K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2022

câu văn " vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại " khẳng định một điều rằng khi con người gặp phải những sự thất bại trong cuộc sống thì sẽ giúp con người ta mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn. Vì vậy, những sự thất bại đã giúp con người ta đứng lên và tiếp tục tiến đến thành công trong cuộc sống. Còn những người chưa nếm mùi vị thất bại, bỏ cuộc giữa chừng thì chính là kẻ thất bại. Hãy học cách đứng trước khó khăn thì phải chấp nhận và cố gắng vượt qua , không bao giờ bỏ cuộc , học hỏi từ những lần vấp ngã và đi tới thành công.

8 tháng 4 2021

 Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn . Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút.

8 tháng 4 2021

- Bếp lửa là một hình ảnh đầy sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, nó vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ.

+ Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn .Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hy vọng cho cháu con, cho mọi người.

+ Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

+ Với ý nghĩa như vậy, “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc…

Nguồn internet

24 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì dù sách có hay, có bổ ích cũng chẳng thu được điều gì có giá trị. Từ đó người đọc nhận thức được không nên đọc sách qua loa.

16 tháng 6 2021

Tham khảo:

Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của nhà văn Mác-két được trích từ bài tham luận của ông trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới. Theo em, đây chính là một văn bản chính luận xuất sắc về vấn đề chạy đua vũ trang trên khắp thế giới. Về nội dung, tác giả không chỉ khẳng định được những hậu quả, tác hại và mặt trái của việc chạy đua vũ trang trên khắp thế giới mà còn nêu lên được hiện trạng chạy đua vũ trang trên khắp thế giới hiện nay. Đó là một vấn nạn đe dọa đến sự hòa bình, an ninh thế giới, đe dọa đến sự diệt vong của toàn bộ sự sống trên trái đất và còn gây tốn kém khủng khiếp cho nhân loại toàn thế giới. Từ đó, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi ngừng chạy đua vũ trang trên thế giới. Về nghệ thuật, giọng điệu của văn bản không chỉ tạo ra được sự thuyết phục tuyệt đối mà còn đưa ra được những dẫn chứng, con số ấn tượng, cực kì thuyết phục cho sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang. Những dẫn chứng được tác giả đưa ra cũng vô cùng thuyết phục người đọc. Sau khi đọc xong văn bản, em có cái nhìn nhận hoàn toàn khác về vấn đề chạy đua vũ trang quân sự trên thế giới. Đó thực sự là một vấn nạn của toàn cầu, đe dọa đến sự sống còn của loài người và trái đất. Và thực sự đau xót biết nhường nào khi trong khi vẫn còn biết bao con người đang khổ sở với cơm ăn áo mực thì việc đầu tư cho vũ khí vẫn được đầu tư mạnh mẽ. Tóm lại, văn bản là một văn bản chính luận đặc sắc trình bày về hậu quả việc chạy đua vũ trang trên khắp thế giới hiện nay, cũng như kêu gọi việc đấu tranh vì nền hòa bình của thế giới.

16 tháng 6 2021

nêu suy nghĩ về tình hình an ninh thế giới?

6 tháng 12 2021

Ai giúp em với

17 tháng 8 2016

MÌNH TÌM ĐƯỢC MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TÊN KHÁC NHAU CỦA TRUYỆN KIỀU. CÁC BẠN THAM KHẢO NHÉ !

Truyện Kiều lúc đầu được Nguyễn Du đặt tên là Đoạn trường Tân Thanh, nghĩa là: Tiếng nói mới đứt ruột. Được viết dựa vào một tác phẩm cổ của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh. Nội dung của Kim Vân Kiều truyện bắt nguồn từ một câu chuyện có thật xảy ra từ thời nhà Minh. Tại vùng quê phía Đông Trung Quốc, một toán cướp biển do Từ Hải cầm đầu thường xuyên đánh phá vùng Giang Đông. Triều đình cử quan Tổng Đốc Hồ Tôn Hiến cầm quân đánh dẹp toán giặc biển này. Câu chuyện được Mao Khôn, một người trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại trong sách: Ký tiểu trừ Từ Hải bản mật. Câu chuyện này về sau được nhiều người viết đi viết lại. Đới Sĩ Lâm viết: Lý Thuý Kiều truyện; Dư Hoài viết: Vương Thuý Kiều truyện; Trần Thụ Cơ viết: Hồ Thiếu Bảo bình nguy tấu tích; Mộng Giác Đạo Nhân viết: Từ tạ Từ Hải Nghĩa…

 

Nhìn chung, những tác phẩm này tình tiết có thay đổi ít nhiều so với sách của Mao Khôn. Nhưng tuyến chính của câu chuyện là mối quan hệ giữa Thuý Kiều và Từ Hải. Thuý Kiều là một kỹ nữ thông minh, xinh đẹp, lại có tài đàn hay, thơ giỏi. Từ Hải khi đánh phá vùng Giang Nam bắt được nàng, Từ Hải hết lòng yêu mến Thuý Kiều, về sau Thuý Kiều bị Hồ Tôn Hiến mua chuộc để dụ Từ Hải ra hàng.

Kết quả Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến giết, Thuý Kiều bị bắt. Trong tiệc mừng công, Thuý Kiều phải đánh đàn hầu hạ Hồ Tôn Hiến. Sau đó Hồ Tôn Hiến gả nàng cho một tên Tù trưởng người dân tộc thiểu số, Thuý Kiều đau khổ, nhục nhã nhảy xuống sông tự tử.

