K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

tham khảo:

Bạn có bao giờ nằm mơ thấy nhân vật nào đó trong những tác phẩm văn học? Với tôi, Thúy Vân là nhân vật đầu tiên tôi từng thấy trong giấc mơ của mình. Không những thế, giấc mơ ấy còn để lại ấn tượng sâu sắc và thật khó quên. Có thể vì tôi đã vô cùng băn khoăn khi biết Thúy Vân thay Thúy Kiều kết duyên với Kim Trọng. Điểu đó thật khó hiểu trong thời đại tôi đang sống nhưng trong giấc mơ, nàng Thúy Vân đã khiến tôi hiểu ra nhiều điều.

Trong giấc mơ, tôi thấy mình cùng các bạn trong lớp háo hức tham quan, khám phá làng quê và ngôi nhà của đại thi hào Nguyễn Du. Đó là chuyến đi học tập, trải nghiệm và đến thăm mộ cụ Tiên Điển của cả lớp. Khi đến trước mộ nhà thơ, tôi đứng tần ngần hồi lâu trong khi các bạn đểu đã đi nơi khác. Đột nhiên tôi thấy bóng dáng một cô gai yểu điệu xách theo một giỏ hương hoa đến viếng mộ. Tôi kinh ngạc trước bộ trang phục tươi tắn nhưng theo lối cổ trang cách đây mấy trăm năm mà cô gái xinh đẹp ấy đang vận trên người. Tóc cô vấn cao và cài trâm hệt những cô gái trong phim thời xưa vẫn hay trang điểm. Tôi nghĩ ngay, phải chăng đó là nàng Thúy Kiểu tài sắc trong “Đoạn trường tân thanh” mà Nguyễn Du đã dành bao tâm huyết sáng tác nên? Nhưng gương mặt nàng rõ ràng không ấn tượng ở vẻ đẹp sắc sảo, khuynh thành mà khiến tôi chú ý bởi vẻ phúc hậu, đoan trang. Tôi liền rảo bước trên cỏ xanh và mạnh dạn đến hỏi han nàng với tất cả sự thích thú của mình. Hỏi ra, tôi mới hay, nàng là Thúy Vân, em gái ruột của Thúy Kiểu.

Không giống những cô gái hiện đại với cằm V-line, sống mũi cao, môi chúm chím đỏ, nhưng Thúy Vân vẫn thu hút tôi bởi vẻ đằm thắm của nàng. Tôi liền nhớ đến mấy câu bà nội hay nhắc đến Thúy Vần mỗi khi nói vể Truyện Kiêu, giờ gặp nàng tôi mới thấy, quả thật Thúy Vần là mẫu phụ nữ đẹp thuần hậu, hài hòa đúng như cụ Tố Như đã miêu tả:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đẩy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Tôi luôn thấy Thúy Vân sống trong bi kịch nhưng nhiều người lại cho rằng nàng có số phận êm ấm, hạnh phúc. Gặp được nàng, tôi nóng lòng muốn bộc lộ nỗi bất bình của mình và muốn sẻ chia với nỗi niểm riêng của Thúy Vân. Khẽ nắm tay Thúy Vân, tôi hỏi: “Chị buồn lắm đúng không?”. Trái với dự đoán của tôi, Thúy Vân nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói “Cô nương, không biết tôi phải buồn vì chuyện gì?”. Tôi suy nghĩ một lát rồi quyết định kể toàn bộ những gì mình biết về cuộc đời Thúy Vân cho nàng nghe và nói:

–Chị phải lấy người mình không yêu, phải chắp mối tơ thừa ngắn ngủi của chị gái là Thúy Kiểu, trong truyện lúc nào chị cũng bị coi là nhân vật phụ, lẽ nào chị không thấy buồn bực và đau khổ ư?

