K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

Núi lửa đã ngưng hoạt động Chư Đăng Ya, Gia Lai, Việt Nam

Núi Chư Đăng Ya

Núi Chư Đăng Ya thuộc địa phận xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) khoảng 30km về hướng đông bắc, cách điểm du lịch Biển Hồ 20 km.

Chư Đăng Ya là một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, miệng núi lửa có hình phễu, cao khoảng 500m so với mực nước biển. Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ẩn mình giữa rừng xanh đại ngàn hùng vĩ.

Đến với Chư Đăng Ya, du khách có thể chiêm ngưỡng sự thay đổi của những sắc màu rực rỡ theo từng mùa. Vào mùa khô, núi lửa Chư Đăng Ya được phủ kín màu vàng rực của hàng vạn bông dã quỳ đua nhau khoe sắc. Đặc biệt, vào tháng 11 là thời điểm hàng trăm ngàn bông hoa dã quỳ đua nhau khoe sắc, phủ vàng trên khắp các nẻo đường và đồi núi.

14 tháng 12 2022

- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

Nội lực được sinh ra do nhiều yếu tố:

+ Trái Đất tự quay quanh trục

+ Sự phân hủy các chất phóng xạ

+ Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt

+ Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…

- Các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực là: các châu lục, các dãy núi cao,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

* Nhận xét:

Giai đoạn 2016 – 2020 dân số của Hà Nội tăng qua các năm:

+ Giai đoạn 2018 – 2019, dân số tăng nhiều nhất (0,6 triệu người).

+ Giai đoạn 2016 – 2017, 2017 – 2018 và 2019 – 2020 mỗi năm đều tăng thêm khoảng 0,1 triệu người.

- Tác động:

+ Dân số của Hà Nội đông (8,2 triệu người – 2020) => Cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Dân số đông cũng là gánh nặng lớn cho kinh tế - xã hội và môi trường: gia tăng các tệ nạn xã hội; gia tăng tỉ lệ thất nghiệp; thiếu trường học, cơ sở y tế; ô nhiễm môi trường,…

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.

- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

* Địa điểm có nhiệt độ cao nhất trên thế giới

Biểu đồ nhiệt độ thế giới

- Tới nay, nhiệt độ cao nhất là 56,7oC ghi nhận ở Death Valley, bang California, Mỹ năm 1913.

- Nhiệt độ cao nhất ở châu Phi là 55oC ghi nhận ở Kebili, Tunisia năm 1931.

- Iran giữ kỷ lục ở châu Á với mức 54oC năm 2017.

- Năm 2020, đảo Seymour ở Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 20,7oC.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

* Khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất

Theo Sách kỷ lục Guiness thế giới, quán quân trong hạng mục này là ngôi làng Mawsynram với lượng mưa khoảng 11 873 mm/năm.

Con số này gấp khoảng 6 lần lượng mưa trùng bình ở Việt Nam (1 500 - 2 000 mm/năm). Trong 2 tháng đỉnh điểm của mùa mưa là tháng 6 và tháng 7, lượng nước trút xuống ngôi làng này đo được khoảng 7 000 mm.

Nguyên nhân khiến nơi đây là "thánh địa" mưa là do không khí ẩm từ vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh di chuyển về phía bắc nhưng không qua được những ngọn núi cao ở Meghalaya nên gây mưa ngay tại sườn đón gió.

Người dân ở đây chế tạo ra một loại "áo mưa" đặt biệt có tên là "Knup" với hình dạng như chiếc thuyền làm từ tre và lá chuối. 

Loại áo mưa đặc biệt giúp người dân thích nghi với những ngày mưa dầm dề

Nguồn: tuoitre.vn

* Khu vực có mưa ít nhất trên Trái Đất

Nơi khô hạn nhất trên thế giới là một vùng đất nằm ở Nam Cực, còn gọi là Thung lũng khô (McMurdo). Tại đây suốt 2 triệu năm qua chưa từng chứng kiến một giọt nước mưa rơi xuống. Nơi này cũng là vùng đất có điều kiện tự nhiên gần giống với sao Hỏa nhất.

Lượng mưa trung bình khoảng 100 mm/năm nhưng đều ở dạng tuyết. Gió khô nhanh chóng làm bay hơi tuyết và ít tan vào đất. Trong mùa hè, quá trình này có thể chỉ mất vài giờ.

Một nơi khắc nghiệt như McMurdo không hề tồn tại sự sống. So với những nơi khác tại Nam Cực, trong thung lũng khô không hề có thực vật, các loại động vật gặm nhấm hay động vật thân mềm.

7 tháng 11 2023

- Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:

+ Vùng ven biển;

+ Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

- Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:

+ Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.

+ Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.

10 tháng 1 2023

Quá trình hình thành Trái Đất:

- Những thiên thể trong hệ Mặt Trời hình thành từ 1 đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.

- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau.

- Khối bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, hình thành Mặt Trời.

- Những vành xoắn ốc phía ngoài dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực, trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Công thức tính GRDP (3 phương pháp tính):

+ Phương pháp 1 (Áp dụng phương pháp sản xuất):

GRDP = GO – IC

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

GO: Tổng giá trị sản xuất.

IC: Tổng chi phí trung gian.

+ Phương pháp 2 ( Áp dụng phương pháp thu nhập):

GRDP = TNKT + THUE + KH + LN

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

TNKT: Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của người lao động trong tỉnh.

THUE: Thuế sản xuất kinh doanh.

KH: Khấu hao dùng cho sản xuất kinh doanh.

LN: Lợi nhuận sản xuất kinh doanh.

+ Phương pháp 3 (Áp dụng phương pháp sử dụng):

GRDP = TDCC + TLTS + CLXNK

Trong đó:

GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn.

TDCC: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

TLTS: Tích lũy tài sản.

CLXNK: Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.

- Công thức tính GRDP/người:

GRDP/người = GRDP : Tổng số dân của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương đó

- GRDP của TP. Hà Nội năm 2020 là 1 067 nghìn tỉ đồng.

- GRDP/người của TP. Hà Nội = 1 067 nghìn tỉ đồng : 8 264,6 nghìn người = 12,9 triệu đồng/người.

7 tháng 11 2023

* Ngoại lực

- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

- Quá trình phong hóa (3 quá trình):

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).

Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.