K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

- Nhận xét vai trò của Lê Hoàn:

+ Là người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt chiến đấu chống quân Tống.

+ Lê Hoàn đã đề ra nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo (ví dụ: dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng) => Chiến thuật quân sự độc đáo của Lê Hoàn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

19 tháng 9 2023

- Trên cơ sở nắm chắc tình hình và căn cứ vào tương quan lực lượng giữa quân giặc và quân ta. Lê Hoàn đã phán đoán chính xác hướng tiến công của các đạo quân Tống.

- Khẩn trương chuẩn bị lực lượng, xây dựng phòng tuyến chủ động phòng ngự và phản công tiêu diệt quân giặc khi thời cơ xuất hiện.

- Năm 981, lê Hoàn cùng các tướng lĩnh và quân đội đã tổ chức những trận địa phòng thủ vững chắc, lãnh đạo cuộc kháng chiến khiến quân Tống đại bại.

4 tháng 2 2023

Nguyên nhân: Do tình hình chính trị trong nước bất ổn: Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, Đinh Toàn nối ngôi nhưng còn nhỏ tuồi. Lê Hoàn được suy tôn làm vua.

Diễn biến:

- Năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Cổ Việt.

- Lê Hoàn cho quân mai phục, chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây kết…

- Quân địch thua trận, bỏ chạy về nước. Hầu Nhân Bảo tử trận.

Kết quả:

Quân Tống đại bại. Nền độc lập của Đại Cổ Việt được giữ vững.

16 tháng 1 2023

- Con thứ Đinh Toàn lên ngôi vua khi mới 6 tuổi, cử Lê Hoàn làm phụ chính sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị ám sát vào cuối năm 979 => Đây là cơ hội để nhà Tống thực hiện âm mưu xâm lược

- Mùa thu 980, được hầu hết triều thần đồng lòng, Lê Hoàn nhanh chóng, gấp rút lên ngôi vua

- Đầu năm 981, quân giặc do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đường thuỷ, bộ tiến vào nước ta

- Lê Đại Hành trực tiếp chỉ huy, chặn đánh địch ở một số địa điểm: Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết, ... Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận sông Bạch Đằng, quân giặc tháo chạy về nước

- Sau chiến thắng, nước Tống đành phải xuống nước và chấp nhận Lê Hoàn sẽ là người cai trị nước ta (986)

19 tháng 9 2023

- Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi nối ngôi, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.

- Triều thần đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến và chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,… Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại phải rút về nước.

- Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

4 tháng 2 2023

* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):

+ Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ. 

+ Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

+ Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội 

+ Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống

19 tháng 9 2023

loading...

Những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất:

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Tiêu hủy kho lương dự trữ của giặc rồi lui về phòng tuyến chống giặc.

-Chủ động tiến công địch ngay trên đất của địch

-Tiêu hủy kho dữ trữ lương thực của địch

Câu 1: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? Câu 4: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 có gì giống và khác với 2 lần trước? Câu 5: Em nghĩ gì về kế sách “vườn không nhà trống của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (1258-1288)? Câu 7: Nêu tên các vị anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? Câu 4: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 có gì giống và khác với 2 lần trước? Câu 5: Em nghĩ gì về kế sách “vườn không nhà trống của nhà Trần trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (1258-1288)? Câu 7: Nêu tên các vị anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (1258-1288)? Câu 8: Nêu các chiến thắng tiêu biểu trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (1258-1288)? Câu 9: “khoan thư sức dân, để làm kế sâu rế bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” ( Đại Việt sử ký toàn thư ) Em hiểu câu nói này như thế nào? Câu 11: Nêu công lao của Trần Hưng ĐẠO trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (1258-1288)? Câu 12: Nêu tình hình giáo dục, khoa học kỹ thuật của nhà Trần? Tại sao GD, KHKT nhà Trần phát triển? Câu 15: Ý nghĩa tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly?

0
19 tháng 1 2023

* Vai trò của Trần Thủ Độ:

- Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258, Thái sư Trần Thủ Độ giữ vai trò là Tổng chỉ huy của cuộc chiến đấu

- Trong những giờ phút nguy cấp nhất của cuộc chiến đấu Khi vua Trần Thái Tông hỏi về kế đánh giặc Trần Thủ Độ đã trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác”

* Vai trò của Trần Hưng Đạo

 - Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

 - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. 

4 tháng 2 2023

Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077):

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

19 tháng 9 2023

Bài học từ cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đối với  sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

- Kiên trì, quyết tâm chống giặc. 

- Linh hoạt, mềm dẻo trong đối sách để tránh kéo dài cuộc chiến, hao tổn sức mạnh quốc gia. 

- Ngoài chiến tranh quân sự cần áp dụng chiến thuật "tâm lý chiến" trong chiến tranh.

Thứ nhất là phải kiên trì, quyết tâm chống giặc đến cùng

Thứ hai là phải linh hoạt và mềm dẻo trong cách đánh giặc

Thứ ba là ngoài quân sự phải áp dụng tâm lý chiến trong chiến tranh

4 tháng 2 2023

– Trần Thủ Độ với sự ra đời của nhà Trần:

+ Người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kỳ nhà Trần.

+ Sau khi nhà Trần thành lập, ông được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự…

– Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

+ Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

+ Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

+ Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

+ Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

– Vai trò của Trần Nhân Tông:

+ Xây dựng một đất nước cường thịnh, xã hội rất ổn định, biết cách thu phục nhân tâm. Dân chúng cả nước đồng lòng, đồng sức vì Vua.

+ Trường lớp rất được mở mang. Việc thi cử đã được mở theo định kỳ để lấy người tài giỏi ra giúp nước.

+ Sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và được xem như là Phật Tổ của trường phái này. Ông có vai trò rất lớn trong việc chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.