K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

- Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Các nước đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu,… khiến cho bản đồ châu Âu được phân định lại.

- So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác, như: Anh, Pháp,… bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Trong giai đoạn hai của cuộc chiến, thành công của cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.

 
NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918):

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Liên minh. Chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Cụ thể là:

+ Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

+ Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương.

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

♦ Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã dẫn đến những tác động sâu sắc đối với tình hình thế giới. Cụ thể là:

- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi với sự tan rã của các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung và Ốt-tô-man, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…

- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”.

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Thành công của cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Hậu quả:

-Có hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

-Rất nhiều nhà cửa, làng mạc bị phá hủy

-Các nước Châu Âu dù thắng hay thua trận đều nợ Mỹ một khoản tiền khổng lồ vì đã mua vũ khí

Tác động:

-Trong thời gian diễn ra chiến tranh, CMT10 Nga thành công dẫn tới sự thay đổi lớn trên bản đồ chính trị thế giới

-Hiệp ước Vecxai-Washington đã thiết lập ra một trật tự thế giới mới nhưng ko giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau. Hậu quả là sau đó xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 còn nặng nề hơn

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

- Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi (các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…)

- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Trong quá trình chiến tranh, thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:

+ Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.

+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân sâu xa:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Trong những năm 1912 - 1913, tình hình trên bán đảo Ban-căng trở nên phức tạp, căng thẳng.

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),.. => Tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động đến sông ngòi: Biến đổi khí hậu đã tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.

+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng.

+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.

- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam: Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt, có tác động trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu, trước hết là nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta. Cụ thể:

- Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 1958-2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng lên 0,89℃.

- Biến động lượng mưa:

+ Lượng mưa thay đổi mạnh nhưng rất khác nhau thời gian, không gian và cường độ.

+ Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.

+ Số ngày mưa tăng lên ở Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng giảm đi Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:

+ Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần ở miền khí hậu phía bắc.

+ Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng miền khí hậu phía bắc, giảm đi ở miền khí hậu phía nam và khu vực Trung Bộ.

+ Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên nhưng cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ, thời gian hoạt động.

+ Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng các ngày rét đậm, rét hại có nhiệt độ xuống thấp kỉ lục tăng lên.

♦ Ví dụ: Từ ngày 6/10/2020 đến 13/10/2020, đợt mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng lượng mưa từ 1000mm - 2300mm.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt

(*) Trình bày:

- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình khoảng 180C đến 190C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.

=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Những hành động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử:

- Giai đoạn từ thế kỉ XV - XIX:

+ Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.

+ Năm 1635, Chúa Nguyễn thành lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc Biển Đông.

+ Năm 1786, triều Tây Sơn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa, sai Hội Đức Hầu chỉ huy đội Hoàng Sa dẫn 4 thuyền ra Hoàng Sa khảo sát và khai thác mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.

+ Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.

+ Năm 1916, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.

+ Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho bộ Công dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên quần đảo Hoàng Sa.

+ Năm 1834, vua Minh Mạng cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ.

+ Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong.

+ Năm 1836, chuẩn y lời tâu của bộ Công, vua Minh Mạng sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.

- Giai đoạn từ thế kỉ XIX - hiện nay:

Khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

+ Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).

+ Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập, trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

- Cùng với quá trình xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Giai đoạn từ thế kỉ XV - XIX:

+ Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.

+ Năm 1635, Chúa Nguyễn thành lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc Biển Đông.

 

+ Năm 1786, triều Tây Sơn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa, sai Hội Đức Hầu chỉ huy đội Hoàng Sa dẫn 4 thuyền ra Hoàng Sa khảo sát và khai thác mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.

+ Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.

+ Năm 1916, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.

+ Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho bộ Công dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên quần đảo Hoàng Sa.

+ Năm 1834, vua Minh Mạng cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ.

+ Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong.

+ Năm 1836, chuẩn y lời tâu của bộ Công, vua Minh Mạng sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.

- Giai đoạn từ thế kỉ XIX - hiện nay:

Khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

+ Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).

 

+ Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập, trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

- Cùng với quá trình xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Thuận lợi

- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.

- Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 – 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...

- Khí hậu có sự phân hoá đã:

+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;

+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...

* Khó khăn:

- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.