Câu chuyện này về cuối đời Minh, Thanh Tâm Tài Nhân viết lại một lần nữa, lần này câu chuyện được viết công phu hơn. Tác phẩm không còn là một câu chuyện ngắn đơn giản nữa mà trở thành một tiểu thuyết chương hồi. Toàn bộ tác phẩm chia làm 24 hồi. Đầu mỗi hồi có hai câu thơ tóm tắt đại ý, với một đoạn phê phán theo kiểu văn bạch thoại. Thỉnh thoảng xen vào những đoạn văn đàm luận. Kim Vân Kiều truyện có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, lối miêu tả quá tỉ mỉ, vụn vặt dài dòng. Đặc biệt trong Kim Vân Kiều truyện quan hệ giữa Thuý Kiều và Từ Hải không phải là tuyến chính, mà tuyến chính là 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều. Kết thúc tác phẩm không phải là Kiều tự tử trên sông Tiền Đường, mà còn có đoạn Kiều được vớt lên, được cứu sống về sau đoàn tụ với Kim Trọng.

Ở Trung Quốc, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không phải là một tác phẩm văn học cổ xuất sắc, không được mọi người ưa chuộng như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chỉ khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời, được nhân dân ta yêu thích và thế giới ca ngợi thì ở Trung Quốc mới quan tâm tới tác phẩm Kim Vân Kiều truyện.

Truyện Kiều của Nguyễn Du không chia bằng hồi, nhưng bố cục vẫn theo Kim Vân Kiều truyện. Ông chỉ bớt đi những chi tiết rườm rà, những câu văn dài dòng, vô ích, các bài thơ cũng bớt. Nguyễn Du chỉ lấy ý tứ và một số hình ảnh tiêu biểu nhất đem diễn tả bằng thơ lục bát với 3.254 câu.

Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu cho rằng: Nguyễn Du chọn đề tài Kim Vân Kiều truyện là vì ông thấy số phận của Thuý Kiều có phần giống cảnh ngộ của ông. Thuý Kiều vì gia biến mà phải bán mình chuộc cha, đem thân làm vợ người khác nên không trọn lời nguyền với Kim Trọng. Nguyễn Du mượn cảnh đó để nói lên nỗi lòng của mình, vì vận nước thay đổi mà phải đem thân làm bề tôi cho một triều đại khác nên không trọn đạo trung quân với nhà Lê. Mặt khác, ông cũng không thể đưa thực trạng xấu xa của xã hội phong kiến Việt Nam vào trong tác phẩm của mình. Vì vậy, ông mượn câu chuyện của Trung Quốc để viết là để tranh khỏi bị triều đình nhà Nguyễn bắt tội.

Về vấn đề Truyện Kiều được Nguyễn Du viết vào thời điểm nào? Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra các luận cứ thuyết phục. Tháng 2 năm 1943, trên báo Thanh Nghị, cụ Hoàng Xuân Hãn căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện, cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào khoàng thời gian 1814-1820. Học giả Đào Duy Anh thì phủ nhận ý kiến ấy. Trong bài Nguyễn Du viết đoạn trường Tân Thanh vào lúc nào?, ông cho rằng chỉ căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện thì không hoàn toàn chính xác. Đào Duy Anh dựa vào Nguyễn Văn Thắng (bạn cùng thời với Nguyễn Du) tác giả của Kim Vân Kiều án, có nói Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đã lưu hành rộng rãi ở nước ta từ trước. Trong lời tựa Kim Vân Kiều án, Nguyễn Văn Thắng dùng chức quan Hữu Tham Tri Bộ Lễ để chỉ Nguyễn Du. Theo Đào Duy Anh điều đó chứng tỏ Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào lúc ông giữ chức Quan Đông Các, tức là từ năm 1805-1809.

Nhìn chung từ trước tới nay các nhà nghiên cứu Truyện Kiều mỗi người đưa ra một thời điểm khác nhau. Người này phủ nhận ý kiến người kia và cố chứng minh cho quan điểm của mình là đúng. Nhưng tựu trung lại đều thống nhất có ba thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều:

– Sau khi đi sứ Trung quốc về (sau 1813);

– Những năm làm quan cho nhà Nguyễn (từ 1802-1809);

– Những năm về sống ẩn dật tại quê nhà (1796-1802)

Ngoài ra, một ý kiến cho rằng: Nguyễn Du viết Truyện Kiều trong thời gian sống ở quê vợ tại Thái Bình (1786-1796).

Truyện Kiều của Nguyễn Du viết xong được khắc in ngay. Tương truyền, sau khi viết xong, Nguyễn Du đưa bản thảo cho Phạm Quý Thích xem. Phạm Quý Thích có chữa một số chữ trong bản thảo của Nguyễn Du, rồi viết lời tựa đưa in. Đổi tên sách Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du thành Kim Vân Kiều Tân truyện. Bản này về sau gọi là bản phường (In ở phường Hàng Gai, Hà Nội). Sau này vua Tự Đức nhà Nguyễn rất thích Truyện Kiều đã sửa chữa một số chữ và cho khắc in, dân ta quen gọi là bản Kinh (In ở Kinh Đô Huế). Cả hai bản này về sau được in đi in lại nhiều lần bằng chữ Nôm. Khi chữ Quốc ngữ ra đời lại được dịch ra Quốc ngữ, số lần in lại càng nhiều hơn. Bản Quốc ngữ đầu tiên là của Trương Vĩnh Ký in năm1875

21 tháng 2 2018

Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ thể hiện sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhiều nhà thơ viết về mùa xuân với nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu).

Bài thơ này, mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát khao, ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, làm đẹp cho đời