K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2018

Bài thơ về Hà Nội :

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao...

(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)

26 tháng 10 2023

cảm nghĩ của em là...

:))))))))

1 tháng 6 2019

Những tác giả người Hà Nội và những tác phẩm viết về Hà Nội :

- Tác giả : Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Thế Lữ, Nguyễn Huy Thiệp, Vũ Bằng...

- Tác phẩm : Hà Nội trong cơn lốc (Vũ Bằng), Hà Nội và hai ta (Thơ, Tế Hanh), Chuyện cũ Hà Nội (truyện tư liệu, Tô Hoài), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (bút ký, Nguyễn Tuân)...

9 tháng 7 2019

Một số tác phẩm viết về Hà Nội : Hà Nội phố (thơ, Phan Vũ), Thú ăn chơi người Hà Nội (Băng Sơn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng),...

26 tháng 10 2019

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

b. Thân đoạn:

- Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

c. Kết đoạn:

- Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

NK
27 tháng 12 2020

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Ánh trăng ở khổ cuối bài thơ

2. Thân bài

- Hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh

- Hình ảnh vầng trăng đã chuyển thành ánh trăng. Ánh trăng soi rọi vào quá khứ, vào những tháng ngày mà con người vẫn còn gắn bó với trăng để từ đó đánh thức lương tâm con người.

- Trăng không trách mắng, trăng chỉ lặng im, một cái lặng im đáng sợ hơn cả lời nói. Sự lặng im ấy biểu thị cho sự nghiêm khắc của quá khứ.

- Hai chữ " giật mình" thể hiện sự ăn năn của tác giả. Đó là một cái giật mình đầy tính nhân văn, mang một ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc rằng đừng quên quá khứ mà hãy sống thủy chung với quá khứ

=> Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ cuối này là nhắc nhở con người về lẽ sống nghĩa tình, thủy chung. Phải biết trân trọng quá khứ, không thể quên đi quá khứ của chính mình.

3. Kết bài

Hình ảnh ánh trăng gợi nhắc con người về lẽ sống thủy chung, nhắc con người ghi nhớ quá khứ, bắn bó với quá khứ. Có như thế thì tương lai mới trở nên tốt đẹp hơn.

 

31 tháng 10 2021

-Tác giả :  Y Phương

+ Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng

+ Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng

+ Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…

- Phong cách sáng tác:

+ Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.

1 tháng 11 2021

Y Phương (24 tháng 12 năm 1948 –) là một nhà văn Việt Nam, người dân tộc Tày, có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. 

Thể thơ: tự do

Phương thức biểu đạt: biểu cảm