K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như: 

+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau

+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân

+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận

+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác 

+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất. 

- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống. 

a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: -Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. -Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ...
Đọc tiếp

a/ Hãy phân tích và chữa lại những từ dung không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:

-Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông:

Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h30, tại km19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.

-Trong một bài văn nghị luận:

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.

b/ Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:

Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù: bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có , chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù.

Chú ý cách dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng… của Chí Phèo).

Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 8 2023

     Những ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu: khi gặp Mầu đã khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu,  táo bạo hơn nữa, lời nói chưa đủ làm Tiểu Kính rung động, Thị Mầu tiến tới hành động: đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.

     Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công. Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu là:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

     Bởi lời tỏ tình ấy da diết làm sao, nó chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Ngôn ngữ, hành động của Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu: 

+ Khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt sắc như dao bổ cau liếc đi, liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng cười nở như hoa và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian để “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà da diết về phía chú tiểu.

+ Đợi cơ hội Tiểu Kính ra và nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy sự táo bạo, mãnh liệt, quyết tâm; không e thẹn, do dự, ngại ngùng.

- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu. Mầu khao khát được yêu, được đáp lại tình yêu chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của mình ra trước mặt mọi người, dám thổ lộ, dám tấn công. 

- Em ấn tượng nhất vời tỏ tình của Thị Mầu: 

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

 - Bởi đây là lời tỏ tình ấy da diết chứa chan mong ước về tự do yêu đương, tự do lựa chọn hôn nhân. Dám yêu, dám lên tiếng vì tình yêu - giữa xã hội phong kiến chỉ duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền để lật đổ thành trì lễ giáo cũ kĩ đã trở thành giáo điều, đạp đổ những lệ làng, những đạo đức giả, những quan niệm cổ hủ chà đạp lên thân phận và tước đoạt hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa khát khao chung tình – khao khát chính đáng trong tình yêu.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?

+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.

- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này. 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:

. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị

. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.

. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.

. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

Tác giả Sương Nguyệt Minh 

- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:

- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Đêm Thánh Vô Cùng

- Lửa cháy trong rừng hoang

- Người về bến sông Châu,

- Nỗi đau dòng họ

7 tháng 5 2023

a.

- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:

+) “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.

+) “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.

+) “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

=> Lối nói quá được sử dụng trong văn bản

- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:

+) “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. à tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.

+) Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc à nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.

- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ...).

b.

- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.

- Theo em, việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi nhằm:

+) Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.

+) Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.

+) Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói.

+) Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp chúng ta hình dung được về vẻ ngoài của chiếc đàn ghi ta phím lõm.

b. Văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: ngắn gọn, dễ hiểu, có liên quan trực tiếp và biểu thị nội dung của hình ảnh

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

a.

- Lối nói quá và cách ví von trong văn bản làm cho hình tượng nhân vật Đăm Săn trở nên mạnh mẽ, phi thường, qua đó thể hiện sự ngưỡng vọng trân trọng của nhân dân với người anh hùng Đăm Săn.

- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản đơn giản, cô đọng, hàm súc, thể hiện phảm chất của người anh hùng, hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ, các từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên

b.

- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.

- Tác dụng: Làm nổi bật đặc trưng của sử thi, thể hiện tính khách quan, chân thực. Thể hiện sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.