K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2017

Đáp án: A. hai nhóm nước

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:

+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…

+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.

+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số trẻ nên các nước Đông Nam Á có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

6 tháng 8 2023

Tham khảo: Dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) với sự tương phản rõ rệt nhau về các chỉ số như: tổng sản phẩm bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, HDI…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Việc gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này vẫn còn cao. Hiện nay, cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…

+ Sự phân cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.

31 tháng 7 2023

Tham khảo@

 

- Tác động thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Ngoài ra, đường bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế và đặc biệt Trung Quốc có thể giao lưu văn hóa kinh tế xã hội với các nước trong khu vực đông á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.

+ Vị trí gần biển chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão.

+ Khu vực đồi núi giao thông đi lại khó khăn, khu vực đồng bằng ngập lụt vào mùa lũ.

+ Dân cư đông gây sức ép về các vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường.

31 tháng 7 2023

Tham khảo:

Đặc điểm dân cư và xã hội

♦ Đặc điểm dân cư:

- Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:

+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).

+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).

+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.

♦ Đặc điểm xã hội:

- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).

- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.

 Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm nợ nước ngoài nhiều. GDP bình quân đầu người thấp.tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.chỉ số phát triển con người ở mức thấp. (0.5 Điểm)A) nợ nước ngoài nhiều.B) GDP bình quân đầu người thấp.C) tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.D)chỉ số phát triển con người ở mức thấp.4.Động lực chính thúc...
Đọc tiếp

 

Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm nợ nước ngoài nhiều. GDP bình quân đầu người thấp.tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.chỉ số phát triển con người ở mức thấp. (0.5 Điểm)A) nợ nước ngoài nhiều.B) GDP bình quân đầu người thấp.C) tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.D)chỉ số phát triển con người ở mức thấp.4.Động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước là sự (0.5 Điểm)hợp tác và cạnh tranh.tự do hóa thương mại.tự do hóa đầu tư dịch vụ.tạo lập thị trường chung.5.Bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường được coi là những vấn đề mang tính toàn cầu vì (0.5 Điểm)gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt.ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều quốc gia.cần sự hợp tác của toàn cầu để giải quyết.làm kinh tế thế giới khủng hoảng.6.Đầu tư nước ngoài trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực   (0.5 Điểm)công nghiệp.nông nghiệp.dịch vụ.ngân hàng.7.Hiện nay Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức nào sau đây?
  (0.5 Điểm)Tổ chức thương mại thế giới (WTO).Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).8.Tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa là
    
