K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

vậy bạn trả lời giùm mk câu:

Cản nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ

1 tháng 12 2017

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

+ Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+ Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

+ Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

câu 5 thì................mk chịu thoi hà

21 tháng 11 2016

1) Khổ thơ nói về tình bà cháu thắm thiết , những kỉ niệm của hai bà cháu đã khắc sâu vào tâm trí , bài thơ được viết ra trong cảm xúc buồn , muốn quay về những ngày ấu thơ bên cạnh bà .

* Chia sẻ kỉ niệm : tự viết theo cảm xúc của mk

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành -động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

- Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

+ Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

+ Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

- Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Chúc bn hc tốt !

20 tháng 11 2016

1: Khổ thơ nói về tình cảm yêu thương vô bờ bến của 2 bà cháu, đó là những kỷ niệm sâu sắc như khắc sâu trong lòg 2 bà cháu

2: Kỷ niệm thì bạn phải lấy từ đởi sống thật của mk, mk k pải là bn nên k thể giúp vể vấn đề này ^^

 

5 tháng 1 2022

giúp mình với mình đang cần gấp. Mik tik cho

 

30 tháng 11 2021

câu này trả lời kiểu gì

22 tháng 12 2019

mk ko bt

Ko biết thì trả lời làm gì bạn.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo (dàn ý)

Điệp ngữ ''Tiếng gà trưa":

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

 

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-phan-tich-diep-ngu-tieng-ga-trua-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-faq333273.html

24 tháng 1 2022

Em tham khảo:

       Trong suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, điệp ngữ “Tiếng gà trưa” được lặp lại đến năm lần trở thành điểm nhấn, thành điệp khúc xôn xao xuyên suốt bài thơ. Sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc: “Ổ rơm tròn những trứng”. “Tiếng bà hay mắng”…. Như vậy, điệp ngữ này đã giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. Chẳng những vậy, bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ba tiếng “Tiếng gà trưa” luôn được tách riêng thành một dòng thơ độc lập. Ba tiếng ấy như mô phỏng theo tiếng gà gáy “Ò ó o” vô cùng quen thuộc. Nó khiến cầu thơ trở nên sinh động và gần gũi biết bao.

18 tháng 11 2019

Có thể tham khảo dựa trên các ý sau:

- Bài thơ viết về một loại âm thanh quen thuộc, bình dị trên quê hương, đất nước ta, nhưng đã thể hiện những suy nghĩ sâu sắc, những cảm xúc thật cao đẹp của nữ sĩ Xuân Quỳnh. "Tiếng gà trưa" đã gọi về những kỉ niệm của tuổi thơ thơ mộng và tình bà cháu đậm đà thắm thiết. Những tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu nước và nhắc nhở chúng ta thần thần, trách nhiệm đối với đất nước.

- Tiếng gà trưa gợi nhắc thứ tình cảm thiêng liêng: tình bà cháu. Trong tiếng gà trưa là tiếng mắng yêu của bà, là nỗi lo lắng rất đỗi hồn nhiên, ngây thơ của cháu. Trong tiếng gà trưa là hình ảnh bà khum tay, nâng niu, chắt chiu từng quả trứng. Tiếng gả còn gợi nhớ về những lo lắng, những trông mong của bà để cháu có được bộ quần áo mới. Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà vui tươi ấy. Qua đó, ta thấy được hình ảnh một người bà vất vả, tần tảo và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Bà nâng niu từng quả trứng, không chỉ là nâng niu, trân trọng thành quả lao động của mình mà còn là nâng niu từng ước mơ về hạnh phúc đơn sơ của đứa cháu thân yêu. Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu. 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Cháu chiến đấu hôm nay”Câu 1: Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản? Câu 3: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Cháu chiến đấu hôm nay”

Câu 1: Hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản?

 

Câu 3: Em hiểu thế nào là điệp ngữ? Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trên.

 Câu 4: Vì sao người cháu có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “Vì tiếng gà cục tác. Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Câu 5: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ.

Câu 6: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản

1
4 tháng 12 2021

1. Thơ em lại tự xem trong SGK nhé!

2. 

Em tham khảo:

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

3. Khái niệm điệp ngữ em cũng tự xem lại nhé!Em tham khảo:

 Biện pháp tu từ: điệp ngữ "Vì" và liệt kê những hình ảnh "tình yêu tổ quốc, xóm làng thân thuộc, bà, tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"

Tác dụng: nhấn mạnh những mục đích và động lực để người lính vững chắc tay súng bảo vệ tổ quốc, đó là tình yêu tổ quốc, tình yêu xóm làng, tình yêu bà, tình yêu đối với những kỷ niệm tuổi thơ. Nhờ những biện pháp tu từ này mà động lực chiến đấu của người lính hiện lên vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.

4. Vì người cháu chiến đấu vì bà, vì tuổi thơ cùng với bà

5. 

Em tham khảo:

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mớiBà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

6. 

Em tham khảo:

Nội dung

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực

- Sử dụng điệp từ

28 tháng 11 2016

Chụp đi bạn

28 tháng 11 2016

bạn k có sách à