Nghe tôi nói, thái độ của nàng vẫn ung dung và điểm đạm như thường, gương mặt hiền hậu không có chút mất bình tĩnh hay tỏ ra phiền muộn. Nàng thắp hương và khấn vái trước ngôi mộ rồi ôn tồn giải thích cho tôi nghe:

 

–Như cô nương nói, cô nương đến từ thế kỉ XXI, bởi vậy mà có nhiều điểu cô nương không hiểu được cũng là điều dễ hiểu. Tôi rất thương và khâm phục chị gái mình, vì gia biến mà chúng tôi mỗi người một ngả, chị gái tôi phải hi sinh cuộc đời và tình yêu của mình để lo cho gia đình. Tôi đã không làm được điều đó. Mạng của cả gia đình tôi, có khi cũng đểu là cuộc đời của chị tôi đánh đổi lấy. Còn về việc lấy chàng Kim, nếu như tôi không kết duyên với chàng thì phụ mẫu cũng sẽ tìm cho tôi một mối lương duyên khác như bao cô gái cùng thời của chúng tôi. Huồng hổ, Kim Trọng lại là người đường hoàng, tướng mạo tuấn tú, có tài thơ văn và sống cũng có tình có nghĩa. Tôi kết duyên với chàng vừa giúp chị tôi trả nghĩa chàng Kim lại vừa giúp tôi trả nghĩa được chị mình. Há chẳng phải đã vẹn đôi đường hay sao? Chàng không yêu tôi nhất, điều đó có quạn’ trọng bằng việc chị tôi đã đánh đổi cuộc đời mình để cứu nguy cho cả nhà chúng tôi hay không?

Lần này, chính tôi mới phải ngạc nhiên, hóa ra Thúy Vân không những không uất hận hay bi lụy vì chuyện lương duyên chỉ là chắp vá. Những suy nghĩ của nàng quả thực sâu sắc vô cùng, khác hẳn với những gì tôi vẫn nghĩ về nàng xưa nay. Nhưng tôi vẫn không hiểu sao sau mười lăm năm lưu lạc, nàng vẫn để chàng Kim đến với chị gái mình mà không chút ghen tuông. Hiểu được thắc mắc của tôi, Thúy Vân mỉm cười và lắc đẩu như thể tôi trẻ con và ngộ nghĩnh lắm. Tôi cố diễn giải cho nàng hiểu rằng: hôn nhân thời đại chúng tôi là phải tự do, là bình đẳng, là trên cơ sở tự nguyện, như cách mà bố mẹ tôi đã đến với nhau vậy. Huống chi, nàng và Kim Trọng đã là vợ chồng, vậy mà vẫn để chàng Kim đến với Thúy Kiều dễ dàng như thế.

Tôi đoán Thúy Vân không hiểu những gì tôi nói vì không thấy nàng nói gì. Tôi đánh bạo khuyên nàng:

–Chị đừng trở về nữa, ở đây sống với em. Em sẽ cho chị thấy đây là một xã hội đáng sống như thế nào. Em cũng là con gái nhưng được đi học, còn được làm cán bộ lớp. Mẹ em cũng đi làm, kiếm được nhiều tiền không kém gì bố em. Mà bố mẹ em rất bình đẳng, không ai ép buộc ai làm điểu gì mà người kia không muốn. Bây giờ em còn nhỏ nhưng khi em lớn, bố mẹ cũng không ép em phải lấy ai. Hôn nhân phải dựa trên tình yêu mới có thể bền vững.

Tôi nói tràng giang đại hải, càng thấy biểu hiện ngạc nhiên của nàng, tôi càng hào hứng miêu tả vể thế giới mình đang sống. Đặc biệt, khi tôi nhắc đến những chiếc smart phone, ipad, mạng xã hội Facebook, tôi thấy nàng cười giống hệt như biểu hiện của tôi khi xem một chương trình giải trí trên truyền hình. Nàng từ tốn từ chối lời mời gia nhập thế giới đương đại của tôi. Thúy Vân xoa đầu tôi như mẹ tôi vẫn hay làm và dặn dò tôi một cách dịu dàng:

–Tôi biết các bạn học sinh thường nghĩ vê’ tôi thật đơn giản và cũng dễ dàng so sánh rất thiếu công bằng giữa thời đại của tôi với thời đại của các bạn. Nhưng tôi tự hỏi, nếu các bạn ở vào vị trí của tôi, nếu các bạn đứng trước người chị ruột thịt của mình vì mình, vì bố mẹ mình mà bước vào chỗ nguy hiểm, không biết các bạn có lựa chọn khác tôi không? So với sóng gió chị Kiều phải gánh chịu, tôi thấy mình may mắn hơn vạn lẩn. Tình yêu quan trọng thật đấy, nhưng tình nghĩa giữa chúng ta mới khiến mọi thứ bền lâu và tốt đẹp hơn.

