K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao, cơ thể tăng cường tiết mồ hôi để tỏa nhiệt (lượng nước đào thải ra nhiều hơn bình thường). Mà nước lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Do đó, để đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể được diễn ra bình thường, cần bổ sung nước trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao để đảm bảo cơ chế cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và đào thải ra ngoài.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Luyện tập thể thao giúp tăng cường quá trình thải độc của cơ thể vì:

- Khi luyện tập thể thao, việc tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp sẽ giúp tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp, nhờ đó, việc đào thải khí CO2 hiệu quả hơn.

- Thân nhiệt khi luyện tập thể thao sẽ tăng lên kích thích da bài tiết mồ hôi nhiều hơn, nhờ đó, các chất dư thừa như nước, urea, muối,… được bài tiết hiệu quả hơn.

- Việc luyện tập thể thao cũng giúp máu tuần hoàn trong cơ thể được tốt hơn, nhờ đó, việc lọc máu ở thận để bài tiết các chất thải, chất dư thừa hòa tan trong máu cũng hiệu quả hơn.

- Sự tăng cường trao đổi chất trong quá trình luyện tập thể dục thể thao cũng giúp giảm các áp lực chuyển hóa lên chức năng của gan, nhờ đó, giúp gan thực hiện quá trình chuyển hóa các chất độc và bilirubin hiệu quả hơn.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,…

Cân bằng tự nhiên đảm bảo duy trì sự ổn định tương đối của các cấp độ tổ chức sống để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, nhờ đó bảo vệ được sự đa dạng sinh học.

23 tháng 7 2023

Tham khảo!

Chỉ số glucose trong máu ở mức trung bình từ: 3,9 – 6,4 mmol/L là bình thường.

Khi chỉ số này nằm ngoài giới hạn cho phép tức là thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường, sẽ biểu lộ những dấu hiệu bất ổn về lượng đường trong máu. 

- Nếu chỉ số nồng độ glucose trong máu của một người lớn hơn mức bình thường thì người đó có nguy cơ mắc các bệnh sau: Bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận, viêm màng não, tình trạng stress….

Tuy nhiên lượng glucose trong máu tăng cao thường hay gặp phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong số những chỉ số quan trọng mà các bác sĩ căn cứ để đánh giá tình hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Chú ý: milimol/ lít có kí hiệu là mmol/ L.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.

Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khi ăn quá mặn, hàm lượng natri trong máu tăng cao làm áp suất thẩm thấu của máu tăng lên (máu đặc và khó di chuyển hơn trong hệ mạch), kích thích các thụ thể ở thành mạch máu phát xung thần kinh tới trung ương thần kinh, tạo cảm giác khát. Việc bổ sung nhiều nước sau khi ăn mặn giúp làm giảm áp suất thẩm thấu của máu về mức ổn định.

Tham khảo

- Khái niệm enzyme: Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

- Vai trò của enzyme tiêu hóa: Enzyme tiêu hóa có vai trò xúc tác cho các phản ứng phân giải các chất trong thức ăn (tinh bột, chất đạm, chất béo,...) thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được. Như vậy, nhờ sự hoạt động của enzyme tiêu hóa, quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của máu đối với cơ thể: Máu là dịch lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn; gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do đó, máu có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải; vận chuyển oxygen và carbon dioxide; bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của các bạch cầu và làm đông máu của tiểu cầu.

- Máu lưu thông trong cơ thể nhờ sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong quá trình đó, tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nếu thiếu một trong các thành phần của máu thì cơ thể sẽ gặp các bệnh lý liên quan đến máu, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan, thậm chí tử vong.

- Ví dụ:

+ Nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây tình trạng xuất huyết, khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng sẽ giảm.

+ Nếu thiếu hồng cầu có thể gây bệnh thiếu máu, hoặc có triệu chứng như khó thở, chóng mặt, da xanh, tim đập nhanh,…

+ Nếu thiếu bạch cầu thường khiến sức đề kháng của cơ thể yếu hơn, dễ nhiễm trùng