K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2023

- Môi trường hoang mạc ở châu Phi, bao gồm:

+ Hoang mạc Xa-ha-ra

+ Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:

+ Tạo các ốc đảo: người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thưc; chăn thả gia súc theo hình thức chăn nuôi du mục.

+ Chú trọng hoạt động khai thác dầu khí và du lịch

+ Thành lập “vành đai xanh” để chống lại tình trạng hoang mạc hóa

16 tháng 8 2023

Môi trường nhiệt đới ở châu Phi bao gồm:

+ Khu vực nằm hai bên đường xích đạo.

+ Khu vực bồn địa Nin Thượng.

+ Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi.

+ Phía bắc bồn địa Ca-la-ha-ri.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

+ Tại những khu vực khô hạn, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả.

+ Những khu vực nhiệt đới ẩm đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp để xuất khẩu

+ Chú trọng hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản; xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Thành lập một số khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển du lịch.

17 tháng 1 2023

Phạm vi:

- Gồm bồn địa Công Cô và duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê

Cách thức khai thác:

- Trồng gối vụ, xen canh, nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao giúp cây trồng phát triển quanh năm 

- Hình thành vùng trồng cây công nghiệp như cafe, cacao, casu, cọ dầu để xuất khẩu

- Khai thác và xuất khẩu khoáng sản như dầu mỏ và boxit

17 tháng 1 2023

Phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi:

-  Dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam của Châu Phi 

- Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi

Cách thức khai thác:

- Trồng cây ăn quả nhiệt đới như cam, chanh, nho và ô liu

- Trồng cây lương thực, lúa mì và ngô

- Khai thác và xuất khẩu khoáng sản : phốt phát, khí đốt và dầu mỏ

4 tháng 2 2023

Thế mạnh nổi bật của môi trường thiên nhiên hoang mạc được người dân khai thác:

- Con người khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục.

- Tại các ốc đảo (nơi có mạch nước ngầm), người dân trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch,...

- Trong môi trường hoang mạc có 1 số khoáng sản với trữ lượng lớn, đặc biệt là dầu mỏ => Con người đã khai thác để xuất khẩu.

- Tận dụng sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều nước đầu tư hệ thống tưới tiêu, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng để trồng trọt.

- Nhiều quốc gia tận dụng cảnh quan hấp dẫn để thu hút khác du lịch tới tham quan.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm:

- Con người khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu,... xuất khẩu.

- Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xít,...

19 tháng 3 2023

+ Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra;

+ Dùng công nghệ tưới và nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo;

+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời;

+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc;

+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,..

tham khảo

19 tháng 3 2023

Người dân châu Phi ở môi trường hoang mạc đã khai thác thiên nhiên để phát triển kinh tế bằng cách tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như lâm nghiệp, đánh bắt cá, khai thác khoáng sản và nông nghiệp. Họ đã phát triển các kỹ thuật canh tác và sinh sản động vật trong môi trường khắc nghiệt này, giúp họ đạt được sự sống tồn và phát triển kinh tế trong điều kiện địa lí và xã hội của họ. Tuy nhiên, việc khai thác thiên nhiên trên quy mô lớn và không bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến các vấn đề về môi trường và động thực vật đặc hữu, và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cả những thế hệ hiện tại và tương lai.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

- Phương thức con người khai thác thiên nhiên:

+ Ngành chăn nuôi gia súc (đặc biệt là cừu) được chú trọng phát triển, do điều kiện khí hậu khô hạn, đồng cỏ thưa…

=> Chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả là phổ biến, ngoài ra còn hình thức chăn nuôi trong các trang trại hiện đại, sử dụng công nghệ cao.

+ Các loại cây ưa khô, có khả năng chịu hạn được trồng theo hình thức quảng canh.

+ Những nơi đất tốt, khí hậu thuận lợi, được sự hỗ trợ của hệ thống thuỷ lợi đã hình thành các nông trại trồng lúa mì, nho, cam... 

+ Các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp nằm gần các cảng biển để phục vụ xuất khẩu.

+ Những năm gần, giảm tốc độ khai thác khoáng sản, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp chế tạo.

+ Phát triển du lịch để khai thác tiềm năng thiên nhiên độc đáo.

- Bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a:

Một số vấn đề trong sản xuất nông nghiệp đang rất được quan tâm là bảo vệ nguồn nước, chống hạn hán, chống nhiễm mặn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:

- Vì là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới nên trước đây nhiều quốc gia châu Âu bị ô nhiễm không khí.

- Nhờ áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí => môi trường không khí đã được cải thiện.

- Hiện nay, các quốc gia châu Âu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…