Thúy Vân còn chúc mừng tôi vì được sinh ra và lớn lên trong một thời đại tiến bộ hơn thời đại mà nàng và Thúy Kiểu đã trải qua. Nàng cũng chúc tôi có được cuộc sống hạnh phúc và được làm những điểu mình thích, những điều mình giỏi giang. Tôi chưa kịp nói lời tạm biệt với nàng thì tiếng gọi đột ngột của Kì Anh, cậu em trai tinh nghịch, khiến tôi bừng tỉnh giấc mơ kì lạ của mình.

31 tháng 10 2021

Tham khảo!

Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, tôi rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa ép được tôi tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện âm mưu mới..

Lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người.Ngồi trên lầu cao, tôi nhìn phía trước chỉ thấy núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người tôi càng thấy cô đơn, trơ trọi. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến tôi càng thấy "bẽ bàng" chán ngắt, buồn tủi. Tôi đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Tôi chẳng biết tâm sự cùng ai. Sớm và khuya, ngày và đêm chỉ mình tôi thui thủi nơi đất khách quê người, chỉ còn biết làm bạn với thiên nhiên.

Tôi nhớ tới Kim Trọng, nhớ tới quãng thời gian hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lời thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc. Tôi dường như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung. Tôi thương Kim Trọng đang mong chờ mình vô vọng, không biết tôi đã lỗi hẹn xưa.Nhưng thương chàng rồi lại thương mình. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà tôi dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của tôi đến khi nào mới rửa cho được. Tôi đau đớn xót xa.ân hận, tủi hổ.

Rồi tôi nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nỗi xót thương da diết và day dứt trong tôi khôn nguôi vì không thể quạt nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Nơi quê nhà giờ chắc tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà tôi thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa tôi và cha mẹ diệu vợi.Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Một nỗi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy tôi. Nhìn đâu tôi cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nỗi buồn của tôi thì như cố định. Tôi cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một định mệnh không sao thoát ra được.

 

Tôi nhớ thương cha mẹ, quê hương mong ước có ngày đoàn tụ và trông ra cửa bể lúc chiều hôm.Không gian mênh mông và thời gian buồn bã. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh càng làm tôi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng tôi nỗi buồn về thân phận trôi nổi của tôi không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao.Tôi đau đớn cho thân phận của mình và đưa mắt nhìn bãi cỏ trước lầu.Cả nội cỏ trải ra mênh mông một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của tôi. Và tôi nghe con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió. m thanh của tiếng sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá như đang ở dưới ngay dưới "ghế ngồi" của tôi. Tôi lo sợ, kinh hãi trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu mình.

26 tháng 10 2021

Em tham khảo:

vũ nương và thúy kiều khổ như nhau

VÌ:

* Nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm "thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu" và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.

Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can

* Nhân vật Thuý Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:


Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.

"Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

"Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá...

Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần"

26 tháng 10 2021

* Nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ: Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.

Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm "thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu" và cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.

Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can

* Nhân vật Thuý Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:


Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều.

"Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

"Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã giám sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả, ngã giá...

Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã giám sinh và Tú bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần"

23 tháng 10 2023

- "Truyện Kiều" gồm ba phần: Gặp gỡ; đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.

- Tác giả tập chung chủ yếu về Thúy Kiều: nhan sắc, tài năng, cuộc đời, số phận.

- Câu thơ tác giả dự báo cuộc đời đầy chuyên chuyên trắc trở: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, "Chữ Tài liền với chữ Tai một vần"...

- Thuý Kiều sinh ra trong một gia đình "thường thường bậc trung" nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc.

