K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nếu thiếu một trong các thành phần của máu thì cơ thể sẽ gặp các bệnh lý liên quan đến máu, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan, thậm chí tử vong.

- Ví dụ:

+ Nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây tình trạng xuất huyết, khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng sẽ giảm.

+ Nếu thiếu hồng cầu có thể gây bệnh thiếu máu, hoặc có triệu chứng như khó thở, chóng mặt, da xanh, tim đập nhanh,…

+ Nếu thiếu bạch cầu thường khiến sức đề kháng của cơ thể yếu hơn, dễ nhiễm trùng

26 tháng 10 2023

Tiểu cầu có vai trò tham gia vào quá trình đông máu. Do vậy, nếu thiếu tiểu cầu cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như: xuất huyết trên da, xuất huyết niêm mạc (chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu,…); khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh giảm; nếu tình trạng nặng, có thể dẫn tới suy hô hấp, suy tim hoặc các cơ quan khác

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của máu đối với cơ thể: Máu là dịch lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn; gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do đó, máu có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải; vận chuyển oxygen và carbon dioxide; bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của các bạch cầu và làm đông máu của tiểu cầu.

- Máu lưu thông trong cơ thể nhờ sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong quá trình đó, tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

23 tháng 7 2023

Tham khảo!

Chỉ số glucose trong máu ở mức trung bình từ: 3,9 – 6,4 mmol/L là bình thường.

Khi chỉ số này nằm ngoài giới hạn cho phép tức là thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường, sẽ biểu lộ những dấu hiệu bất ổn về lượng đường trong máu. 

- Nếu chỉ số nồng độ glucose trong máu của một người lớn hơn mức bình thường thì người đó có nguy cơ mắc các bệnh sau: Bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận, viêm màng não, tình trạng stress….

Tuy nhiên lượng glucose trong máu tăng cao thường hay gặp phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong số những chỉ số quan trọng mà các bác sĩ căn cứ để đánh giá tình hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Chú ý: milimol/ lít có kí hiệu là mmol/ L.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.

Rối loạn môi trường trong cơ thể có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, bệnh gout, …

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

• Hiện tượng sẽ xảy ra khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, sau đó thả ra:

- Khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, thể tích trong chai nhựa sẽ tăng lên khiến không khí từ ngoài tràn vào quả bóng số 1 và số 2 thông qua ống hút. Kết quả là quả bóng số 1 và số 2 sẽ phồng lên.

- Khi thả nút thắt của quả bóng số 3 ra, thể tích trong chai nhựa sẽ giảm khiến không khí từ quả bóng số 1 và số 2 được đẩy ra ngoài thông qua ống hút. Kết quả là quả bóng số 1 và số 2 sẽ xẹp dần.

4 tháng 9 2023

Khi thả ba quả bóng bay vào không khí chỉ có quả bóng bay chứa khí H2 là bay được lên, còn quả bóng chứa khí O2 và quả bóng chứa khí CO2 đều rơi xuống mặt đất. Do khí H2 nhẹ hơn không khí còn khí O2 và khí CO2 đều nặng hơn không khí.

22 tháng 7 2023

Quả bóng bay lên được => Bơm khí H2 (khí hidro nhẹ hơn không khí)

2 quả bóng không bay lên được => Bơm khí O2 hoặc CO2  (do khí oxi, cacbonic nặng hơn không khí)

9 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nhận xét chỉ số xét nghiệm máu của người phụ nữ trên:

+ Về chỉ số glucose trong máu: Chỉ số glucose trong máu của người này là 7,4 mmol/L, cao hơn nhiều so với mức bình thường → Người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường.

+ Về chỉ số uric acid trong máu: Chỉ số uric acid trong máu của người này là 5,6 mg/dl, vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.

- Vì người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường → Khẩu phần ăn của người này cần chú ý phải cung cấp cho cơ thể một lượng đường ổn định và hài hòa. Cụ thể: điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế các loại thực phẩm có lượng đường cao như hoa quả sấy, kem tươi, sirô, các loại nước uống có gas,…; hạn chế dầu mỡ; bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ;… đồng thời, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.

Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết.