K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

- Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

+ Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, các nước kí kết vào tham gia vào nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính nhanh. Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:

- Thương mại thế giới phát triển mạnh:

+ Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

+ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh:

+ Từ năm 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.

+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên hang đầu là hoạt động tài chính, ngân hang, bảo hiểm,..

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:

+ Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.

+ Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

6 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Hệ quả của toàn cầu hóa:

+ Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng đến phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và các nước.

6 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Toàn cầu hóa có 5 biểu hiện chính:

+ Các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

+ Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

+ Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.

+ Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

- Hệ quả tích cực:

+ Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Tạo nhiều cơ hội học tập và giao lưu, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại.

- Hệ quả tiêu cực:

+ Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.

+ Đặt các quốc gia đứng trước những thách thức như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống,…

+ Gia tăng nguy cơ bị phụ thuộc, giảm tính tự chủ và nguy cơ tụt hậu đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển không bền vững.

♦ Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới: Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước phải vượt qua.

- Cơ hội: làm gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như: vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, thị trường….

- Thách thức:

+ Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế với các nước như: xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp; hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập; nâng cao trình độ phát triển kinh tế….

+ Các vấn đề về xã hội và môi trường như: chênh lệch giàu nghèo, y tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn: EU, ASEAN, APEC, NAFTA,…

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan…

6 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Hệ quả của toàn cầu hóa:

+ Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng đến phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và các nước.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

7 tháng 11 2023

a) Hợp tác về kinh tế

- Mục đích:

+ Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dân cư - xã hội để phát triển kinh tế;

+ Xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực phát triển năng động.

- Một số hoạt động hợp tác:

+ Trong quá trình hợp tác nội khối, ASEAN đã thành lập một số tổ chức, như: Khu vực thương mại tự do (AFTA, ra đời năm 1992); Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA, được kí năm 2009); Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC, ra đời năm 2015) và các khu kinh tế đặc biệt,…

+ Bên cạnh đó, các quốc gia trong ASRAN đã và đang tích cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nhiều nước và khu vực trên thế giới, thông qua: triển khai Liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, EU,….; Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế như: Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc, Quỹ liên kết ASEAN - Nhật Bản, Quỹ hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, Quỹ tài chính Xanh xúc tác ASEAN,...

b) Hợp tác về văn hóa, y tế

- Hợp tác về văn hóa thông qua xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN:

+ Mục tiêu: xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo về thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân; Thu hẹp khoảng cách phát triển và tạo dựng một bản sắc chung của khu vực. Hướng đến xây dựng một cộng đồng văn hóa “Thống nhất trong đa dạng”.

+ Các hoạt động hợp tác tiêu biểu: Liên hoan nghệ thuật ASEAN; Dự án dịch các tác phẩm văn học ASEAN; Số hoá di sản ASEAN; Dự án sách ảnh ASEAN,...

Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo:

+ Thể hiện qua các hoạt động trao: đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, trao đổi thông tin, cải cách thể chế, phát triển các quan hệ đối tác được Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (ASED) giám sát.

+ Hình thành Tổ chức Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN).

+ Tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng giáo dục ASEAN (SEAMEO),...

+ ASEAN còn đẩy mạnh hợp tác giáo dục đào tạo với các quốc gia ngoài ASEAN, đặc biệt là các quốc gia Đông Á.

Hợp tác trong lĩnh vực y tế, thể thao:

+ Các quốc gia đã thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (năm 2020), Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19,...

+ Tổ chức các hoạt động thể thao của khu vực như: SEA Games, ASEAN Para Games,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Đất nước Hoa Kỳ được phân thành các khu vực kinh tế. Mỗi khu vực có đặc điểm nổi bật riêng biệt.

Khu vực kinh tế Đông Bắc

+ Kinh tế phát triển sớm nhất và mạnh nhất ở Hoa Kỳ.

+ Công nghiệp dệt, luyện kim, hoá chất, chế tạo máy, đóng tàu,.. phát triển.

+ Tập trung nhiều công ty tài chính, bảo hiểm, thương mại, các cảng biển lớn nhất đất nước.

+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Niu Oóc, Phi-la-đen-phi-a, Bô-xtơn,...

Khu vực kinh tế Trung tây

+ Kinh tế phát triển tương đối sớm.

+ Có các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa ở phía nam Ngũ Hồ; vành đai ngô, lúa mì,... ở Đồng bằng Trung tâm.

+ Công nghiệp chế biến phát triển.

+ Nhiều trung tâm dịch vụ lớn của cả nước.

+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Đi-troi, Si-ca gô, Can dát Xi-ti...

Khu vực kinh tế phía Nam

+ Hoạt động kinh tế phát triển mạnh từ cuối thế kỉ XX với sự xuất hiện của Vành đai Mặt Trời.

+ Sản xuất các loại nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Các ngành công nghiệp truyền thống là chế biến thực phẩm, sản xuất máy nông nghiệp, khai thác và chế biến dầu khí.... Các ngành công nghiệp hiện đại là hàng không - vũ trụ, điện tử - tin học....

+ Phát triển các lĩnh vực dịch vụ thông tin, phần mềm máy tính....

+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Át-lan-ta, Hao-xtơn, Mai-a-mi...

Khu vực kinh tế phía Tây

+ Phía tây nam là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ. Phía tây bắc rất phát triển khai thác hải sản. Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt với quy mô lớn.

+ Từ giữa thế kỉ XX, công nghiệp phát triển nhanh ở các bang phía tây nam ven Thái Bình Dương. Đặc biệt, thung lũng Si-li-côn nổi tiếng với công nghệ thông tin.

+ Phát triển du lịch.

+ Các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Lốt An giơ lét, Xan Phran-xi-xcô, Xit-tơn.

♦ Ngoài ra còn có các khu vực kinh tế: A-la-xca và Ha-oai.

+ Khu vực A-la-xca có hoạt động kinh tế chủ yếu là: khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ và nuôi tuần lộc.

+ Khu vực Ha-oai có du lịch là ngành kinh tế chính, ngoài ra còn phát triển trồng cây công nghiệp nhiệt đới.