K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2023

Đề nghị tạm giảng hòa của nghĩa quân Lam Sơn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Vì: so sánh lực lượng giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân Minh có sự chênh lệch rất lớn:

+ Quân Minh lực lượng đông đảo, có ưu thế hơn về vũ khí chiến đấu.

+ Nghĩa quân Lam Sơn có lực lượng mỏng, còn thiếu thốn vũ khí, lương thực, chiến thuật chiến đấu chưa thật sự chắc chắn.

=> Do đó, nếu tiếp tục chiến đấu bằng quân sự, nghĩa quân Lam Sơn có khả năng bị thất bại, thậm chí bị triệt tiêu tối đa. Chính vì vậy, nghĩa quân Lam Sơn cần tạm giảng hòa để tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng, luyện tập nhiều hơn nhằm sẵn sàng chiến đấu ở thời gian tới. Và cũng không nên xem đây là đầu hàng hay chịu thua, lép vế. Chỉ là ở tình thế lúc đó, nếu không làm thế, sự tổn thất nặng nề về lực lượng sẽ khiến quân ta yếu thế và mãi cũng khó mà chiến thắng được quân Minh. 

#POPPOP

 

19 tháng 9 2023

Do so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên, mùa hè năm 1423 Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh để bảo toàn lực lượng.

Việc đề nghị tạm hòa với quân Minh cho thấy sự sáng suốt, "biết mình biết địch", tạm hòa để chờ cơ hội phản công.

4 tháng 2 2023

Điểm khác nhau trong đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh là:

- Nhà Trần tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, huy động lực lượng đông đảo của quần chúng nhân dân. Quân và dân một lòng kháng chiến. Thực hiện “Vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.

- Ngược lại, nhà Hồ không biết dựa vào sức mạnh của toàn dân, chủ yếu dựa vào quân đội triều đình nên nhanh chóng thất bại.

10 tháng 4 2023

 - Nguyên nhân thất bại : 

+ Nhà Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng các phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự " giam mình " trong thế trậm phòng ngự bị động 

+ Nhà Hồ chưa tập hợp sức mạnh của nhân dân 

4 tháng 2 2023

- Trong nông nghiệp: chính sách “ngụ binh ư nông”. Binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp. 

- Chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng.

=> Nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định. 

- Thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.

- Hoạt động buôn bán trong nước thuận lợi. 

- Ngoại thương: chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình.

4 tháng 2 2023

- Nhận xét vai trò của Lê Hoàn:

+ Là người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt chiến đấu chống quân Tống.

+ Lê Hoàn đã đề ra nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo (ví dụ: dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng) => Chiến thuật quân sự độc đáo của Lê Hoàn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

19 tháng 9 2023

- Trên cơ sở nắm chắc tình hình và căn cứ vào tương quan lực lượng giữa quân giặc và quân ta. Lê Hoàn đã phán đoán chính xác hướng tiến công của các đạo quân Tống.

- Khẩn trương chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến chủ động phòng ngự và phản công tiêu diệt quân giặc khi thời cơ xuất hiện.

- Năm 981, lê Hoàn cùng các tướng lĩnh và quân đội đã tổ chức những trận địa phòng thủ vững chắc, lãnh đạo cuộc kháng chiến khiến quân Tống đại bại.

19 tháng 1 2023

Anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn, vì nguyện một lòng đánh giặc cứu nước. Mục đích của họ là chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành, nguyện sống chết có nhau, không quên lời thề sắt son. 

4 tháng 2 2023

Các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Biểu, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An…

Gợi ý: Giới thiệu về Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), một nhóm học sinh nghèo học giỏi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) thời Trần, mẹ là Trần Thị Thái con quan tư đồ (ngang tể tướng) Trần Nguyên Đán.

- Năm 1400, Nguyễn Trãi Đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng làm quan dưới triều Hồ. - Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn: “con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan (Hà Nội ngày nay) tìm vào Lam Sơn, theo Lê lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc

 

- Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê được thành lập. Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Nhưng rồi những mâu thuẫn trong nội bộ triều đình phong kiến dẫn đến việc sát hại các công thần, bản thân Nguyễn Trãi bị oan, bị bắt giam. Sau đó ông được tha nhưng không còn được tin dùng như trước.

- Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được Lê Thái Tông mời ra làm việc giúp nước. Năm 1442, giữa lúc Nguyễn Trãi đang gánh vác trọng trách với dân với nước thì oan án Lệ Chi viên bỗng đổ ập xuống gia đình, dòng họ (Nguyễn Trãi bị vu oan âm mưu giết vua, khép vào tội tru di tam tộc). Năm 1464, Lê Thánh tông Minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống thì bổ làm quan.

- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc một nhà văn hóa lớn năm 1980 tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa Liên hợp Quốc đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

19 tháng 1 2023

Xác định thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn

4 tháng 2 2023

- Bài học kinh nghiệm từ khởi nghĩa Lam Sơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:

+ Phát huy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của toàn dân.

+ Trọng dụng nhân tài.

+ Đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn.

+ Đề cao lòng nhân đạo, thiện chí hòa bình.