữ. Còn thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời, từ “trên đời” mới bao hàm ý nghĩa lớn lao: Con thuyền đã mang lại tự do cho đời.

Tố Hữu đã theo sát từng bước đi thăng trầm của lịch sử mới viết được những trang thơ hay và giàu ý nghĩa đến như vậy! Chỉ sáu câu thơ thôi mà nhà thơ đã dẫn ta đi đến “ngàn dặm” của đất nước. Làm ta thêm tự hào và yêu Tổ quốc hơn.

3 tháng 11 2019

môn gì

bó tay . môn gì vậy

11 tháng 11 2021

THAM KHẢO

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa gợi cho người đọc ấn tượng sâu sắc về cô bé Hiên. Hiên sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày nên không có tiền may áo ấm cho con. Cô bé chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc sẽ cảm thấy xót xa cho bé Hiên. Nhưng cô bé không cô đơn, mà nhận được tình yêu thương của chị em Sơn. Lan và Sơn đã quyết định đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Chiếc áo mà Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm. Hiên hiện lên là một cô bé đáng thương, nhưng em không bất hạnh. Vì Hiên luôn có tình yêu thương của người mẹ tảo tần, và cả tình yêu thương của chị em Sơn.

11 tháng 11 2021

Thiếu in đậm ở Tham khảo

21 tháng 11 2017

  Biển trời lấp lánh từng cánh hải âu

Dập dờn sóng nước thuyền ơi lướt mau

 Bay đi xa đi xa hãy vút lên những cánh chim 

 Yêu quê hương bao la ánh nắng tươi thắm chan hòa

 Tay trong tay bên nhau ta cùng hòa ca

 Tay trong tay bên nhau ta cùng hòa ca

16 tháng 12 2017

google đi chế

Khi tôi ra đời chỉ được gọi là một tập giấy và sau khi người ta in chử lên người tôi thì họ gọi tôi là một cuốn sách, có hàng trăm cuốn sách như tôi được xếp thành từng chồng cao. Trời tối, chúng tôi được chuyển đến nhà sách, nơi mà có rất nhiều người mang hình dáng như tôi cũng đang tập trung ở đó. Người thì có cái áo sặc sở, người thì đơn giản, bình dị mặc một chiếc áo có in hình một bức tranh thủy mặc, có mấy quyển sách đang tuổi thanh niên vô tư nói cười, trêu ghẹo nhau. Họ thậm chí còn trêu ghẹo cả những cụ sách già, mái đầu bám đầy bụi, vận những chiếc áo cũ nát. Họ chê các cụ ấy đã lỗi thời với nội dung vễ những điều xưa cũ trong khi con người hiện nay yêu mến họ vì nội dung đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Các cụ ấy chỉ ôn tồn mà bảo rằng chừng nào con ngừoi còn nhớ về lịch sử thì họ còn tìm đến chúng tôi. họ phá lên cười cho xong chuyện. 
Bây giờ người ta xếp chúng tôi lên với những anh thanh niên ban nãy và tôi nghe trong số những người bạn của mình bảo là hi vọng mình sẽ không ở lại đây với mấy ông già lẩm cẩm ấy và rồi tôi l 
kịp nhận ra mình phải xếp háng sau lưng rất nhiều người. 
Sáng hôm sau, khi nhà sách còn chưa mở mọi ngừoi đã đứng chờ rất đông để đón chúng tôi về nhà và khi của mở họ ùa vào như ong vỡ tổ từng ngừoi từng người trong số chúng tôi được họ mang đi, họ thích thú và reo hò còn những người bạn của tôi thì đắc chí. Tôi có liếc nhìn mấy cụ sách tối qua, họ trầm nhâm cùng với một vài người khách, những người khách đó cầm họ lên liếc qua rồi nén họ lại vào giá. Đến tối, khách vẫn còn đông cho đến khi đóng của, có lẽ do tôi nằm sâu quá nên chưa đến lượt đành phải đợi ngày mai ngày kia, tôi nghỉ thế. Thế rồi những ngày sau đó tôi vẫn nằm lại trên giá bởi ngừoi ta cứ chêm thêm sách vào những chổ vừa được lấy đi.Tôi bắt đầu thất vọng và đến ngày thứ năm tôi đã không còn hi vọng mình sẽ được mang đi nữa, tôi bắt đầu chú ý hơn về những cau chuyện ngừoi ta kể cho nhau nghe để quên đi cái buồn vì bị bỏ rơi. 
Họ kể về những ngày họ còn trẻ, ngừoi ta cũng háo hức chờ đợi họ, yêu quý họ nhưng ngày tháng qua đi khi những quyến sách trẻ trung hơn đựoc chuyển tới tất cả họ bị dẹp sang một bên và không ai ngó ngàng tới. lại có những ngừoi kể về mấy cụ già chỉ ngồi một chổ, buồn rầu, ngừoi bám đầy bụi và đêm nghe tiếng họ khóc vì bị những con chuột hành hạ và họ kết thúc cuộc đời bằng việc bị nén vào sọt rác. một số ngừoi khác còn kể về chuyện có mấy cậu sách vừa tới đã không ai mua, họ bị nhạo bám và hất hủi. 
Tôi bắt đàu thấy lo, lo cho cuộc đời mình sẽ không biết ra sao vì đã qua mất thời kì sung sức đỉnh cao. Ngày thứ sáu tới, nắng vàng hắt nhẹ, khách không còn nhộn nhịp như mấy ngày trước có lẽ họ đã chán và bắt đầu tìm đến niềm vui mới. tôi mới hiểu đựoc rằng số phận của những quyển sách thật bấp bênh chìm nổi theo trào lưu không bao giờ ngừng lại của con người. có lẽ tôi sẽ mãi mãi ở lại đây, chịu bị những con chuột hành hạ từng trang giấy và chết khi bị vất vào sọt rác. Người ta sẽ lại nâng tôi lên tay đọc lấy vài trang và nén lại vào giá, khi những quyển sách mới đến, chúng tôi lại bị dẹp qua một bên và chịu sự nhạo báng của chúng. Những quyển sách như chúng tôi chẳng thể nào biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