 (0.5 Điểm)làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.giữ được hòa bình, an ninh thế giới.làm kinh tế thế giới phát triển ổn định.thúc đẩy sản xuất phát triển.9.Nước công nghiệp mới có đặc điểm nào sau đây khác so với các nước đang phát triển?
  (0.5 Điểm)Nợ nước ngoài nhiều.Đầu tư ra nước ngoài nhiều.Công nghiệp phát triển cao.GDP bình quân đầu người cao.10. Ý nào sau đây là lí do hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
  (0.5 Điểm)Để có thể cạnh tranh với các liên kết kinh tế khác hoặc các nước lớn.Tạo ra sự hợp tác và canh tranh giữa các nước thành viên.Để tiếp nhận được thành tự khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế đất nước.11.Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là do (0.5 Điểm)nhiệt độ Trái Đất nóng lên.khai thác quá mức.dân số ngày càng tăng.diện tích rừng ngày càng thu hẹp.12.Nghị định thư Ki –ô – tô bàn về vấn đề nào sau đây? (0.5 Điểm)Phát thải khí nhà kính.Suy thoái môi trường.Bảo tồn đa dạng sinh học.Phát triển bền vững.13.Cơ cấu GDP của các nước phát triển có (0.5 Điểm)khu vực I chiếm tỉ trọng cao.khu vực I chiếm tỉ trọng thấp.khu vực II chiếm tỉ trọng cao.khu vực II chiếm tỉ trọng thấp.14.Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự bùng nổ dân số là do (0.5 Điểm)xung đột sắc tộc, chiến tranh.tỉ lệ sinh thấp, dân số tăng chậm.tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.di dân, chuyển cư.15.Ý nào sau đây là thuận lợi của Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế? (0.5 Điểm)Làm giảm ô nhiễm môi trường.Tiếp nhận được thành tự khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.Nâng cao khả năng quản lí kinh tế.Làm phong phú thêm bản sắc dân hóa dân tộc.16.Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do (0.5 Điểm)đưa chất thải chưa xử lí trực tiếp vào các sông, hồ, biển.thải khối lượng lớn khí thải vào khí quyển.khai thác tài nguyên rừng quá mức.các thảm họa như núi lửa, cháy rừng.17.Toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho (0.5 Điểm)các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.các nền kinh tế ngày càng ít phụ thuộc nhau.nền kinh tế của các nước ngày càng giảm sút.thế giới trở thành một thị trường thống nhất.18.Ý nào sau đây là một biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa kinh tế?
  (0.5 Điểm)Sự ra đời của nền kinh tế tri thức.Sự xuất hiện nhiều tổ chức liên kết khu vực.Sự phân chia thành các nhóm nước.Sự phát triển mạnh thương mại quốc tế.19.Đặc điểm của nhóm nước đang phát triển là (0.5 Điểm)GDP/người cao.GDP/người thấp.FDI nhiều.FDI ít.20.Bảo vệ hòa bình và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của (0.5 Điểm)toàn nhân loại.các nước phát triển.các tổ chức quốc tế.các nước có nền kinh tế lớn (G20).21.Hiện nay thải vào khí quyển một lượng lớn khí thải là các quốc gia thuộc nhóm (0.5 Điểm)các nước đang phát triển.các nước công nghiệp mới (NICs).các nước phát triển.các nước có nền kinh tế lớn (G20).22.Dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước phát triển và đang phát triển?
 Trình đọc Chân thực(0.5 Điểm)Vị trí địa lí và diện tích lãnh thổ.Quy mô dân số và tài nguyên khoáng sản.Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.Đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ.
0
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

+ Số dân đông, năm 2005 là 143 triệu người, là nước có số dân đông thứ 8 trên thế giới. Dân số đông đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Gia tăng dân số tự nhiên chỉ có số âm và xuất cư nhiều nên số dân ngày càng giảm. Đó là nguy cơ thiếu lao động, dân số ngày càng già hóa ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Cơ cấu dân số già, tỉ lệ nữ lớn hơn nam đã gây ra nhiều mặt khó khăn cho việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ đạt 99%. Do đó, cung cấp nguồn lao động có chất lượn cao cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ khoa học – kĩ thuật.
Liên Bang Nga có nhiều dân tộc, tạo nên nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.
+ Dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và thưa thớt ở vùng phía Đông. Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác thế mạnh của miền Đông, một vùng giàu tài nguyên nhưng lại thưa thớt dân.
+ Qúa trình đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị trên 70%, người dân chủ yếu sống ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Điều này làm giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố lớn.

Tham khảo:

Đặc điểm tự nhiên:

- Khí hậu ôn đới

- Có đồng bằng ven biển Đại Tây Dương;

- Có đồng cỏ ở trung tâm;

- Sông ngòi dày đặc ở vùng núi phía Tây;

- Lượng mưa lớn

Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên khoáng sản: kim loại màu, than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,

- Tài nguyên rừng lớn.

- Thuận lợi về tự nhiên và tài nguyên: 

 Có diện tích rừng lớn cung cấp gỗ cho những ngành công nghiệp gỗ;

- Cung cấp nước để sản xuất công nghiệp;

- Trữ lượng những tài nguyên dầu, quặng, đá là nguyên liệu sản xuất ngành công nghiệp nhiên liệu.

- Khí hậu ôn đới giúp phát triển những cây lương thực và cây ăn quả ôn đới.

- Đồng bằng phát triển trồng cây nông nghiệp;

- Đồng cỏ giúp thuận lợi chăn nuôi gia súc;

- Sông ngòi nhiều cũng giúp cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.