16 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Nhà gia đình viên ngoại họ Vương có hai người con gái đầu lòng. Đó là tôi - Thúy Kiều và em gái tôi - Thúy Vân. Trong vùng, ai nấy cũng đều ngưỡng mộ chị em tôi bởi sắc đẹp và tài năng của cả hai. Chúng tôi mỗi người một tính cách, một vẻ đẹp nhưng đều “mười phân vẹn mười”.

Vẻ đẹp của em Vân được mọi người nhận xét là đoan trang, cao quý. Khuôn mặt tròn như ánh trăng đêm rằm, đôi lông mày hơi đậm và nở nang. Mái tóc mềm mại khiến mây phải chịu thua, làn da trắng khiến tuyết chịu nhường nhịn. Tôi thích nhất là nụ cười tươi tắn như hoa, cùng với giọng nói trong như ngọc của em. Vẻ đẹp ấy đã làm say mê biết bao chàng trai trong vùng, cũng khiến cho biết bao cô gái phải thầm ngưỡng mộ.

Tôi cũng không thua kém Thúy Vân. Trong vùng, mọi người thường nói rằng: Nếu luận về sắc đẹp, không ai có thể vượt qua được tôi. Nếu luận về tài năng, họa may mới có người hơn được. Vẻ đẹp của tôi dường như có thể làm khuynh thành đảo quốc. Một vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên cũng phải đố kị. Đôi mắt trong như làn nước hồ mùa thu, đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân. Vẻ tươi trẻ, xuân sắc khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Đâu chỉ xinh đẹp, tôi còn rất mực tài năng. Vốn thông minh từ nhỏ, tôi đã am hiểu hết cầm - kỳ - thi - họa. Đặc biệt nhất phải kể đến tài năng đánh đàn của tôi. Tiếng đàn cất lên như có hồn điệu. Tôi thường sáng tác nhạc. Những bản nhạc được gọi là “một thiên bạc mệnh”. Mỗi khi đánh đàn, lắng nghe âm thanh của bản nhạc, tôi lại cảm nhận được những dự cảm đầy bất an trong tương lai.

Tuy sống một cuộc sống hết mực phong lưu của tiểu thư con nhà khuê các. Và cũng ở cái tuổi “cập kê” - trai gái phải dựng vợ gả chồng nhưng chị em tôi vẫn rất mực giữ gìn khuôn phép. Chúng tôi sống yên bình bên người thân, bỏ ngoài tai những lời “ong bướm” của chốn nhơ bẩn, phàm tục. Dù vậy, trong lòng tôi vẫn luôn khát khao tìm được một người tình “tri kỷ”.

16 tháng 10 2021

cảm ơn bạn nhiều

7 tháng 1 2022

Tham khảo:

Nhắc đến nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là nhắc đến hình ảnh một người nông dân chịu thương chịu khó, một hình ảnh đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người dân yêu nước da diết, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng một tình cảm thiêng liêng. Đã bao lần tôi mơ ước được một lần gặp nhân vật ông Hai để trò chuyện với ông về câu chuyện cuộc đời ông. Thế rồi một hôm khi vừa khép lại trang truyện, đi ngủ tôi mơ màng thấy mình được nói chuyện cùng nhân vật ông Hai. Đây quả thực là một giấc mơ không thể nào quên được.

Tôi đứng giữa một khoảng không mờ ảo cảnh vật khắp nơi đều rất đơn sơ mộc mạc nó giống với ngôi làng của nhà ông nội tôi vậy. À hình như tôi nhớ ra rồi đây chính là ngôi làng của ông Hai trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Ngôi làng nhỏ lắm ước chừng chỉ được khoảng mấy mươi nóc nhà. Tôi bước đi trong con đường gạch nhỏ giữa làng, xung quanh là dăm ba tốp người đang xì xào chuyện trò nào thì ruộng con trâu cái cày, nào là chuyện ruộng lúa trỗ bông… Tiếng cười nói của tụi trẻ con đang đùa nhau râm ran. Xa xa đàn cò đang sải cánh bay rập rờn….

