K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

wed này không có dgcd nhé

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
^_^

26 tháng 9 2018

Trả lời

TT

Hành vi, thái độ

Có lễ độ

Thiếu lễ độ

1

Đi xin phép, về chào hỏi.

X

2

Nói leo trong giờ học.

X

3

Gọi dạ, bảo vâng.

X

4

Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

X

5

Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già khi ngồi trên ô tô.

X

6

Nói trống không.

X

7

Ngắt lời người khác.

X

    2 hành vi thể hiện lễ độ : 

-Đi xin phép, về chào hỏi.

-Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già yếu.

   2 hành vi thể hiện thiếu lễ độ:

-Nói leo trong giờ học.

-Nói trống không.

Em đồng ý với 2 hành vi có lễ độ vì làm như vậy là thể hiện sự tôn trọng,quý mến của mình đối với người khác và được mọi người yêu qúy.

                                                k chọn cho mình nha

mấy bạn ơi cho tui hỏi ik, cái bài văn này được chưa, tui làm văn dở lắm nên các bạn cứ nhạn xét thoải mái giúp tui nhá! Thanks các bạn!Bài văn đây...     Ngày thứ năm hôm đó, em thức dậy rất sớm và chuẩn bị đồ đến trường dự buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở ngôi trường mới của mình-Trường Trung học Cơ sở  Lê Ngọc Hân.     Vừa đến cổng, em vội vàng chào mẹ và chạy...
Đọc tiếp

mấy bạn ơi cho tui hỏi ik, cái bài văn này được chưa, tui làm văn dở lắm nên các bạn cứ nhạn xét thoải mái giúp tui nhá! Thanks các bạn!

Bài văn đây...

     Ngày thứ năm hôm đó, em thức dậy rất sớm và chuẩn bị đồ đến trường dự buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở ngôi trường mới của mình-Trường Trung học Cơ sở  

Lê Ngọc Hân.

