K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thay đổi về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 3-5 ngày/ thập kỉ trên phạm vi cả nước. Nhiều kỉ lục cao của nhiệt độ được ghi nhận trong những năm gần đây.

- Thay đổi về lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm của cả nước có nhiều biến động.

+ Thời gian mùa mưa và mùa khô cũng có sự thay đổi so với trung bình nhiều năm, các đợt mưa lớn xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất:

+ Số cơn bão có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.

+ Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.

+ Rét đậm, rét hại xuất hiện thường xuyên hơn.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu Việt Nam: Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt, có tác động trực tiếp đến các yếu tố của khí hậu, trước hết là nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta. Cụ thể:

- Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 1958-2018, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng lên 0,89℃.

- Biến động lượng mưa:

+ Lượng mưa thay đổi mạnh nhưng rất khác nhau thời gian, không gian và cường độ.

+ Tổng lượng mưa tăng khoảng 2,1% trong giai đoạn 1958 - 2018.

+ Số ngày mưa tăng lên ở Bắc Bộ, Trung Bộ nhưng giảm đi Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Mưa lớn xảy ra bất thường hơn về thời gian, địa điểm và cường độ.

- Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan:

+ Nhiệt độ tối cao và số ngày nắng nóng tăng lên trên phạm vi cả nước; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm dần ở miền khí hậu phía bắc.

+ Tình trạng hạn hán có xu hướng tăng miền khí hậu phía bắc, giảm đi ở miền khí hậu phía nam và khu vực Trung Bộ.

+ Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên nhưng cơn bão mạnh tăng và thất thường về cường độ, thời gian hoạt động.

+ Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhưng các ngày rét đậm, rét hại có nhiệt độ xuống thấp kỉ lục tăng lên.

♦ Ví dụ: Từ ngày 6/10/2020 đến 13/10/2020, đợt mưa lớn ở tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng lượng mưa từ 1000mm - 2300mm.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động đến sông ngòi: Biến đổi khí hậu đã tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông thay đổi thất thường.

+ Vào mùa lũ, lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng.

+ Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài.

- Tác động tới hồ, đầm và nước ngầm: sự gia tăng của số ngày hạn hán đã làm cho mực nước của các hồ đầm xuống thấp, mực nước ngầm cũng hạ thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

* Đặc điểm chung: Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

* Cụ thể:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.

- Lượng mưa: trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền.

- Gió trên Biển:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế; các tháng còn lại: ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam (riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam).

+ Gió mạnh hơn trên đất liền. Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m/s.

+ Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển.

- Bão trên Biển Đông:

+ Thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông.

+ Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
2. 

Lựa chọn: trạm khí tượng Phú Quốc (Kiên Giang).

(*) Nhận xét:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm của tại Phú Quốc là 27,2°C.

+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và 5 (khoảng 29°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và 1 (khoảng 26°C).

+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ (khoảng 3°C).

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm lớn, đạt 3098 mm với một mùa mưa và một mùa khô khá rõ.

+ Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (khoảng 600 mm).

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (khoảng 10 mm).

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố khí hậu ở nước ta:

+ Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước. với mức tăng trung bình toàn Việt Nam là 0,890C trong thời kì từ 1958 - 2018.

+ Biến đổi về lượng mưa: tổng lượng mưa có tính biến động trên phạm vi cả nước.

+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa lớn, bão, rét đậm, rét hại…

=> Nhìn chung, biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết nước ta trở nên khắc nghiệt hơn.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thuỷ văn nước ta, đặc biệt tới lưu lượng nước và chế độ nước sông:

+ Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.

+ Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng. Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng. Vào mùa cạn, lưu lượng nước giảm, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

- Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Các nước đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu,… khiến cho bản đồ châu Âu được phân định lại.

- So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác, như: Anh, Pháp,… bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Trong giai đoạn hai của cuộc chiến, thành công của cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.

 
NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Thuận lợi

- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.

- Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 – 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...

- Khí hậu có sự phân hoá đã:

+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;

+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...

* Khó khăn:

- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ví dụ 1 (về giải pháp giảm nhẹ): Để giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, hiện nay, ở Việt Nam đã tăng cường sản xuất và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

- Ví dụ 2 (về giải pháp thích ứng): Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hợp tác xã Lang Minh (ở Xuân Lộc, Đồng Nai) để thích ứng với tình trạng hạn hán:

+ Trước đây, diện tích đất nông nghiệp tại Hợp tác xã Lang Minh chủ yếu chỉ trồng lúa. Tuy nhiên, những năm gần đây, do phải đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất, nên Hợp tác xã Lang Minh đã đẩy mạnh trồng ngô sinh khối (tức là: trồng ngô lấy thân, lá và bắp non làm thức ăn thô cho gia súc) bằng các giống ngô mới, như: NK67, NK7328,…

+ Việc tiến hành trồng ngô trên đất lúa, không chỉ giúp người dân tăng năng suất, tăng thu nhập, mà với cách trồng mới, sản xuất ngô còn góp phần cải tạo đất nông nghiệp.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Tác động biến đổi khí hậu đối với thủy văn: biến đổi khí hậu đã làm thay đổi chế độ dòng chảy, gia tăng thiên tai và nước biển dâng, cụ thể:

- Thay đổi chế độ dòng chảy:

+ Biến động của lượng mưa kéo theo sự thay đổi mạnh và thất thường của chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta: mùa lũ, mực nước sông dâng cao, lũ thường lên nhanh và bất thường nên rất khó dự báo để phòng tránh; mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm mạnh, mực nước sông hạ thấp.

- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn: Biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông trong mùa lũ; hạn hán kéo dài ở nhiều vùng trên cả nước và nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển trong mùa cạn.

- Nước biển dâng: Biến đổi khí hậu làm mực nước biển, đại dương tăng lên. Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn ven biển có xu thế tăng 2,74 mm/năm.

♦ Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây hiện tượng nhiễm mặn đang gia tăng.