Tôi đi đến gốc đa ven đường thì nhìn thấy một người đàn ông khoảng trên dưới sáu chục tuổi đang ngồi rít điếu cày trong quán nước gần đó. Người đàn ông hớp miếng nước chè tươi rồi chóp chép cái miệng. Tôi đến gần, lúc này mới thấy rõ được hình dáng của ông, người mảnh khảnh đầu chít khăn gọn gàng. Tôi nhớ hình như đây chính là ông Hai. Tôi liền mạnh dạn hỏi:

- Ông là ông Hai có phải không ạ? Cháu thấy quen lắm ạ?

- Ừ ông là ông Hai. Ôi dào quen gì đây là nơi tản cư ấy mà. Bao nhiêu người đến người đi. Thế bố mẹ cháu đâu mà lại đi lạc thế này? Ông trả lời.

- Cháu không nhớ ạ. Ông có thể đưa cháu về được không?

Ông Hai nhón trong túi trả tiền nước chè rồi dẫn tôi theo sau. Vừa đi ông vừa bảo: “được rồi tôi cứ dẫn cháu về nhà tôi nghỉ lát tí tôi lên báo cho phòng thông tin xã để tìm người nhà cho cháu.

Tôi nối bước theo ông Hai về nhà ông. Dọc đường đi tôi thấy ông chào hỏi mọi người niềm nở à hóa ra mọi người thường gọi ông là ông Hai Thu đấy. Thế là ước mơ của tôi đã thành sự thật rồi tôi đã gặp được ông Hai thật rồi. Về đến nhà ông Hai hỏi tôi vì sao lại bị lạc, ở đâu mà đến đây? Tôi cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra nên cũng chỉ ậm ờ trước câu hỏi của ông. Tôi bèn hỏi ông chuyện khác: “Ông ơi hình như làng mình nhiều anh hùng lắm ạ? Ông có thể kể cho cháu nghe chuyện các chú ấy đánh giặc thế nào không ạ?

Như được chạm đúng vào mạch ông Hai thao thao bất tuyệt kể cho tôi nghe về làng ông, với một nỗi lòng say mê đến lạ. Ông khoe nào thì làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi, cột phát thanh cao quá ngọn tre, mỗi chiều loa gọi cả làng nghe thấy. Nào là cái làng của ông nhiều nhà ngói san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh mưa gió đi chân chẳng dính bùn. Tháng năm ngày mươi vào mùa gặt phơi lúa thì sướng phải biết….

Mặc dù đã được đọc câu chuyện của nhà văn Kim Lân nhưng nghe ông Hai kể chuyện tôi vẫn thấy hào hứng đến lạ. Sau đó ông kể tiếp: Kháng chiến chống pháp bùng nổ, ông muốn ở lại cùng với anh em bộ đội bám làng đánh giặc thế nhưng ngặt nỗi vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải tản cư lên đây. Ở đó không ngày nào ông không nhớ quê hương mỗi khi nhớ quá ông lại kể về làng mình cho những người tản cư nghe. Rồi lại thi thoảng chạy lên phòng thông tin nghe tin tức quân ta đánh được địch mà ông vui như mở hội. Rối ông Hai có vẻ trầm ngâm: Tôi vội hỏi:

- Ông sao thế ạ? Sao ông lại không kể tiếp?

Ông Hai nhấp ngụm nước trà rồi nói tiếp. Hôm ấy ông nghe được tin làng chợ Dầu đi theo Việt Gian ông buồn như nghẹt thở, huyết quản trong ông nhu bị đông lại. Ông nghi ngờ về cái tin ấy mà người ta thì khẳng định chắc nịch. Ông cúi gằm mặt xuống rồi đi một mạch về nhà. Lòng ông nặng trĩu. Có cái gì đó đau đớn tủi nhục khi một người đàn bà dưới xuôi tản cư lên nói: “Cả làng nó đi theo tây rồi ông ạ, từ thằng chủ tịch mà xuống”. Niềm tự hào bao lâu nay của ông như sụp đổ. Giá như cái tình yêu quê hương của ông không sâu đậm đến thế thì ông đã không đau đớn đến thế này.