1 tháng 3 2016

mk học nè giở rồi

1 tháng 3 2016

. Pạn trả lời hộ mk vs

21 tháng 7 2019

Sgk cũ: chào bạn
Sgk mới : chào bạn
Sgk cũ:bạn ăn cơm chưa?
Sgk mới:Chưa.Còn bạn?
Sgk cũ:Rồi.Còn bạn?
........................sau đó............à mà không có sau đó nữa

21 tháng 7 2019

Trưa hè êm ả, gió nam lồng lộng thổi. Tiếng chim sâu ríu rít trong vòm lá ngoài vườn. Theo nhịp võng đều đều kẽo kẹt, em lơ mơ rồi chìm dần vào giấc ngủ êm đềm. Bỗng em nghe thấy tiếng thút thít khe khẽ, văng vẳng đâu đây. Em đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức cùng với tập Tiếng Việt 6 mà em mới mua trên mặt bàn học kê ở góc nhà.

 - Làm sao mà khóc ? Có chuyện gì buồn nói cho chị nghe nào ! Chị có thể giúp gì em chăng ?

   Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể :

   - Em buồn lắm chị ơi ! Chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em ... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chị chẳng biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì ... em đâu có được gặp lại chị ...

 Em liền tò mò tiến gần lại nghe ngóng,chợt nhớ ra rằng sau khi thi xong, em vứt mấy cuốn sách lên nóc tủ, trong đó có cuốn Tiếng Việt này. Chắc là do em quá tay nên nó rơi xuống đất. Từ hôm ấy, em không quan tâm đến chuyện đó nữa mà thanh thản hưởng một mùa hè vui vẻ. Sách lớp 6 trả lời, an ủi:

- Đừng lo, cô chủ sẽ lại chăm sóc em thôi mà, chắc do cô ấy bất cẩn thôi.

Cuốn sách lại tiếp tục than thở :

   - Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem ! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm chị ạ ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường chị với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các anh chị trong học tập. Khi được về với chị Thùy Chi, em vui lắm. Em được chị ấy giữ gìn, nâng niu. Chị Thùy Chi mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, chị nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, chị  đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Chúng em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Chị Chi được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi.

 Sách lớp 6 gật đầu, thông cảm, nhẹ nhàng nói:

- Rồi năm học mới sẽ lại bắt đầu thôi!. Chị cũng sẽ đồng hành tiếp tục với chị Chi với những người bạn mới. Cảm ơn em vì đã sát cánh bên chị Chi suốt năm học vừa qua, giúp đỡ chị ấy trở thành con người giỏi giang, chăm ngoan. 

 Em vô cùng xúc động, liền tiến gần tới bàn học, vuốt ve tập sách cũ, bọc lại gọn gàng và để trên giá sách.