     Vừa đến cổng, em vội vàng chào mẹ và chạy thẳng vào trong sân trường. Lúc này thì ở trường mới chỉ có chừng chục bạn. Em đi qua căn tin mua nước, bánh và ngồi đợi, càng đợi thì sân trường càng đông. Và buổi lễ cũng đã được bắt đầu, các quý đại biểu trang trọng bước ra trong sự nồng nhiệt đón tiếp của giáo viên và học sinh toàn trường. Sau khi các vị đại biểu đã vào chỗ ngồi ngay ngắn thì nhạc tưng bừng nổi lên, mấy bạn học sinh khối sáu đi diễu hành quanh sân trường. Nhìn những gương mặt tươi cười rạng rỡ của các bạn ấy cũng khiến cho em vui theo. Thầy Phong giới thiệu từng tên lớp và từng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Các anh chị ngồi ở dưới thì vỗ tay trong tâm trạng rất vui vẻ. Tất cả những lớp khối sáu về chỗ ngồi. Mấy thầy khiêng cây đàn pi-a-nô lên sân khấu, giới thiệu bạn Hy Lạp lớp sáu mười hai biểu diễn bài hát Vui Đến Trường. Bạn ấy đánh rất hay và gương mặt thì lúc nào cũng cười tươi rõ nét. Đánh xong, Hy Lạp cúi đầu chào mọi người và dẹp đàn, sau đó là tiếng la hét, vỗ tay khen ngợi của cả trường. Thầy tổng phụ trách bước lên sân khấu, nói: “Và tiếp theo sau đây là nghi lễ chào cờ, kính mời quý đại biểu, quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến đứng lên làm nghi lễ chào cờ. Tất cả, Nghiêm”. Bài Quốc Ca nổi lên, quý đại biểu cùng các bạn học sinh và giáo viên toàn trường trong tư thế trang nghiêm hát Quốc Ca. Tiếng hát cất lên đều và thanh, nghe rất hay. Sau đó, thầy giới thiệu tên của các vị đại biểu mà chúng em vừa đón tiếp khi nảy rồi mời Phó Chủ tịch Phường 7 lên đọc thư chúc mừng của Chủ tịch nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Giọng đọc của ông trong trẻo và dễ nghe nên khi đọc xong, ông nhận được một tràn vỗ tay rất lớn đến từ các bạn học sinh. Phó Chủ tịch Phường 7 chào mọi người rồi bước về, thầy Hiệu trưởng Lê Mạnh Cường bước lên phát biểu. Thầy sinh hoạt và nói về nội quy nhà trường. Sau khi nói xong thầy, thầy cầm cái dùi và đánh thật mạnh vào mặt trống ba hồi trống. Tiếng trống là tiếng báo hiệu năm học mới đã bắt đầu. Âm thanh “Tùng…tùng…tùng…” ngày càng nhỏ dần rồi và cuối cùng là dứt hẳn. Đánh trống xong, thầy hiểu trường cảm ơn và chào mọi người rồi về chỗ ngồi. Thầy tổng phụ trách lên mời đại diện giáo viên lên phát biểu. Cô nói về cách dạy của mình và cách học của học sinh, sau đó thì cô mời chị Liên đội Trưởng của trường- đại diện học sinh lên sân khấu sinh hoạt. Chị ấy trang nghiêm bước lên giới thiệu họ tên, lớp và sinh hoạt rằng các bạn hãy cố gắng chăm ngoan, học tập thật tốt và đừng bao giờ lười biếng. Giọng của chị ngọt ngào, rõ ràng và cực kỳ diễn cảm. Chị chào mọi người và bước về. Cả trường vỗ tay khen ngợi cho cô và chị ấy vì hai người đều nói rất hay.Thầy tổng phụ trách cầm một xấp giấy khen, học bổng và mời cô hiệu phó bước lên phát quà cho các bạn học sinh nghèo, vượt khó học tốt. Gương mặt của các bạn nhận học bổng vừa vui vừa mừng. Tiếp theo là đến phần phát thưởng cuộc thi Vẽ tranh với chủ đề “Mỹ Tho-Thành phố tôi yêu”. Các bạn học sinh được nhận giải gật đầu cảm ơn cô hiệu phó, sau đó là tiếng vỗ khen ngợi. Tiết mục văn nghệ cuối cùng và hay nhất chính là múa lân. Vì đây là tiết mục do mấy anh trong đoàn múa lân chuyên nghiệp biểu diễn chứ không phải mấy bạn trong trường. Tiếng trống “Bùm…bùm…chát…” được đánh nghe rất quyết liệt. Ông Địa cầm quạt ra và đi xung quanh mấy con lân, bọn nó ngày càng nhảy cao lên rồi thấp xuống nhìn rất đẹp và thú vị, nhưng rồi cũng hết. Thầy tổng phụ trách bước lên và nói: “Buổi lễ khai giảng năm học 2019-2020 ở trường Trung học Cơ sở Lê Ngọc Hân đến đây là kết thúc,  các em học sinh hãy dẹp ghế vào nhà kho, mời các thầy cô và quý vị đại biểu ra về”.Buổi lễ kết thúc rồi, các bạn và anh chị ùa ra trong không khí náo nhiệt của cả trường. Còn những thầy cô và đại biểu thì ở lại chụp hình lưu niệm.

     Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới thật vui. Em rất thích đi dự lễ khai giảng vì nó rất sôi động và náo nhiệt.

 

3
22 tháng 10 2019

Cho mình đề bài bạn nhé nếu đây là văn kể thì ok hay!

nếu là miêu tả thì 100% là mất toàn bộ số điểm

:))

10 tháng 6 2021

mình ko bít là viieets kiểu gì

22 tháng 5 2018

câu 1; Qua Mỹ

câu 2: Cả ba

câu 3: Đường

câu 4: Sự im lặng

câu 5: Cây nến

14 tháng 9 2018

1. Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em: truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh  

“Âm... ầm...ầm”. Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà ke rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rấtl thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú.

Hai bài này góp thành 1 bài luôn nhé!

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp dược Mị Nương. Khi thây vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nưởc sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh lua thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?”

1. Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

 Câu chuyện mà em muốn kể cho mọi người có tên gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Câu chuyện kể về tài năng và ca ngợi Sơn tinh có thể chống lại lũ lụt, thiên tai. Diễn biến câu chuyện như sau:       Tục truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương và Mị Nương rất xinh đẹp, tính nết lại hiền dịu, Mị Nương cũng đã đến tuổi phải lấy chồng. Vua cha rất là yêu Mị Nương nên muốn cưới cho nàng một người chồng thật xứng đáng.      Một hôm nọ, có hai chàng trai đến cầu hôn mị nương. Một người sống ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Còn người kia ở vùng núi Tản Viên tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Trong hai chàng, một người là chúa vúng non cao, một người là chúa miền nước thẳm nên vua Hùng rất phân vân. Cuối cùng Hùng Vương đã ra điều kiện thách cưới. điều kiện thách cưới là hai chàng phải đem sính lễ tới, sính lễ gồm : một trăm bánh cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chính cựa và ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi. Ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới mị nương. Và mới tờ mờ sáng thì sơn tinh đã đem sính lễ tới trước nên đc vua hùng gã mị nương cho. Thủy tinh đến sau và đã không cưới được vợ nên đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh sơn tinh. Thủy tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão đuổi đánh sơn tinh. Nước ngập cả ruộng đồng,nhà cửa, nước đã dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành phong châu đã bị chìm trong biển nước. nhưng sơn tinh vẫn không hề nao núng, Sơn tinh đã hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn tinh lại hóa núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, sau cuộc giao tranh ròng rã mấy tháng trời thì Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh vẫn vững vàng.        Hàng năm, oán nặng thù sâu nên Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua. Câu chuyện của em kể là thế đó.
11 tháng 9 2018

Câu 1

 quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

- Giặc Minh đô hộ nước ta khiến cho nhân dân khổ cực, chúng làm nhiều điều ác → trái với đạo lý ⇒ cần phải đánh đuổi.

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân thế lực còn yếu → bị thua nhiều lần.

- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân thắng.

Câu 2

- Lê Lợi không trực tiếp nhận Gươm.

- Lê Thận nhặt được gươm ở dưới nước → Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng → tra chuôi gươm vào thanh gươm thì vừa như in ⇒ Lê Thận dâng lên cho Lê Lợi.

- Ý nghĩa:

- Chuôi gươm trên cạn, gươm dưới nước → kết hợp lại ⇒ Tinh thần đoàn kết đánh giặc.

- Lưỡi gươm khắc chữa “thuận thiên” → cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.

Câu 3 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khí thế của nghĩa quân tăng lên → quân Minh sợ hãi.

     + Từ thế bị động chuyển sang chủ động tìm giặc đánh.

     + Gươm thần mở đường cho nghĩa quân chiến thắng.

Câu 4 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Giặc Minh bị đánh đuổi ⇒ đất nước có chủ quyển và vua dời đô về Thăng Long.

- Cảnh đòi gươm và trả gươm:

     + Vua ngự thuyền đi dạo → rùa vàng ngoi lên đòi gươm → vua đưa gươm cho rùa vàng → rùa vàng lặn xuống đáy nước.

Câu 5 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:

     + Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân

     + Ca ngơi cuộc chiến thắng vè vang của nghĩa quân Lam Sơn

     + Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm và khát vọng hòa bình dân tộc.

Câu 6 (trang 42 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện An Dương Vương, Mị Châu –Trọng Thủy là truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng.

- Hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết tượng trưng cho tình cảm, trí tuệ của nhân dân

Câu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:

     + Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng

     + Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.

     + Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc

Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:

     + Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.

     + Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”

     + Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in

- Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:

     + Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.

     + Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.

     + Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.

Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên

     + Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc

     + Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm

Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long

- Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:

     + Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.

→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng.

Câu 5 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:

- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân

- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa

- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc

20 tháng 9 2018

- Nói mỗi lông hút là một tế bào vì mỗi lông hút đều có những thành phần đặc trưng của 1 tế bào như vách tế bào , màng sinh chất , chất tế bào , nhân , không bào ,.....

- Lông hút không tồn tại mãi , đến một thời gian nào đó nó sẽ rụng và được thay thế bởi một lông hút khác .

20 tháng 9 2018

cảm ơn Linh nhe!

21 tháng 10 2018

Đề bài

Thảo luận:

- Giải thích vì sao mép vỏ phía trên chỗ cắt phình to ra? Vì sao mép vỏ ở phía dưới không phình to ra?

- Mạch rây có chức năng gì?

- Nhân dân ta thường làm như thể nào để nhân giống nhanh cây ăn quả như: cam bưởi, nhãn vải, hồng xiêm…?

Lời giải chi tiết

- Mép phía trên chỗ cắt bị phình do các chất dinh dưỡng tổng hợp được vận chuyển từ trên xuống dưới, đến vết cắt bị ngừng lại nên các chất dinh dưỡng bị tích tụ làm phình to ra.

- Mạch rây có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng do lá tổng hợp đến các bộ phận khác của cây.

- Người ta thường chiết cành để nhân nhanh giống cây ăn quả.