K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2017

+)

Đền Tiên La là ngôi đền thờ Bát Nàn tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân, có nơi gọi là "bát nạn" hay "bát não") Vũ Thị Thục (sinh năm 17, mất năm 43), một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định.

Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trên một diện tích khoảng 4000 m². Mặt trước đền hướng ra phía con sông Tiên Hưng.

+) Sinh ra trong một gia đình làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, Thục Nương lớn lên không chỉ đẹp người, đẹp nết, văn võ song toàn mà còn giàu lòng nhân ái. Năm 18 tuổi, Thục Nương đính hôn với Phạm Danh Hương, quận trưởng Nam Chân. Đôi trai tài gái sắc đang chờ ngày cưới thì tai hoạ ập đến.

Vào thời đó, nước ta là thuộc địa của phong kiến phương Bắc, do viên quan thái thú nhà Hán có tên Tô Định cai trị. Hắn vốn tham tiền, hám sắc, lại tàn bạo. Biết tin Thục Nương là cô gái tài sắc vẹn toàn, Tô Định cho lính bắt phụ thân và chồng chưa cưới vào dinh, ép buộc phải gả nhường Thục Nương cho hắn. Bị cự tuyệt, Tô Định tìm cách giết hại cha Thục Nương và Phạm Danh Hương, sau đó cho quân về lùng bắt Thục Nương. Hay tin dữ, Thục Nương giả vờ chấp lệnh lên kiệu, bất ngờ dùng đôi kiếm bạc phá vòng vây mở đường ra bến sông, chèo thuyền mải miết một ngày đêm về tới hương Đa Cương, vào chùa Tiên La nương nhờ cửa Phật.

Nợ nước thù nhà, Thục Nương chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa mang bốn chữ vàng “Bát Nạn tướng quân”, lập đàn tế trời dấy binh chống lại quân xâm lược phương Bắc. Nghĩa quân do Bà chỉ huy ngày càng lớn mạnh và làm tổn thất rất nhiều quân địch. Sau hay tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa tại Hát Môn, Thục Nương đem quân hợp sức với quân của Hai Bà Trưng, được phong “Đông Nhung Đại Tướng Quân”. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành toàn thắng vào mùa xuân năm 40.

Bị thất bại nặng nề, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang đánh nước ta. Thế giặc rất mạnh, quân ta phải rút lui dần... Cuối năm 43, cuộc chiến chống xâm lược của Hai Bà Trưng thất bại, nữ tướng Bát Nạn và nghĩa quân Đa Cương phải về Tiên La cố thủ. Quân Hán tiếp tục vây ép, căn cứ Tiên La bị phá. Trong trận chiến cuối cùng, Bát Nạn tướng quân cùng quân sỹ của mình đã hy sinh ở gò Kim Quy vào ngày 17/3/43. Nhân dân vô cùng thương tiếc, đã lập Đền Tiên La, tưởng nhớ công đức của Bà.

16 tháng 1 2017

Đền Tiên La là di tích lịch sử tâm linh, ngôi đền thờ Bát Nạn Tướng Quân (Tướng quân phá nạn cho dân - có nơi gọi là Bát Nàn hay Bát Não) Vũ Thị Thục sinh năm 17, mất năm 43, một nữ danh tướng trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định, được phong: “Đông Nhung Đại Tướng Quân” có từ gần hai ngàn năm nay. Đền tọa lạc giữa thôn Tiên La (trước đây là gò Kim Quy), xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trên diện tích khoảng 6000 m2. Mặt trước đền hướng ra con sông Tiên Hưng gần ngã ba đổ ra sông Luộc, là nơi tương truyền Bà đã tuẫn tiết.

Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền, giếng ngọc…. Toàn bộ ngôi đền làm theo cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh” đúng cấu trúc, theo đúng dáng vóc kiểu cổ từ cột, kèo đến đao mái uốn cong và mang dáng hình con rồng bay lên hoặc Lưỡng Long Chầu Nguyệt, có ba tòa điện chính là: Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện hay còn gọi là Hậu Cung. Qua cổng (Tam quan ngoại), vào sân đền là Tam quan nội và hai bên có Lầu Cô, Lầu Cậu. Bước lên tòa Tiền Tế gồm năm gian, du khách sẽ bắt gặp những bức đại tự với các câu đối cổ ca ngợi triều Trưng Vương và phẩm hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nàn. Tòa điện Bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long- lân- quy- phượng xen lẫn với thông- cúc- trúc- mai rất tinh xảo.
Tòa điện Trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối “Chồng diêm cố các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đều được làm bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá…tòa điện được xây bằng mười sáu cột đá lớn, tám xà đá và tám kèo đá. Hệ thống cột, kèo, xà đá đều được chạm khắc rất công phu và kỹ xảo. Bốn cột cái chạm tứ linh, mười hai cột quân chạm long vân, tám xà chạm thông- cúc- trúc- mai xen lẫn long- ly- quy- phượng..
Tòa cuối của đền là Hậu cung gồm ba gian nằm sâu bên trong, tương truyền đây là nơi có mộ của Bà. Trên nóc hiện còn bức đại tự rất quý đề bốn chữ: “Anh Linh Vạn Cổ” bằng chữ Hán. Gian giữa Hậu cung đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, xung quanh thờ các tướng sỹ và quân lính của bà. Gian bên tráI thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Các ngai thờ và tượng thờ đều có từ lâu đời, theo các nhà nghiên cứu về chữ và cách chạm khắc thì có từ thời Tiền Lê, một số thuộc thời Trần và Hậu Lê. Ngoài ra, đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần từ thời Lê đến thời Nguyễn, các bia đá, minh chuông…
Bát Nàn công chúa (Có sách chép là Bát Nạn hay Bát Não) theo các truyền thuyết và thần tích cũ của làng Tiên La, Hưng Hà, Thái Bình, thần tích Đền Rẫy, Đền Buộm xã Tân Tiến – Hưng hà - Thái Bình cùng thần tích thờ thần miếu ở xã Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, (Thần tích do danh thần thời Hậu Lê là Hàn Lâm đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn) nay thuộc Vĩnh Phúc. Thục Nương sinh ra tại quê ngoại vùng Hương Đa Cương (Nay thuộc xã Tân Tiến – Hưng Hà - Thái Bình), lớn lên tại quê cha (Phượng Lâu – Vĩnh Phúc), là người con gái xinh đẹp đoan trang có lòng yêu nước, thương nòi lại ưa binh đao, võ nghệ, cha là Võ Công Chất và mẹ là Hoàng Thị Mầu. Thân phụ là Hào trưởng ở Phượng Lâu nên khi bà chào đời cha mẹ đặt tên là Thục. Về sau bà nổi tiếng tài sắc, nên tục gọi là Thục Nương. Cha mẹ bà có đính hôn ước bà với Phạm Danh Hương (Có sách chép là vị Lạc hầu Trương Quán) quê ở Đức Bác (tức Liệp Trang – huyện Lập Thạch), vợ chồng bà đều có lòng yêu nước, ngầm lo việc cứu nước giúp dân.

Bấy giờ, nước ta đang bị nhà Hán cai trị, nước ta gồm các Quận Giao Chỉ, Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Với âm mưu đồng hóa nên nhà Hán cho Thái Thú Tô Định cai quản và lập hệ thống Lạc hầu, hào mục từ trung ương xuống các địa phương, mua chuộc các tên gian tham làm tay sai cho chúng. Nơi Bà sinh sống có tên hào mục là Trần, vì căm tức không cưới được Thục Nương, nên đã ngầm thông mưu với Thái Thú Tô Định, vu cho Phạm Danh Hương làm phản. Năm Kỷ Hợi 39, khi Đặng Thi Sách (chồng Bà Trưng Trắc) bị giết ở Châu Diên thì chồng bà cũng bị giết ở Diên Hà. Khi đó, quân Tô Định vây chặt dinh trại, chồng bà bị hại, nửa đêm bà cầm song đao, mở đường máu chạy đến làng Tiên La, vào chùa ẩn thân. Từ ấy, nặng nợ nước thù nhà bà quyết chí báo phục, đêm ngày chiêu tập hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa.

Tháng ba năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Bà theo về giúp và cùng nữ tướng Lê Chân (quê Hải Phòng); nữ tướng Xuân Nương (quê Tam Nông-Phú Thọ) thống lãnh quân tiên phong.

Nghĩa quân của Thục Nương đã sát cánh với các cánh quân khác, tả xung hữu đột chiến thắng giòn giã. Năm 41, đất nước hoàn toàn giải phóng. Hai Bà Trưng lên ngôi vua đóng đô tại Mê Linh – Vĩnh Phúc, đất nước vang tiếng khải hoàn ca. Trong đó có công lao to lớn của bà. Trưng Vương phong Bà làm Bát Nạn đại tướng quân, Trinh Thục Công Chúa, Uy viễn đại tướng quân, Đông Nhung đại tướng quân. Bà từ chối tước lộc, chỉ xin đem đầu giặc tế chồng. Tế xong, bà cởi bỏ nhung trang trở về chùa làng Tiên La, lập trang ấp sinh sống.

Để phục thù, năm Quý Mão 43, nhà Hán sai Phục Ba Mã Viện, một viên tướng già lão luyện và gian ngoan trong chiến trận, đem 20 vạn quân sang phục thù, Bà đem đội nghĩa binh của mình đến chi viện cùng nghĩa quân của Hai Bà Trưng anh dũng chiến đấu, nhưng vì lực lượng yếu hơn, Hai Bà Trưng đã anh dũng tuẫn tiết hy sinh trên dòng sông Hát trong ngày 6 tháng 2. Còn cánh quân của Đông Nhung đại tướng quân, vì lực lượng quân địch đông và hung bạo, bọn giặc lại gian ngoan, thấy đội nữ binh của bà, chúng bảo nhau dùng kế khoả thân bao vây để bắt sống bà nộp cho chủ tướng giặc. Bà cùng một số nghĩa binh mở đường máu thoát vây chạy về trú ngụ tại chùa Tiên La tính kế lâu dài. Song bọn giặc đã đuổi tới. Bà chiến đấu anh dũng, rồi rút gươm tự vẫn, không chịu để quân giặc làm nhục. Hôm đó là ngày 16/3 năm Quý Mão. Theo truyền thuyết kể lại: Khi bà tuẫn tiết, bọn giặc đã lập trại trông xác bà bên gốc quế để hôm sau chúng treo xác bà để thị uy, nhưng chỉ 1 đêm đến sáng hôm sau bên cạnh gốc cây quế có 1 đống đất do mối xông phủ hết xác bà. Khi quân giặc quay lại tìm thấy đống đất mối xông như hình người, biết bà linh hiển, chúng không dám đụng chạm tới xác bà nữa. Từ đó người dân Tiên La gom góp vật liệu xây dựng ngôi đền nhỏ thờ Bà và hương khói, hàng ngàn năm nay không bao giờ tắt và tổ chức mở hội để ghi nhớ công đức của Bà vẫn theo nếp: mở cổng đền vào ngày mồng 10 và 3 ngày hội chính là 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Vì khi cầm binh khí đuổi giặc, từ cửa sông Đáy về ngã ba sông Nông, Bà thường cai quản 18 cửa ngàn, nên tục gọi Bà là chúa Thượng ngàn. Và ngôi chùa Bà ở tu khi xưa, sách chép là chùa Nam Liên ở trên núi, nên sách cũ cũng có chép Bà là sư nữ Nam Liên.

22 tháng 12 2021

A

22 tháng 12 2021

D

Đề cương chuẩn cuối kỳ IMôn sử 6 ( 2021-2022)I/ Hy Lạp và La Mã cổ đại1/ Các công trình kiến trúc của người Rô - ma thời kì cổ đại : Rô – ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài( đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn,cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô- Li- dê, … oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực nhưng không tinh tế, tươi tắn. ..2/ Nhờ Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp, cùng với đường...
Đọc tiếp

Đề cương chuẩn cuối kỳ I

Môn sử 6 ( 2021-2022)

I/ Hy Lạp và La Mã cổ đại

1/ Các công trình kiến trúc của người Rô - ma thời kì cổ đại : – ma có nhiều công trình kiến trúc như đền đài( đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn,cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô- Li- dê, … oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực nhưng không tinh tế, tươi tắn. ..

2/ Nhờ Sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp, cùng với đường bờ biển dài,vị trí địa lý thuận lợi sản xuất hàng hoá của người Rô-ma tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng?

3/  sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây Hi Lạp, Rô-ma so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?( mục em có biết trang 55) các nam công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền giám sát...

4/ Vị trí địa lý Hy-Lạp là có đường bờ biển dài, khúc khuỷu, hàng nghìn hòn đảo nhỏ nên thuận tiện việc phát triển giao thương, buôn bán với các nước bên ngoài.

5: Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…)

 6 / Đặc điểm nổi bật của các quốc gia cổ đại phương Tây Hy Lạp, La mã là có nhiều khoán sản đồng, sắt, vàng...nên cư dân chủ yếu làm nghề thủ công, chế tác đá, là gốm... hoạt động buôn bán và đô thị phát triển.

-sinh hoạt dân chủ ở mỗi thành bang.

7/Học xong Các nước Hy-Lạp, La-mã hiểu   Nhà nước Chủ nô là gì? nô lệ là gì?Bản chất xã hội chiếm nô là gì? 

-         Soạn...

8/Tổ chức nhà nước cộng hòa La Mã là không có Vua, cai trị dựa trên luật pháp, mọi chức vụ đc bầu ra ,và do viện nguyên Lão nắm quyền.

II/ Nhà nước văn Lang - Âu Lạc

1.     Sự ra đời nhà nước Văn Lang Âu Lạc, (thời gian, quá trình đấu tranh chông xâm lược).

2.     Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước , giải thích, nhận xét cơ cấu tổ chức nhà nước Âu lạc so với thời văn lang.

 

3.     Đời sông vật chất, tinh thần( Ăn..., ở..., mặc...(nam,nữ, ngày hội, ngày thường , đi lại, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng...

4.     Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay, kinh đô...?

5.     Tìm hiểu truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy để biết được vũ khí đánh giặc, nguyên nhân thất bại của nhà nươc Âu Lạc?

6.     Người cai quản các  bộ, các làng, chạ thời văn Lang, Âu Lạc được gọi là gì?

7.     Đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc: Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu… Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển

8.     Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp.

9.     Các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp thu những thành thành tựu văn hoá của các quốc gia nào? Tiếp thu những lĩnh vực văn hóa nào?

-         Chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc...

-         Đọc tên các quốc gia Đông Nam Á, các bộ phận Đông Nam Á

1
26 tháng 12 2021

b

10 tháng 3 2017

tắc

6 tháng 12 2021

C

Em vẫn nhớ những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học. Tối hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Buổi sáng hôm sau, em thức dậy từ rất sớm. Đúng bảy giờ, bố đưa em đến trường trên chiếc xe máy cũ. Trong lòng em cảm thấy hân hoan mà bồi hồi. Bố đưa em vào lớp, còn dặn dò em phải chăm chỉ học bài. Cô giáo đón em với nụ cười dịu hiền. Trong lớp thật yên tĩnh. Em đến chỗ ngồi của mình theo sự phân công của cô. Bài học đầu tiên mà cô dạy là bài tập đánh vần các chữ cái. Chúng em say sưa lắng nghe cô giáo giảng bài. Không khí trong lớp trở nên sôi nổi hơn. Buổi học đầu tiên đã để lại cho em nhiều cảm xúc thật đẹp.

9 tháng 4 2016

1.- Giai đoạn Nguyên thuỷ
- Giai đoạn dựng nước và giữ nước.
- Giai đoạn đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
2.- Thời kì dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỉ VII TCN.
- Tên nước đầu tiên là Văn Lang 
- Vị Vua đầu tiên là Hùng Vương

3.a. Các cuộc khởi nghĩa lớn - Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Năm 248: Khởi nghĩa Bà Triệu. - Năm 542: Khởi nghĩa Lý Bí- Dựng nước Vạn Xuân. - Năm 722: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. - Năm 931: Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần 1. - Năm 938, Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng- mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam. - Những sự kiện nào..của dân tộc ta? b. Sự kiện khẳng định thắng lời hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ Quốc. - Năm 938:Chiến thắng Bạch Đằng - Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bác thuộc, giành lại độc lập cho Tổ Quốc? c. Các vị anh hùng - Hai Bà Trưng. - Bà Triệu (Triệu Thị Trinh). - Lí Bí, Triệu Quang Phục. - Phùng Hưng. - Mai Thúc Loan. - Khúc Thừa Dụ. - Dương Đình Nghệ. - Ngô Quyền. - Thời Cổ đại nước ta có những công trình nghệ thuật tiêu biểu nào? - Hãy mô tả lại? d. Những công trình tiêu biểu của thời Cổ đại: - Trống đồng. - Thành Cổ Loa.

tick nha bn

22 tháng 12 2021

Chọn B

22 tháng 12 2021

b