K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2023

loading...

=> Thống nhất tiền tệ và giao hảo với nhà Tống

19 tháng 9 2023

Sơ đồ tổ chức nhà Đinh:

loading...

- Nhận xét: 

+ Tổ chức chính quyền thời Đinh Được xây dựng từ trung ương đến địa phương khá quy củ, với nhiều cấp hành chính. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực cao nhất.

+Đinh Bộ Lĩnh tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc so với thời Ngô Quyền. 

+ Hệ thống tiền tệ được thống nhất trong cả nước là minh chứng rõ nét cho sự thống nhất đất nước.

+ Công cuộc bảo vệ đất nước với việc xây dựng quân đội thường trực và “bảo vệ đất nước từ xa” - giao hảo với nhà Tống cũng được quan tâm.

20 tháng 9 2023

- Thời Đinh, chính quyền được kiện toàn dần

+ Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương

+ Giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ

+ Đinh Tiên Hoàng cử các tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt

+ Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

- Thời Tiền Lê

+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương

+ Phong vương cho các con và cử đi trấn giữ những nơi quan trọng

+ Giúp vua lo việc nước có Thái sư, đại sư và các quan văn, võ

+ Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp

+ Đơn vị cơ sở là xã

+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương

+ Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

* Nhận xét: Bộ máy chính quyền thời Đinh - Tiền lê được tổ chức chặt chẽ

- Vua là người đứng dầu nhà nước cai quản mọi công việc. Ở những nơi chủ chốt, quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận, uy tín nắm giữ; Chính quyền địa phương cũng được tổ chức chặt chẽ, chia thành các đơn vị hành chính, cấp bậc khác nhau

- Đặc biệt thời Tiền Lê thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.

4 tháng 2 2023

a/ Giống nhau:

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành.

+ Dưới vua là bộ máy quan lại phụ trách từng công việc.

+ Ở địa phương, vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi hiểm yếu.

+ Chưa có luật pháp thành văn.

b/ Khác nhau:

– Tổ chức chính quyền nhà Ngô

+ Kinh đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các châu.

+ Quân đội chưa được tổ chức quy củ.

=> Nhận xét: bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, sơ khai.

– Tổ chức chính quyền nhà Đinh – Tiền Lê:

+ Kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)

+ Ở triều đình trung ương, dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.

+ Ở địa phương: đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu, giáp, xã.

+ Quân đội được tổ chức thành: cấm quân và quân đóng ở các địa phương.

+ Định ra luật lệnh (năm 1002).

=> Nhận xét: bộ máy nhà nước đã có sự hoàn thiện hơn so với thời Ngô, nhưng vẫn còn đơn giản.

4 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo

- Phật giáo: vương quốc Pagan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái, Cambodia

- Hồi giáo: thế kỉ XIII được du nhập vào Đông Nam Á

Chữ viết

Xuất hiện sớm, nhiều nước có chữ viết riêng. 

Văn, sử học

Đám cưới Arjuna Wijaya (Java), Đại Việt sử ký (Đại Việt), sử thi Nagarakretagama (Majapahit)…

Nghệ thuật

- Kiến trúc: kinh đô chùa Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long

- Điêu khắc: điêu khắc đá của Campuchia, vẽ bích họa ở chùa Pa-gan

* Nhận xét:

- Tại Đông Nam Á, các tôn giáo  ngoại lai: Phật giáo, Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.

- Sự xuất hiện sớm của chữ viết đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, sử học...

- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này phát triển rực rỡ với nhiều công trình lớn và được bảo tồn đến tận ngày nay.

4 tháng 2 2023

- Các sông và hồ chính ở châu Phi:

+ Các sông chính: Công-gô, Nin, Dăm-be-đi, Ni-giê,...

+ Các hồ chính: Vích-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca, Ma-la-uy,...

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi:

+ Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều.

+ Nguồn cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa.

+ Các hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy vào mùa mưa và không có nước vào mùa khô

 

+ Bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê có mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, lượng nước lớn.

+ Có nhiều hồ lớn, là nguồn cung cấp nước ngọt và thủy sản quan trọng cho người dân.

4 tháng 2 2023

- Các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.

+ Sông lớn: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,...

+ Hồ: vùng Hồ Lớn gồm 5 hồ (hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri và Ôn-ta-ri-ô).

- Đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ:

+ Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.

+ Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan.

19 tháng 9 2023

loading...

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

4 tháng 2 2023

Những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 – 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thi hành kế sách “vườn không nhà trống”, quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long.

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.

4 tháng 2 2023

Giai đoạn trước năm 1353:

- Từ xa xưa, người Lào Thơng sinh sống, là chủ nhân của văn hóa cánh đồng Chum.

- Từ thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, họ được gọi là người lào Lùm.

 Giai đoạn từ 1353 đến thế kỉ XVIII

- Năm 1353, một tộc trưởng tên Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

- Vương quốc Lan Xang phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các thế kỉ XVI-XVII.

 
20 tháng 9 2023

Năm 802, một người trong hoàng tộc Giay-a-vác-man II đã giành được độc lập, lập ra triều đại Ăng-co.

Từ thế kỉ IX đến thế kỉ X là thời kì vương quốc Ăng-co khôi phục và củng cố. 

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, thời kì Ăng-co phát triển thịnh vượng và đạt được nhiều thành tựu.

Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, Ăng-co bước vào thời kì suy thoái khi liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá.

Năm 1432, học chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ. Lịch sử gọi đó là thời kì hậu Ăng-co.

19 tháng 1 2023

- Giới thiệu về Nguyễn Trãi (1380 – 1420)

+ Nguyễn Trãi là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước luôn đề cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân

+ Nguyễn Trãi để lại cho đời những tác phẩm văn học lớn, tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí…

- Giới thiệu về Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

+ Vua Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức. 37 năm trị vì của ông là giai đoạn đất nước thịnh vượng về mọi mặt. Ngoài tài trị nước, ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Di sản thơ văn của ông khá đồ sộ với nhiều tác phẩm như Hồng Đức Quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca... Ông lập hội “Tao đàn" (Nhóm các nhà thơ) tạo nên trào lưu văn học cung đình, đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.

- Giới thiệu về Lương Thế Vinh (1441 - 1496)

+ Ông là nhà toán học. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, do giỏi tính toán nên người ta thường gọi là Trạng Lường.

+ Công trình tiêu biểu của ông là Đại thành tóan pháp. Lương Thế Vinh còn là tác giả của tác phẩm Hi phường phải lục, trong đó mô tả các môn nghệ thuật thời bấy giờ như chèo, tuống, múa rối...

- Giới thiệu về Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV):

Ông là nhà sử học thời Lê Sơ. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng đảm nhận các vị trí quan trọng ở Hàn lâm viện.

+ Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.