K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

vậy bạn trả lời giùm mk câu:

Cản nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ

1 tháng 12 2017

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

+ Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+ Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

+ Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

câu 5 thì................mk chịu thoi hà

21 tháng 11 2016

1) Khổ thơ nói về tình bà cháu thắm thiết , những kỉ niệm của hai bà cháu đã khắc sâu vào tâm trí , bài thơ được viết ra trong cảm xúc buồn , muốn quay về những ngày ấu thơ bên cạnh bà .

* Chia sẻ kỉ niệm : tự viết theo cảm xúc của mk

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành -động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

- Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

+ Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

+ Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

- Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Chúc bn hc tốt !

20 tháng 11 2016

1: Khổ thơ nói về tình cảm yêu thương vô bờ bến của 2 bà cháu, đó là những kỷ niệm sâu sắc như khắc sâu trong lòg 2 bà cháu

2: Kỷ niệm thì bạn phải lấy từ đởi sống thật của mk, mk k pải là bn nên k thể giúp vể vấn đề này ^^

 

20 tháng 11 2016

batngo

20 tháng 11 2016

gì đâu mà ngạc nhiên dữlolang

2 tháng 6 2019

tech12h.com ( mik nghĩ thế ) 

~ Hok tốt , nhớ tk mik nha ~
#BigHit

2 tháng 6 2019

Bạn lên google bấm là :

Trang wed giải sách ngữ văn VNEN 7 tập 1 là có mà.

Bên máy mk bấm vậy là nó ra đó.

Chúc bạn sớm tìm được trang wed nha !

19 tháng 12 2016

1/ -Hình ảnh: mưa riêu riêu, gió lành lạnh

-Âm thanh: có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng tiếng trống chèo, có những câu hát huê tình

Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.

Đó còn là không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đcầm âm yêu thương, trên kính dưới nhường

2/ -Mưa xuân làm con người phát điên, ngồi yên không chịu được

-Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc loài nai. Như mầm non cây cối trồi ra thành những chiếc lá li ti

-Tim người dường như trẻ ra

-Như những con vật nằm trốn rét thấy nắng ấm bò ra nhảy nho1ty kiếm ăn

-Người thèm khát được yêu thương

Em đồng cảm với tác giả khi cảm nhận về mùa xuân

3/ Nỗi niềm nhớ thương da diết về quê hương, gia đình, mong thống nhất đất nước, những tình cảm ấy thể hiện qua nỗi nhớ thiên nhiên, phố xá, và cuộc sống hàng ngày của Hà Nội.

Không chắc đâu nhé!!^^

19 tháng 12 2016

hay thật

7 tháng 12 2016

Bạn tham khảo nhé

Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo , chân thực của mình.
Mở đầu bài thơ :

"Trên đường hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"

Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ .những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.

"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."

Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ . Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó, cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ, xúc động: lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng, nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháu "cưng" của bà thôi! Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi, vừa lo lắng, vừa sợ sệt. Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!

"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"

Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ , ngoài kỉ niệm trên, anh làm sao có thể quên được sự thương yêu , đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng. Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối. Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân. Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá

"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"

Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc , bảo vệ quê hương, bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :

"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"

Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu". Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc, quê hương. Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp.

10 tháng 4 2021

        “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

10 tháng 4 2021

nhưng chỉ ở bài tiếng gà trư mà bn

gianroi