Về nhà ông nằm vật ra giường. Ông nhìn thấy lũ trẻ mà nước mắt cứ trào ra. Đấy thì ra chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy. Chúng nó cũng chịu sự hắt hủi rẻ rúm đấy. Thế rồi như không thể chấp nhận được sự thật ông tưởng tượng lại trong đầu những người dân làng ông đều là những người yêu nước họ yêu kháng chiến đến thế tại sao lại bán nước? thế nhưng những lời nói kia thì sao? Không có lửa thì làm sao có khỏi? Hôm ấy bà nhà ông về bà cũng khác lạ chỉ đến tối bà mới dám hỏi ông về cái tin tức đấy, lúc đầu ông im lặng sau ông gắt um lên còn bà im bặt.

Phải đến mấy ngày hôm sau ông mới dám bước chân ra ngoài đường ông sợ mỗi lần cái loa phát thanh nhắc đến tin chiến sự. Nỗi đau đớn càng trở nên cao trào khi mà ở đâu người ta cũng đuổi người dân làng Dầu vì không muốn cho lên tản cư. Đến ngày mụ chủ nhà ông cũng cố tình đuổi khéo vợ chồng ông. Thế nhưng ông kiên quyết không đi đâu cả. Đi về là bán nước, bỏ cụ Hồ ông nhất định không làm.

Đến đây tôi cũng thấy nghèn nghẹn chua xót. Tôi thấy có thứ gì đó lấp lánh trong suốt chảy ra từ khóe mắt của ông. Lấy tay quệt vội giọt nước mắt ông hai kể tiếp:

Thế rồi một hôm vào khoảng ba giờ chiều có một người đàn ông đến nhà ông chơi ông ấy rủ ông đi đến tối mới về. về đến nhà ông như hóa thành một con người khác. Đến bậc cửa ông đã hét toáng lên “thằng tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch vừa lên báo thế, ông ấy bảo cái tin làng chợ Dầu theo tây là hoàn toàn sai lầm”. Cái tin này như hồi sinh ông vậy. Ông phấn khởi lắm ông mua quà cho mấy đứa con ông lật đật đi khắp nơi để khoe cái làng ông không theo giặc. Ông chạy sang bác Thứ và lại thao thao bất tuyệt về cái làng của mình một cách đầy tự hào sung sướng.

Nói đến đây ông quệt vội giọt nước mắt sung sướng mỗi lần nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi như đắm chìm trong câu chuyện của ông một con người cả đời dành tình yêu cho làng cho nước cho quê hương bản sứ của mình. Chỉ đến khi nghe tiếng người gọi ngoài cổng “ Ông hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu ông kìa”. Ông Hai mới lật đật bước ra dặn tôi nghỉ ngơi, ông ra xem tin tức gì đồng thời báo cáo về tình trạng của tôi.

Nhìn cái dáng vẻ khắc khổ của ông nhắc đến quê hương mà thấy thật đáng quý thật trân trọng biết bao.

Tiếng chuông báo thức vang lên. Ôi thế là tôi đã đến lúc phải dậy đến trường rồi. Hóa ra tôi đã có một giấc mơ thật đẹp như thế đấy. Cuộc trò chuyện với ông khiến tôi phần nào thấu hiểu cuộc sống lam lũ của người dân trong cuộc kháng chiến vĩ đại nhưng vẫn ánh lên tình yêu nước sự tin tưởng bất diệt vào cách mạng và cụ Hồ.

21 tháng 5 2017

1. Mở bài

- Giới thiệu

   + Tôi là Xi-Mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.

   + Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.

2. Thân bài

Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích “Bố của Xi-Mông”.

- Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:

   + Bị bạn bè trêu như thế nào?

   + Bản thân đau đớn ra sao? (trong suy nghĩ, hành động,…).

   + Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè

- Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.

   + Kể lại tâm trạng vô cùng tuyệt vọng lúc ở bờ sông.

   + Cảnh vật lúc đó thế nào? Nó khiến “tôi” cảm giác ra sao?

- Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.

   + Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.

   + Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.

- Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.

3. Kết bài

- Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.

- Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.