K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Việc gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này vẫn còn cao. Hiện nay, cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…

+ Sự phân cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.

20 tháng 2 2020

Câu 1:

Tham khảo

* Miền Đông:

+ Thuận lợi:

- Địa hình thấp, có nhiều đồng bằng châu thổ với đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt và xây dựng nhà máy, vận tải hàng hoá

- Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng: cây ôn đới và nhiệt đới, cận nhiệt đới

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng là điệu kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt tủy hải sản; dịch vụ cảng biển, du lịch biển, …)

- Có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu

+ Khó khăn: bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống sản xuất

* Miền tây

+ Thuận lợi:

- Tài nguyên rừng, đồng cỏ phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi

- Nơi bắt nguồn của các sông lớn, giá trị thủy điện lớn

- Nhiều khoáng sản để phát triển công nghiệp

+ Khó khăn: địa hình núi cao hiểm trở khó khai thác tài nguyên thiên nhiên, khí hậu lục địa khắc nghiệt tạo nhiều vùng hoang mạc và bán hoang mạc dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

21 tháng 2 2020

Đó mới là câu đầu tiên thôi! Nhớ làm 2 câu còn lại nha!ok

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững

27 tháng 2 2020

Bạn tham khảo

- Địa hình LB Nga cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia LB Nga ra thành 2 phần rõ rệt:

+ Phần phía Tây

Đại bộ phận là đồng bằng (đồng bằng Đông Âu. đồng bằng Tây Xi-bia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga.

Phần phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành được ở dải đất miền Nam. Đồng bằng này không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.

Dãy núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu...) là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ LB Nga.

+ Phần phía Đông

Phần lớn là núi và cao nguyên không thuận lợi lắm cho phát triển nông nghiệp nhưng có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng thủy điện lớn.

- LB Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.

- Diện tích rừng của LB Nga đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha) chủ yếu là rừng lá kim (Taiga).

- LB Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kw, tập trung chủ yếu ở vùng Xi-bia trên các sông Ê-nit-xây, Ô-bi. Lê-na. Von-ga là sông lớn nhất trên đồng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga. LB Nga còn có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, Bai-can là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

- Hơn 80% lãnh thổ LB Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hòa hơn phần phía đông. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá, chỉ 4% diện tích lãnh thổ (ờ phía nam) có khí hậu cận nhiệt.

Điều kiện tự nhiên của LB Nga có nhiều thuận lợi đối với phát triển kinh tế, nhưng cũng không ít khó khăn : địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá.

Bổ sung:Tài nguyên phong phú thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp luyện kim.

27 tháng 2 2020

Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định. Diện tích to lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực đông nam. Các dãy núi ở phía nam ngăn chặn các khối không khí ấm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc khiến nước này mở rộng với những ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương.

Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Xibia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất.
21 tháng 10 2019
Thuận lơị Khó khăn
thiên nhiên

+ giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, mangan, vàng, kim cương, chì kẽm, phốt pho…

+ Rừng chiếm diện tích khá lớn phân bố ở nhiều nơi với nhiều loại: rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt đới khô…

- Phân bố nhiều nơi với nhiều loại.

- Sông ngòi: có Sông Nil dài nhất thế giới chảy qua tạo nên tiền đề về sức mạnh kinh tế và chính trị,quốc phòng

-khí hậu:nóng,khô

-cảnh quan chính:xavan,hoang mạc,bán hoang mạc. Địa hình phức tạp nên kinh tế phát triển không đồng đều nhiên

-tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị tàn phá, hiện tượng hoang mạc hóa.

-Tình trạng thiếu nước sạch ở châu phi diễn ra triền miên

dân cư và xã hội -Có nguồn dự trữ lao động dồi dào phục vụ cho các nghành công nghiệp lớn -Tỉ suất sinh cao nên số dân tăng nhanh - Tỉ suất sinh cao nên dân số tăng nhanh. - Tuổi thọ trung bình thấp. - Dịch bệnh HIV. - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục. - Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.

18 tháng 4 2017

Đáp án :

D. Khác nhau về đường lối chính trị

Không chắc lắm

Nhớ ủng hộ tick Đúng nhé !

9 tháng 5 2017

Mình lại nghĩ là A

29 tháng 10 2020

Câu 1: Chứng minh vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

- Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% TG.

- Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

- Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

29 tháng 10 2020

Câu 2: Giải thích nguyên nhân của quá trình đô thị hóa ở Mĩ La-tinh?

Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát của các nước Mĩ Latinh

6 tháng 11 2019

Câu 2 :

Một số vấn đề về dân cư và xã hội của Châu Phi

Bảng 5.1. Một số chỉ số về dân số - năm 2005

Châu lục-Nhóm nước

Tỉ suất sinh thô

Tỉ suất tử thô

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

Châu phi

38

15

2,3

52

Nhóm nước đang phát triển

24

8

1,6

65

Nhóm nước phát triển

11

10

0,1

76

Thế giới

21

9

1,2

67

Do có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nên dân số châu Phi tăng rất nhanh. Tuổi thọ trung bình của người dân châu Phi thấp.

Châu phi chỉ chiếm gần 14% dân số thế giới nhưng tập trung hơn 2/3 tổng số người bị nhiễm HIV trên toàn thế giới

Các cuộc cung đột tại Bờ Biển Ngà (Cốt-Đi-Voa), Công-gô, Xu-đăng, đã bị cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật đã và đàn đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người châu phi là những thách thức lớn đối với châu lục này.

Chỉ số HDI của châu Phi và thế giới năm 2003

- Đạt trên 0,7: 3 quốc gia (An-giê-ri, Tuy-ni-di, Cap Ve)

- Từ 0,5 đến 0,7: 13 quốc gia (Ai Cập, Nam Phi, Ga-na,..

- Dưới 0,5: 28 quốc gia (Bu-run-đi, Ma-la-uy, Cốt-Đi-voa,…)

- Thế giới: 0,741

Các nước nghèo ở châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức về y tế, giáo dục, lương thực trên thế giới thông qua các dự án chống đói nghèo, bệnh tật. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã gửi chuyên gia sang giảng dạy và tư vấn kĩ thuật cho một số nước châu Phi.



6 tháng 11 2019

Câu 3 :

Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La Tinh

Mĩ La Tinh có nhiều tài nguyên khoảng sản, chủ yếu là quãng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu. Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên việc khai thác các nguồn tài nguyên giàu có trên chưa mang lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận dân cư Mĩ La Tinh

Bảng 5.3. Tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP của một số nước – năm 2000

Quốc gia

GDP theo giá thực tế (tỉ USD)

Tỉ trọng GDP của 10% dân cư nghèo nhất

Tỉ trọng GDP của 10% dân cư giàu nhất

Chi-lê

75,5

1,2

47,0

Ha-mai-ca

8,0

2,7

30,3

Mê-hi-cô

518,3

1,0

43,1

Pa-na-ma

11,6

0,7

43,3

Ở hầu hết các nước Mĩ La Tinh dân cư còn nghèo đói, thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch rất lớn. Cho tới đầu thế kỉ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ La Tinh còn khá đông, dao động từ 37% đến 62%. Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát. Dân cư đô thị của Mĩ La Tinh chiếm tới 75% dân số và 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khan.

Tình trạng trên đã ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết các vấn đề xã hội và tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La Tinh.